Thực trạng quản lý tài chính, cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu các biện pháp quản lý phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc khmer tỉnh trà vinh (Trang 61)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.5.Thực trạng quản lý tài chính, cơ sở vật chất

a/ Thực trạng quản lý tài chính

Có thể nói rằng, tài chính là một điều kiện quan trọng để đảm bảo thực hiện được mục tiêu phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc. Nguồn

tài chính cho giáo dục Tiểu học nói chung và công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi nói riêng, chủ yếu từ ngân sách Nhà nước.

Ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục Tiểu học, phổ cập giáo dục Tiểu học và xây dựng cơ bản vùng dân tộc từ những năm 1993 đến 2001 như sau:

Phân tích các dữ liệu trong bảng 10 ta thấy :

- Nguồn ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục Tiểu học và công tác xây dựng cơ bản vùng dân tộc hàng năm đều có tăng hơn. về con số tuyệt đối, phần ngân sách chi cho giáo dục Tiểu học năm 2001 tăng gấp bốn lần so với năm 1993; ngân sách chi cho xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường Tiểu học năm 2001 tăng gấp ba lần so với năm 1993.

- Riêng ngân sách chi cho hoạt động phổ cập giáo dục Tiểu học đạt mức cao nhất vào năm 1997-1998, thời điểm tập trung cho việc vận động ra lớp để đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học (tăng gấp hai lần so với năm 1993) ; với các mục chi như tiền dạy của giáo viên, vận động ra lớp, văn phòng phẩm, sách giáo khoa, tổ chức kiểm tra công nhận ... Ngoài kinh phí từ ngân sách Nhà nước, các địa phương còn vận động các nguồn thu khác để hỗ trợ cho phong

trào như khen thưởng học sinh, giáo viên; tạo điều kiện cho những học sinh lớp phổ cập có hoàn cảnh quá khó khăn được đến trường như cấp học bổng, quần áo, tập viết... để bảo đảm tiến độ thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục Tiểu học vùng dân tộc.

Nhìn chung tài chính cho giáo dục Tiểu học nói chung và cho công tác phổ cập giáo dục Tiểu học vùng dân tộc nói riêng trong những năm qua có phần tăng đáng kể, về cơ bản đáp ứng các nhu cầu chi lương và các khoản khác theo chế độ chính sách, một phần đầu tư cho xây dựng cơ bản, tăng cường cơ sở vật chất trường học vùng dân tộc. Mặc dù vậy, ngân sách Nhà nước chỉ mới đáp ứng khoảng 70% nhu cầu tối thiểu của giáo dục Tiểu học vùng dân tộc. Phần lớn ngân sách dùng để trả lương và các khoản phụ cấp theo lương (khoảng 80%). Việc đầu tư cho giáo dục Tiểu học vùng dân tộc thường được quyết định theo từng năm trên cơ sở cân đối nguồn thu của ngân sách Nhà nước, kế hoạch của Trung ương và Tỉnh; chưa có chiến lược đầu tư tài chính để phát triển giáo dục Tiểu học theo đúng nghĩa là bậc nền tảng. Nguồn chi cho phổ cập giáo dục Tiểu học chủ yếu từ kinh phí chương trình mục tiêu, địa phương chưa có những định mức riêng cho công tác này.

b/ Thực trạng quản lý cơ sở vật chất

Trong những năm qua, kết hợp nhiều nguồn vốn, đồng thời huy động sự đóng góp của nhân dân, các địa phương vùng dân tộc đã cố gắng tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng dạy và học bậc Tiểu học.

- Năm học 2000 - 2001, tổng số phòng học của 147 trường Tiểu học là 1.734, tăng 398 phòng so với năm học 1992 - 1993. Trong đó, số phòng kiên cố và cấp 4 là 964, tăng 676 phòng, không còn phòng học 3 ca.

- Hầu hết các địa phương đã tích cực thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng xây dựng cơ sở vật chất trường học. Trên thực tế, do đời sống nhân dân còn nghèo, sự đóng góp có hạn, chủ yếu là tu sửa nhỏ, chống dột xây dựng cây lá tạm thời. Trong khuôn khổ dự án vay vốn ngân hàng thế giới (dự án giáo dục Tiểu học), đã đưa vào sử dụng 133 phòng học. Dự án 1000 phòng học (xoa phòng tre lá ), do tỉnh vay vốn từ quỹ hỗ trợ phát triển, trong các năm 2000, 2001 đã xây mới 500 phòng. Ngoài ra, với nguồn vốn thuộc chương trình 135 hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn đã góp phần đáng kể trong đầu tư xây mới cơ sở vật chất trường Tiểu học.

- Mặc dù cơ sở vật chất kỹ thuật đã được cải thiện, nhưng nhìn chung trường lớp Tiểu học vùng dân tộc tỉnh Trà Vinh vẫn còn hạn chế. Chất lượng các phòng học (trừ số được xây mới) đang trong tình trạng xuống cấp, do sử dụng lâu năm và thiếu vốn tu sửa thường xuyên. Việc quy hoạch, quản lý, sử dụng đất trường học chưa được quan tâm đúng mức, đa số các trường thiếu diện tích đất theo qui định. Việc xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia nhằm phát huy tác dụng thiết thực trong việc tăng cường các điều kiện dạy và học, nâng cao chất lượng bậc học vùng dân tộc vẫn đang là một thách thức lớn (hiện tại chỉ có một trường Tiểu học đạt chuẩn). Việc tăng cường cơ sở vật chất cho các trường Tiểu học vùng dân tộc đáp ứng quy mô tăng học sinh trong độ tuổi đến trường, tạo điều kiện để có nhiều học sinh được học 2 buổi/ ngày, thực hiện tốt hơn yêu cầu giáo dục toàn diện, đáp ứng nhu cầu của nhân dân đòi hỏi phải có sự chỉ đạo tập trung hơn của chính quyền các cấp trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu các biện pháp quản lý phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc khmer tỉnh trà vinh (Trang 61)