Thực trạng quản lý sự tham gia của các lực lượng xã hội

Một phần của tài liệu các biện pháp quản lý phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc khmer tỉnh trà vinh (Trang 64)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.6Thực trạng quản lý sự tham gia của các lực lượng xã hội

Thực hiện chủ trương xã hội hóa sự nghiệp giáo dục, Ban chỉ đạo các cấp đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng, Hội Khuyến học và các lực lượng vũ trang tham gia đóng góp cho quá trình phổ cập giáo dục Tiểu học ở địa phương như vận động trẻ em đi học, huy động học sinh trong độ tuổi đến trường, quyên góp học phẩm sách giáo khoa trợ cấp cho học sinh nghèo vượt khó, tổ chức lớp học tình thương cho trẻ em thất học và trực tiếp giảng dạy, đóng góp công sức, tiền của, hiến đất để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công cuộc phổ cập giáo dục Tiểu học vùng dân tộc. Ước tính phần kinh phí do nhân dân đẩu tư, chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước trong việc phát triển giáo dục Tiểu học vùng dân tộc trong một vài năm gần đây có tăng, riêng năm 2001 vào khoảng 1 tỷ đồng.

Đối với việc tổ chức thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục ở vùng dân tộc, phân tích kết quả khảo sát về vấn đề này đối với cán bộ quản lý và phụ huynh học sinh tại bảng 4 (trang 41) ta thấy :

- Về phía cán bộ quản lý có 10 ý kiến (33,3%) cho rằng địa phương đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, 20 ý kiến (66,7%) cho rằng còn ở mức độ trung bình.

- Về phía phụ huynh học sinh có 11 ý kiến (36,7%) cho thấy địa phương thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục và 17 ý kiến (56,7%) cho rằng thực hiện công tác này ở mức độ trung bình.

- Đây là vấn đề cần phải được quan tâm đúng mức trong chỉ đạo để có thể huy động nhiều nguồn lực trong phát triển giáo dục Tiểu học vùng dân tộc trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu các biện pháp quản lý phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc khmer tỉnh trà vinh (Trang 64)