Phân tích tình hình doanh thu

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân đắt thành (Trang 67)

Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp luôn quan tâm đến tình hình tăng trƣởng doanh thu qua các giai đoạn khác nhau vì doanh thu luôn là một yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó cho biết tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang ở giai đoạn tốt hay xấu. Trong quá trình điều hành hoạt động có rất nhiều sự việc xảy ra, do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có những biện pháp ứng phó kịp thời. Chính vì vậy phân tích tình hình tăng trƣởng doanh thu là việc không thể bỏ qua đƣợc. Từ việc phân tích tình hình tăng trƣờng này, doanh nghiệp có thể xác định đƣợc mức độ hoàn thành kế hoạch đề ra theo tiến độ nhƣ thế nào, từ có xem xét có những chính sách bổ sung để đạt đƣợc mục tiêu đặt ra trong kỳ.

58

Ngoài ra việc so sánh tình hình tăng trƣởng doanh thu giữa các giai đoạn khác nhau giúp doanh nghiệp nhận biết đƣợc tình hình sản xuất kinh doanh của mình có đạt hiệu quả hơn so với các giai đoạn cùng kỳ hay không.

Doanh nghiệp tƣ nhân Đắt Thành là một doanh nghiệp thƣơng mại đang hoạt động trong lĩnh vực có sự cạnh tranh rất cao nên việc phân tích tình hình tăng trƣởng doanh thu có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp. Để biết đƣợc tình hình tăng trƣởng doanh thu của doanh nghiệp tƣ nhân Đắt Thành qua 3 năm 2011, 2012 và 2013 nhƣ thế nào ta phân tích bảng số liệu 4.1

Nhìn vào số liệu bảng tổng hợp doanh thu của doanh nghiệp ta thấy chỉ có duy nhất một tài khoản doanh thu là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tạo nên lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp chỉ chuyên về mảng thƣơng mại bán hàng hóa và không có tham gia thêm các hoạt động tài chính hay các khoản doanh thu nội bộ nào nên ta không phân tích.

Nhìn vào bảng phân tích ta thấy doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm có sự tăng lên giảm xuống không đều theo thời gian. Năm 2012 doanh thu đạt mức tăng trƣờng cao nhất nhƣng đến năm 2013 doanh thu bất ngờ giảm xuống 1.243.968.409 đồng tƣơng ứng giảm 27.3% so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu của sự suy giảm này là do sự chênh lệch về số lƣợng hàng hóa bán ra của doanh nghiệp không đều, nhƣng sự chênh lệch đó không quá đột ngột. Mặc dù doanh thu của năm 2013 thấp hơn năm 2012 nhƣng doanh thu đạt đƣợc của năm 2013 vẫn cao hơn so với năm 2011, điều đó có nghĩa là tốc độ tăng trƣởng của doanh thu vẫn tƣơng đối tốt.

59

Bảng 4.1: Bảng tổng hợp doanh thu của doanh nghiệp giai đoạn 2011 – 2013 Đvt: đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.258.154.384 4.552.170.054 3.308.201.654 1.294.015.670 39,7 (1.243.968.409) (27,3) Tổng 3.258.154.384 4.552.170.054 3.308.201.654 1.294.015.670 39,7 (1.243.968.409) (27,3)

60

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Bảng 4.2: Số lƣợng và giá bán của 2 loại mặt hàng tiêu biểu tại DNTN Đắt Thành qua ba năm 2011, 2012 và 2013 nhƣ sau:

Chỉ tiêu Mặt hàng ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá bán Xi măng PCB40 Tây Đô dân dụng (XMPCB40-5) Đồng/Bao 61.500 62.800 64.400 Sắt phi 16 Miền Nam (SP16MN) Đồng/Cây 229.700 230.900 233.000 Số lượng Xi măng PCB40 Tây Đô dân dụng (XMPCB40-5)

Bao 12.927 22.130 18.444 Sắt phi 16 Miền

Nam (SP16MN) Cây 478 693 640

(Nguồn: Phòng kế toán doanh nghiệp tư nhân Đắt Thành)

Qua tính toán ta được bảng số liệu sau:

Bảng 4.3: Các nhân tố ảnh hƣởng đến doanh thu qua các năm 2011, 2012, 2013 Đvt: đồng Chỉ tiêu 2012/2011 2013/2012 Xi măng (XMPCB40-5) Sắt (SP16MN) Xi măng (XMPCB40-5) Sắt (SP16MN) Sản lƣợng bán ra (Q) 565.984.500 49.385.500 (231.480.800) (12.237.700) Giá bán ra (P) 28.769.000 831.600 29.510.400 1.344.000 Tổng 594.753.500 50.217.100 (201.970.400) (10.893.700)

Nhìn vào bảng 4.2 và bảng 4.3 khi hoán đổi từng chỉ tiêu hoặc giá bán hoặc số lƣợng ta thấy đều có sự tác động mạnh đối với doanh thu.

