Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu các biện pháp quản lý phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc khmer tỉnh trà vinh (Trang 60)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.4Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên

Đội ngũ giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục. Trà Vinh đã tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên Tiểu học vùng dân tộc trên cả ba mặt: đào tạo đủ số lượng, nâng cao chất lượng giảng dạy và tăng cường đời sống.

- Trước giai đoạn 1992 - 1993, đội ngũ giáo viên Trà Vinh còn nhiều biến động, một lượng đáng kể giáo viên Tiểu học vùng dân tộc bỏ nghề do đời sống khó khăn. Từ năm 1992 - 1993 trở lại đây, số giáo viên nghỉ việc xin trở lại ngành khá nhiều, số học sinh tại Trà Vinh đi

học sư phạm ngày càng tăng, do vậy số lượng giáo viên Tiểu học vùng dân tộc có xu hướng tăng dần. Năm học 2000 - 2001, có 2.948 giáo viên tăng 643 giáo viên (27,9%) so với năm học 1992 - 1993. Tỷ lệ giáo viên/ lớp là 1,09 trong đó có cả giáo viên dạy Khmer ngữ. So vái năm học 1992 - 1993, tỷ lệ giáo viên/ lớp tăng 0,16.

- Do sự phát triển của ngành sư phạm, trường Trung học sư phạm tỉnh được thành lập vào tháng 01/1997 và nâng cấp Cao đẳng sư phạm năm 2001; cùng với nguồn tuyển để bổ sung đội ngũ giáo viên không thiếu, do đó chất lượng giáo viên Tiểu học vùng dân tộc ngày càng cao hơn. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn tăng từ 50% năm học 1992 - 1993 lên 80,9% năm học 2001 - 2002. Hiện có hơn 150 giáo viên có trình độ cử nhân Tiểu học.

- Về đội ngũ giáo viên dân tộc Khmer : Để đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục vùng dân tộc, từ năm 1992 đến nay ngành Giáo dục - Đào tạo đã có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dân tộc Khmer dưới nhiều hình thức, đào tạo công đoạn, đào tạo chính qui, bồi dưỡng chuẩn hoa... đã góp phần hình thành đội ngũ giáo viên dân tộc Khmer bậc Tiểu học ngày càng tăng đáp ứng yêu cầu dạy hai thứ chữ (song ngữ) cho vùng dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc. Số giáo viên người Khmer bậc Tiểu học vùng dân tộc tăng từ 630 giáo viên năm học 1992 - 1993 lên 792 giáo viên năm học 1995 - 1996 và 904 giáo viên năm học 2000 - 2001. Số giáo viên dạy ngữ văn Khmer tăng từ 96 giáo viên năm học 1992-1993 đến 147 giáo viên năm học 2000-2001.

Có thể nói rằng, đội ngũ giáo viên về số lượng cơ bản đã đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục Tiểu học vùng dân tộc trong giai đoạn hiện tại. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu dạy đủ 9 môn ở bậc Tiểu học, để thực hiện tốt hơn mục tiêu phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ; vấn đề tỷ lệ giáo viênAớp, giáo viên Tiểu học đạt chuẩn, chất lượng đội ngũ giáo viên vẫn còn là những bất cập cần phải được tiếp tục giải quyết đối với giáo dục Tiểu học vùng dân tộc Trà Vinh.

Một phần của tài liệu các biện pháp quản lý phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc khmer tỉnh trà vinh (Trang 60)