CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân đắt thành (Trang 45)

3.5.1 Hình thức kế toán

Hiện nay doanh nghiệp áp dụng phần mềm kế toán Simsoft thay thế cho kế toán bằng tay, phần mềm này đƣợc thiết kế theo nguyên tắc của hình thức Nhật Ký Chung.

3.5.1.1 Hệ thống sổ được sử dụng trong hình thức kế toán nhật ký chung

- Sổ nhật ký chung - Sổ nhật ký đặc biệt. - Sổ cái.

- Sổ thẻ kế toán chi tiết.

3.5.1.2 Trình tự ghi sổ của hình thức kế toán nhật ký chung

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, trƣớc hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh đƣợc ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Trƣờng hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lƣợng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ đƣợc ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (đƣợc lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) đƣợc dùng để lập các Báo cáo tài chính

Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

36

Hình 3.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung

3.5.2 Hệ thống tài khoản áp dụng tại DNTN Đắt Thành

Hiện nay doanh nghiệp đang áp dụng theo chuẩn mực kế toán mới ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ Tài chính.

Đơn vị tiền tệ áp dụng trong ghi chép là Việt Nam Đồng.

Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm. Vào cuối năm doanh nghiệp lập quyết toán thuế GTGT, thuế TNDN theo quy định của Tổng cục thuế.

3.5.3 Các phƣơng pháp kế toán áp dụng tại doanh nghiệp

- Phƣơng pháp tính thuế GTGT: Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ.

Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT

đầu vào được khấu trừ

Chứng từ kế toán SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết SỔ CÁI Bảng tồng hợp chi tiết

BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng cân đối

số phát sinh

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu kiểm tra

37

- Phƣơng pháp khấu hao TSCĐ: Doanh nghiệp áp dụng tính khấu hao TSCĐ theo phƣơng pháp đƣờng thẳng.

- Phƣơng pháp kế toán hàng tồn kho: Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên.

Trị giá hàng tồn kho CK = Trị giá hàng tồn kho ĐK + Trị giá hàng tồn kho nhậptrong kỳ - Trị giá hàng tồn kho xuất trong kỳ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phƣơng pháp tính giá xuất kho: Doanh nghiệp áp dụng phƣơng pháp bình quân gia quyền

Trị giá hàng xuất kho = SL hàng hóa xuất kho x Giá đơn vị bình quân

3.6 SƠ LƢỢC TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM 2011, 2012, 2013 NGHIỆP QUA 3 NĂM 2011, 2012, 2013

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong ba năm 2011, 2012 và 2013 đã khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời nó phản ánh toàn bộ giá trị về sản phẩm mà doanh nghiệp đã thực hiện và phần chi phí phát sinh tƣơng ứng để tạo ra kết quả đó. Nhằm đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trƣớc hết ta tiến hành so sánh một cách tổng quát kết quả kinh doanh qua các năm.

Mức khấu hao = Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng hữu ích

của tài sản

=

Đơn giá bình quân Giá thực tế tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ Số lượng tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ

(2.18)

(2.19)

38

Bảng 3.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 3 năm 2013, 2012, 2011 Đvt: đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2011-2013)

STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 3.308.201.645 4.552.170.054 3.258.154.384

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 3.308.201.645 4.552.170.054 3.258.154.384

4 Giá vốn hàng bán 11 3.240.317.396 4.452.236.526 3.193.366.151

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 67.884.249 99.933.528 64.788.233

6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 - - -

7 Chi phí tài chính 22 - - -

- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 - - -

8 Chi phí quản lý kinh doanh 24 58.498.846 85.166.736 41.024.743

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 9.385.403 14.766.792 23.763.490

10 Thu nhập khác 31 - - -

11 Chi phí khác 32 - - -

12 Lợi nhuận khác 40 - - -

13 Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 50 9.385.403 14.766.792 23.763.490

14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 2.111.716 2.544.189 4.158.611

39 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.2: Bảng so sánh báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 3 năm 2013, 2012, 2011 Đvt: đồng

