Thực trạng quản lý số lượng phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc.

Một phần của tài liệu các biện pháp quản lý phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc khmer tỉnh trà vinh (Trang 53)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.2. Thực trạng quản lý số lượng phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc.

a/ Tình hình phát triển bậc Tiểu học vùng dân tộc từ năm học 1992-1993 đến năm học 2000-2001.

Những dữ liệu trong bảng 5 cho thấy tình hình trường lớp, học sinh bậc Tiểu học vùng dân tộc từ năm học 1992-1993 đến năm học 2000-2001 đã có sự gia tăng đáng kể.

- Số lớp tăng từ 2.476 lên 2.699 lớp.

- Số học sinh tăng từ 89.573 (dân tộc 27.575) lên 100.445 học sinh (dân tộc 43.555) năm học 1996-1997, thời điểm táp trung đẩy manh viêc vân đông ra lóp để đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ - phổ cập giáo dục Tiểu học, và sau đó giảm dần đến 83.210 học sinh (dân tộc 38.046) năm học 2000-2001, xu thế chung của phát triển giáo dục Tiểu học dưới tác động của chương trình dân số -kế hoạch hóa gia đình.

- Về số trường : chỉ tính riêng các trường có lớp và học sinh Tiểu học (Tiểu học và phổ thông cơ sở), cũng tăng từ 114 lên 147 trường, hầu như ở mỗi ấp vùng dân tộc đều có trường Tiểu học. Trong đó, số trường phổ thông cơ sở (trường vừa có Tiểu học vừa có Trung học cơ sở) giảm dần và đến năm học 2000-2001 thì tách hẳn, không còn các lớp Tiểu học trong trường

phổ thông cơ sở ; điều này đã tạo cơ sở ban đầu thuận lợi cho việc quản lý công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi trong những năm sắp tới.

b/ Tình hình huy động trẻ em bỏ học, thất học vùng dân tộc theo học các lớp phổ cập giáo dục Tiểu học chương trình 100 tuần.

Ngoài việc xây dựng mạng lưới trường lớp thích hợp nhằm huy động tối đa trẻ em ra lớp bậc Tiểu học. Việc quan tâm đến trẻ em thất học, bỏ học, tạo điểu kiện để các em trở lại lớp là điều hết sức cần thiết. Trong những năm qua công tác huy động trẻ em thất học, bỏ học vùng dân tộc theo học các lớp phổ cập giáo dục Tiểu học chương trình 100 tuần đạt kết quả như sau :

Phân tích các dữ liệu trong bảng 6 ta thấy việc huy động trẻ em bỏ học, thất học vùng dân tộc ra các lớp phổ cập còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ huy động hàng năm vẫn còn thấp so với tổng số trẻ em bỏ học và chưa được đến trường, số học sinh được tốt nghiệp Tiểu học phổ cập theo chương trình học 100 tuần vẫn còn hạn chế. Sau 9 năm học chỉ có trên 7.000 học sinh vùng dân tộc được công nhận tốt nghiệp Tiểu học theo chương trình phổ cập.

c/ Tình hình tổ chức lớp ghép ở trường Tiểu học vùng dân tộc.

Nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi đối với vùng dân tộc, đưa giáo dục đến với tất cả trẻ em cộng đồng ở những vùng khó khăn, việc tổ chức lớp ghép trong trường Tiểu học đã được các địa phương đặc biệt quan tâm. Đây là hình thức tổ chức giáo dục trong đó một giáo viên trong một không gian với cùng một thời gian tổ chức giáo dục, dạy học cho nhiều nhóm học sinh ở các trình độ, lứa tuổi khác nhau.

Bảng 7 cho ta thấy tình hình tổ chức lớp ghép ở các trường Tiểu học vùng dân tộc trong giai đoạn 1995-2000.

Qua bảng trên ta thấy lớp ghép đã phần nào tháo gỡ khó khăn của các địa phương vùng dân tộc tỉnh Trà Vinh trong những năm cuối của thập niên 90, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động số trẻ trong độ tuổi ra lớp, đảm bảo, duy trì sĩ số và hạn chế tỷ lệ bỏ học, thất học, hoàn thành một trong những tiêu chí phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi. Nhờ sự phát triển của lớp ghép, vùng dân tộc tỉnh Trà Vinh không còn ấp trắng về giáo dục, tình trạng thiếu giáo viên được tháo gỡ, tạo được cự ly ngắn, thuận lợi cho trẻ người dân tộc, trẻ vùng sâu, vùng xa đến trường.

Một phần của tài liệu các biện pháp quản lý phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc khmer tỉnh trà vinh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)