7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.2. Nguyên nhân mặt mạnh
- Truyền thống hiếu học của nhân dân Trà Vinh, truyền thống này được khơi dậy và nhân lên gấp bội qua đường lối phát triển giáo dục và chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước.
- Chủ trương phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi thể hiện trong Luật phổ cập giáo dục Tiểu học và các văn kiện của Đảng, Nhà nước đã đi vào cuộc sống, được các cấp ủy Đảng và Chính quyền địa phương vùng dân tộc quán triệt, tổ chức thực hiện, tập trung chỉ đạo và trở thành mục tiêu phấn đấu của địa phương và cơ sở.
- Chương trình phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc Khmer đã được lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác, tạo điều kiện để các ngành, các cấp phối hợp trong hành động cụ thể, huy động được sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân. Nhiều chính sách của địa phương về dân tộc cũng đã phát huy tác dụng tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu, tiến độ phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc.
- Ngành Giáo dục đã thực hiện đa dạng hóa về chương trình, tài liệu học tập cũng như phương thức huy động, tổ chức lớp học phù hợp hoàn cảnh trẻ em thất học, trẻ em dân tộc, quan tâm việc giảng dạy song ngữ trong nhà trường vùng dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút trẻ trong độ tuổi tham gia vào việc học tập. Chỉ tiêu phổ cập giáo dục Tiểu học, phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc đã được các cấp quản lý giáo dục xác định là một trong những tiêu chuẩn thi đua mà địa phương và cơ sở phải phấn đấu thực hiện.