Chỉ tiêu

Chênh lệch

2013-2012 2012-2011

Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%)

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (1.243.968.409) (27,3) 1.294.015.670 39,7

Các khoản giảm trừ doanh thu - - - -

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (1.243.968.409) (27,3) 1.294.015.670 39,7

Giá vốn hàng bán (1.211.919.130) (27,2) 1.258.870.375 39,4

Lợi nhuận gộp về hàng bán và cung cấp dịch vụ (32.049.279) (32,1) 35.145.295 54,2

Doanh thu hoạt động tài chính - - - -

Chi phí tài chính - - - -

Chi phí quản lý kinh doanh (26.667.890) (31,3) 44.141.993 107,6

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (5.381.389) (36,4) (8.996.698) (37,9)

Thu nhập khác - - - -

Chi phí khác - - - -

Lợi nhuận khác - - - -

Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế (5.381.389) (36,4) (8.996.698) (37,9)

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (472.473) (18,3) (1.574.422) (37,9)

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (4.908.916) (40,3) (7.422.276) (37,9)

Bảng 2: Bảng so sánh báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 3 năm 2013, 2012, 2011

40

Thông qua bảng số liệu 3.1 và 3.2 về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tƣ nhân Đắt Thành qua các năm 2011, 2012 và 2014. Ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có biến động rất lớn về các khoản mục doanh thu, chi phí cũng nhƣ lợi nhuận.

Tổng doanh thu năm 2011 đạt 3.258.154.384 đồng. Năm 2012 đạt 4.552.170.054 đồng, tăng 1.294.015.670 đồng tƣơng ứng tăng 39,7% so với năm 2011. Nhƣng đến năm 2013 tổng doanh thu đã giảm mạnh xuống còn 3.308.201.645 đồng, giảm 1.243.968.409 đồng tƣơng ứng giảm 27,3% so với năm 2012. Năm 2011 là bƣớc đầu khởi hành lại sau ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, năm này đƣợc xem nhƣ là bàn đạp để tiến lên sau mọi sự khủng hoảng do đó doanh thu đạt đƣợc của năm 2012 có sự tăng trƣởng mạnh. Năm 2012 là năm mà cả thảy các doanh nghiệp đều nắm bắt đƣợc tình hình phát triển chung của kinh tế xã hội và nắm bắt đƣợc cơ hội kịp thời nên doanh thu đã tăng đáng kể. Đến năm 2013 doanh thu lại tuột giảm xuống lại nhƣng vẫn cao hơn so với năm 2011, do doanh nghiệp đang đầu tƣ trang thiết bị để mở rộng thị trƣờng về một số mặt hàng nên doanh thu có phần không cao.

Bên cạnh sự biến động của doanh thu thì khoản mục tổng chi phí cũng có chiều hƣớng biến động theo. Tổng chi phí năm 2011 đạt 41.024.743 đồng. Năm 2012 đạt 85.166.736 đồng tăng 44.141.993 đồng tƣơng ứng tăng gấp đôi so với chi phí của năm 2011, nhìn chung chi phí tăng vọt là không tốt đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mặc dù doanh thu của năm 2012 có tăng mạnh. Tổng chi phí tăng chủ yếu là do ảnh hƣởng của sự gia tăng giá vốn hàng hóa nhập kho. Ngoài ra nguyên nhân làm chi phí tăng là do chi phí trả lƣơng cho nhân viên trong doanh nghiệp tăng. Nhƣng đến năm 2013 doanh nghiệp đã chú trọng hơn trong việc kiểm soát chi phí. Vì vậy tổng chi phí trong năm 2013 đạt 58.498.846 đồng giảm đƣợc 26.667.890 đồng tức giảm đƣợc 31,3% so với năm 2012.

