Việc giảng dạy chữ dân tộc (Khmer) với phổ cập giáo dục Tiểu học vùng dân tộc

Một phần của tài liệu các biện pháp quản lý phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc khmer tỉnh trà vinh (Trang 46)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.3 Việc giảng dạy chữ dân tộc (Khmer) với phổ cập giáo dục Tiểu học vùng dân tộc

Thực hiện chỉ thị 16/CT, ngày 13/5/1978 của Bộ Giáo dục - Đào tạo về công tác giáo dục vùng đồng bào Khmer, thông tư số 01/GD-ĐT ngày 3/2/1997 của Bộ Giáo dục - Đào tạo hướng dẫn việc dạy học tiếng nói và chữ viết dân tộc thiểu số; ngoài việc thực hiện các chủ trương chung về phổ cập giáo dục Tiểu học, các trường tiểu học vùng dân tộc tỉnh Trà Vinh còn triển khai giảng dạy bộ môn ngữ văn Khmer cấp một cho con em người dân tộc. Trong những năm qua tình hình trường lóp, học sinh dân tộc bậc Tiểu học được học chữ dân tộc (Khmer) được thể hiện như sau:

- Căn cứ vào những dữ liệu ở bảng 3 ta thấy tình hình trường lớp, học sinh dân tộc bậc tiểu học được học chữ dân tộc ( Khmer) qua các năm học đều tăng hơn. Có thể nói rằng việc dạy chữ dân tộc đã góp phần bảo tồn văn hoa dân tộc, nâng cao dân trí cho đồng bào Khmer. Trên cơ sở đó năm học 2000 -2001 vùng dân tộc tỉnh Trà Vinh có 904/ 2948 giáo viên tiểu học là người dân tộc, nhờ vậy đã thu hút được 38.082/ 83.210 học sinh là người dân tộc đang theo học tại các trường tiểu học. Tiếng dân tộc ( Khmer ) được dạy tại 68 trường Tiểu học cho 12.235 học sinh người dân tộc. Thực tế cho thấy, chữ dân tộc đã góp phần nâng cao chất lượng trong các trường tiểu học. Học sinh học tiếng dân tộc, có điều kiện hơn để rèn luyện các kỹ

năng nghe - nói - đọc - viết và đã tiếp thu Tiếng Việt nhanh hon, hiệu quả hơn, điều này đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc.

Một phần của tài liệu các biện pháp quản lý phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc khmer tỉnh trà vinh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)