Đối với mặt hàng xi măng, đây là mặt hàng làm thay đổi doanh thu nhiều nhất qua 3 năm. Doanh thu bán ra của mặt hàng này tăng 74,8% đáng kể, năm 2011 doanh thu đạt đƣợc 795.010.500 đồng đến năm 2012 doanh thu tăng vọt lên 1.389.764.000 đồng. Nhƣng đến năm 2013 thì doanh thu bán ra của mặt hàng này lại tuột giảm từ 1.389.764.000 đồng xuống còn 1.187.793.600 đồng,

61

giảm 14,5% so với năm 2012. Khi so sánh mức độ ảnh hƣởng giữa giá và sản lƣợng bán ra, thì ta thấy đƣợc rằng nhân tố lƣợng luôn đóng vai trò quan trọng hơn giá vì nó đóng góp một phần lớn trong chỉ tiêu doanh thu. Hay nói cách khác đây chính là bộ mặt của doanh thu. Nếu giữ nguyên nhân tố giá bán, xét về mức độ ảnh hƣởng của nhân tố sản lƣợng bán ra thì ta thấy trong khi năm 2012 so với năm 2011 mức độ ảnh hƣởng của sản lƣợng là 565.984.500 đồng do sản lƣợng bán ra của năm 2012 tăng 71,2% so với năm 2011, từ 12.927 bao (năm 2011) tăng lên 22.130 bao (năm 2012); còn năm 2013 so với năm 2012 mức độ ảnh hƣởng của sản lƣợng là âm 231.480.800 đồng do sản lƣợng bán ra của năm 2013 giảm 16,7% so với năm 2012 từ 22.130 bao (năm 2012) giảm xuống còn 18.444 bao (năm 2013), một con số thay đổi khá mạnh. Nếu giữ nguyên nhân tố sản lƣợng, xét về mức độ ảnh hƣởng của nhân tố giá bán ta thấy đƣợc trong khi năm 2012 so với năm 2011 mức độ ảnh hƣởng của giá bán là 28.769.000 đồng do giá bán ra của năm 2012 tăng 2,1% so với năm 2011, từ 61.500 đồng (năm 2011) tăng lên 62.800 đồng (năm 2012); còn năm 2013 so với năm 2012 mức độ ảnh hƣởng của giá bán là 29.510.400 đồng do giá bán ra của năm 2013 tăng 2,5% so với năm 2012.

Đối với mặt hàng sắt, tuy không đóng góp nhiều vào doanh thu bằng xi măng nhƣng đây cũng là mặt hàng đƣợc bán chạy nhất nhì trong doanh nghiệp. Năm 2012 doanh thu bán ra của mặt hàng cũng tăng 45,7% so với năm 2011, từ 109.796.600 đồng năm 2011 tăng lên 160.013.700 đồng năm 2012. Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố sản lƣợng trong năm 2012 so với năm 2011 là 49.385.500 đồng, tăng gần 50% do sản lƣợng bán ra tăng từ 478 cây (năm 2011) lên đến 693 cây (năm 2012); năm 2013 so với năm 2012 lại giảm xuống còn âm 12.237.700 đồng , giảm gần 7,6% do sản lƣợng bán ra tuột giảm từ 693 cây (năm 2012) xuống còn 640 cây (năm 2013). Trong khi đó mức độ ảnh hƣởng của nhân tố giá bán trong năm 2012 so với năm 2011 là 831.600 đồng, do giá bán tăng từ 229.700 đồng (năm 2011) đến 230.900 đồng (năm 2012), tăng 0,5%; năm 2013 so với năm 2012 là 1.344.000 đồng do giá bán tăng từ 230.900 đồng (năm 2012) đến 233.000 đồng (năm 2013), tăng gần 0.91%.

Nhìn chung 2 mặt hàng này đều ảnh hƣởng đến doanh thu nhiều cho doanh nghiệp do qua các năm đều có sự giao động giữa giá cả và số lƣợng bán ra trên thị trƣờng nên doanh thu thu về do bán các mặt hàng này là không ổn định. Tuy giá ảnh hƣởng tới doanh thu không đáng kể bằng sản lƣợng bán ra nhƣng hai nhân tố này luôn đi song hành để quyết định doanh thu tăng hay giảm.

62

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân đắt thành (Trang 67)