Về tình hình lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thì tổng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp vào năm 2011 là 19.604.879 đồng thì đến năm 2012 lợi nhuận sau thuế giảm mạnh xuống 8.996.698 đồng chiếm khoảng 37,9% so với năm 2011 còn 12.182.603 đồng, thậm chí doanh nghiệp phải chịu lỗ. Nhƣng kết quả không dừng ở đó, đến năm 2013 tổng lợi nhuận sau thuế vẫn giảm xuống đáng kể 5.381.389 đồng chiếm 36,4% so với năm 2013 còn 7.273.687 đồng. Đây là kết quả của sự biến động thị trƣờng, sự thay đổi trong chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp.

41

3.7 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƢƠNG LAI TRIỂN TRONG TƢƠNG LAI

3.7.1 Thuận lợi

Ngành kinh doanh vật liệu xây dựng có thị trƣờng tiềm năng lớn, nhu cầu tiêu thụ của ngƣời dân ngày một tăng cao. Do đó Doanh nghiệp đã có một mạng lƣới phân phối rộng khắp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, DNTN Đắt Thành trong những năm qua đã trở thành một doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực cung cấp vật liệu xây dựng

Bên cạnh đó, với nhà lãnh đạo giỏi, đội ngũ kế toán dày dặn kinh nghiệm, công nhân kỹ thuật lành nghề đã giúp doanh nghiệp không ngừng phát triển và khẳng định mình là một doanh nghiệp cung cấp vật tƣ xây dựng lớn mạnh đáp ứng kịp thời nguồn cung cấp cho thị trƣờng. Doanh nghiệp đã phát triển mô hình bán hàng trực tiếp đến các đại lý thông qua các hệ thống giao hàng trực tiếp của doanh nghiệp.

3.7.2 Khó khăn

Trong thời kỳ hội nhập và mở cửa, cạnh tranh ngày càng lớn doanh nghiệp phải có biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

Khó khăn nhất của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay là giá cả nguồn hàng ngày một tăng cao, đối thủ cạnh tranh ngày một nhiều. Do vậy, doanh nghiệp thƣờng xuyên tăng cƣờng thăm dò thị trƣờng và có biện pháp thƣơng mại tốt để khẳng định doanh nghiệp luôn là một bạn hàng đáng tin cậy.

3.7.3 Phƣơng hƣớng phát triển trong tƣơng lai

Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là không ngừng phát triển các hoạt động thƣơng mại và dịch vụ trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nƣớc đặc biệt là phát triển doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh và bền vững.

- Lấy hoạt động thƣơng mại làm nền tảng duy trì mọi hoạt động của Doanh nghiệp.

- Mở rộng thị trƣờng trên địa bàn trong và ngoài khu vực TP.Cần Thơ. - Đẩy mạnh tập trung vào các mặt hàng chủ lực.

42

CHƢƠNG 4

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINHH DOANH TẠI DOANH

NGHIỆP TƢ NHÂN ĐẮT THÀNH

4.1 KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 4.1.1 Tổng quan về quy trình bán hàng tại DNTN Đắt Thành

4.1.1.1 Các phương thức bán hàng tại doanh nghiệp

Trong hoạt động tiêu thụ hàng hóa ở doanh nghiệp ngoài việc tìm kiếm đƣợc khách hàng doanh nghiệp còn phải chọn đƣợc phƣơng thức bán hàng hợp lý. Tùy từng mặt hàng và tùy từng khách hàng mà nhân viên kinh doanh tiến hành bán theo các phƣơng thức phù hợp, nhằm mang lại lợi ích kinh tế cao và duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài với các khách hàng. Hiện tại DNTN Đắt Thành đã lựa chọn 2 phƣơng thức bán hàng chủ yếu là bán hàng qua kho và bán hàng giao thẳng cho khách hàng.

a) Bán hàng qua kho

Theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng thì doanh nghiệp có thể thực hiện 2 phƣơng thức khác nhau: Tiêu thụ trực tiếp và chuyển hàng.

Theo phương thức tiêu thụ trực tiếp: Theo hình thức này khách hàng sẽ trực tiếp đến tại doanh nghiệp để mua hàng và tự vận chuyển hàng về bằng phƣơng tiện vận chuyển của mình.

Theo phương thức chuyển hàng: Theo phƣơng thức này doanh nghiệp sẽ căn cứ vào những điều khoản ghi trong hợp đồng mà đơn vị chuyển hàng đến cho khách hàng, chi phí vận chuyển thƣờng là do đơn vị chịu.

b) Bán hàng giao thẳng cho khách hàng

Do nguồn hàng của doanh nghiệp có ở những địa bàn khác nhau trong và ngoài khu vực Thành phố Cần Thơ nên khi nhận những đơn đặt hàng từ khách hàng theo hình thức này thì hàng hóa không cần nhập kho vào doanh nghiệp mà sẽ vận chuyển thẳng đến khách hàng của doanh nghiệp.

4.1.1.2 Phạm vi và thời điểm xác định hàng đã bán

Đối với nghiệp vụ bán hàng theo phƣơng thức tiêu thụ trực tiếp, thời điểm xác định hàng đã đƣợc bán là khi doanh nghiệp bàn giao cho khách hàng tại kho của doanh nghiệp và trên biên bản giao nhận hàng hóa có đầy đủ chữ ký của bên bán và bên mua.

43

Trƣờng hợp bán hàng theo phƣơng thức chuyển hàng, khi biên bản giao nhận hàng hóa có đầy đủ chữ ký của 3 bên bao gồm: bên bán, bên vận chuyển và bên mua, hàng hóa đã đƣợc giao vào kho của bên mua thì lúc này hàng hóa đƣợc xác định là đã đƣợc tiêu thụ.

Đối với nghiệp vụ bán hàng theo phƣơng thức giao thẳng cho khách hàng, ngay khi cán bộ nhận hàng của bên ký vào biên bản giao nhận hàng hóa của doanh nghiệp, thì tại thời điểm đó, kế toán tiến hành ghi nhận doanh thu. Chi phí vận chuyển sẽ đƣợc ghi rõ trong hợp đồng.

4.1.1.3 Hình thức thanh toán tiền hàng

Nghiệp vụ bán hàng phát sinh đƣợc tiến hành theo các phƣơng thức khác nhau tùy thuộc vào từng mặt hàng và khách hàng thì phƣơng thức thanh toán giữa ngƣời mua và ngƣời bán cũng đƣợc thỏa thuận và thống nhất trên cơ sở có lợi cho cả hai bên. Hiện nay có 2 hình thức thanh toán chủ yếu cho doanh nghiệp là thanh toán ngay và thanh toán trả chậm.

- Thanh toán ngay bằng tiền mặt: Theo thỏa thuận của khách hàng với doanh nghiệp mà tiền hàng đƣợc thanh toán ngay hoặc trƣớc khi giao hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thanh toán trả chậm: Là hình thức kế toán thƣờng áp dụng đối với khách hàng có mối quan hệ làm ăn lâu năm với doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể cho khách hàng ghi nhận nợ theo khoản thời gian nhất định và theo dõi trên khoản phải thu khi khách hàng chƣa thanh toán tiền hàng.

4.1.2 Quy trình hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp doanh tại doanh nghiệp

4.1.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng a) Chứng từ và sổ sách kế toán

- Hóa đơn GTGT. - Phiếu thu.

- Sổ cái TK 511, sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết khách hàng.

b) Tài khoản sử dụng

Để phản ánh nghiệp vụ bán hàng kế toán sử dụng tài khoản: - TK 511- “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”. - TK 111- “Tiền mặt”.

- TK 131- “ Phải thu khách hàng”. - TK 3331- “Thuế GTGT đầu ra”.

44

c)Trình tự luân chuyển chứng từ

Khi nhận đƣợc đơn đặt hàng từ khách hàng, bộ phận kinh doanh lập lệnh bán hàng gồm 3 liên: liên 1 gởi bộ phận kế toán, liên 2 gởi bộ phận kho và liên 3 cùng đơn đặt hàng đƣợc lƣu nội bộ.

Bộ phận kho sau khi nhận đƣợc lệnh bán hàng từ bộ phận kinh doanh

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân đắt thành (Trang 45)