Trong công nghiệp 17

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VÀ KHẢO SÁT CÁC TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG CỦA VẬT LIỆU NANO KIM LOẠI PLATIN (Trang 30)

Hiện nay, tính năng khử khuẩn bằng nano platin đã được ứng dụng vào nhiều loại thiết bị gia dụng như điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, ... và một số dụng cụ khác như thiết bị xông hơi nóng dùng ion nano platin có tác dụng chống lão hoá làn da.

Hãng Mitshubishi đã sản xuất ra máy điều hoà với màng lọc nano platin giúp kháng khuẩn và khử mùi hiệu quả.

Sanyo đã sử dụng công nghệ khử mùi nano platin cho tủ lạnh, lớp màng lọc nano platin bên trong tủ tạo hiệu quả kháng khuẩn và khử mùi toàn diện, ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn, giữ rau quả tươi ngon hơn.

18

Hình 1.10 : Hệ thống khử mùi trong tủ lạnh bằng màng lọc nano platin

1.5.5. Trong y học

Theo nhóm tác giả Erika Porcel, Samuel Liehn cùng các đồng nghiệp [7]: các hạt nano platin là một nguyên liệu đầy hứa hẹn để điều trị ung thư, dựa trên sự kết hợp của chúng với bức xạ ion, các hạt nano platin tăng cường mạnh mẽ hiệu quả sinh học của phóng xạ. Đặc tính nhạy với ánh sáng của các hạt nano platin được tăng cường do điện tử tự khuếch đại bên trong các hạt nano..

Hình 1.11 : Hạt nano platin liên kết với DNA và được kích thích bởi bức xạ ion hoá Ngoài ra hạt nano platin còn có thể ngăn chặn bệnh tiểu đường: Nhóm nghiên cứu tại Đại học Arkansas, Mỹ phát hiện ra rằng các ống nano được phủ hạt nano platin sẽ nhạy hơn trong việc phát hiện bệnh tiểu đường.

19

1.6. Tình hình nghiên cứu trong và nước ngoài 1.6.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Trên thế giới nano platinum được tổng hợp bằng nhiều phương pháp khác nhau như: phân huỷ nhiệt, khử muối kim loại, nhiệt vi sóng, phương pháp bức xạ, dùng lazer, phương pháp polyol, phương pháp solvothermal, phóng điện hồ quang, phương pháp khử nhiệt và khử sinh học.

Năm 1996, T.S. Ahmadi và cộng sự là những nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu về việc chế tạo hạt nano platin hình khối.

Năm 2004, Thurston Herricks cùng với nhóm nghiên cứu đã tổng hợp hạt nano platin và điều khiển kích thước và hình thái hạt bằng sodium nitrate.

Năm 2006, Yonglan Luo và Xuping Sun đã dùng phương pháp xử lý nhiệt để điều chế hạt nano platin và sử dụng poly(vinyl alcohol) làm chất bảo vệ.

Năm 2008, R. Venu và cộng sự đã sử dụng dung dịch mật ong để tổng hợp hạt nano platin theo hướng sinh học.

Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu khác đã tổng hợp thành công hạt nano platin.

Như vậy, đã có nhiều nghiên cứu về nano platinum trên thế giới, các kết quả đều rất khả quan vì đã tổng hợp được các dạng nano platin và điều khiển được hình dạng và kích thước của chúng. Và đã có nhiều nghiên cứu sử dụng nano platin vào các phản ứng xúc tác, cải thiện pin nhiên liệu, dẫn truyền thuốc trong điều trị bệnh, phát hiện bệnh tiểu đường…

1.6.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở nước ta, số lượng bài nghiên cứu về chế tạo và khảo sát các tính chất của vật liệu nano platin còn rất ít. Hiện tại chỉ có nhóm của Giáo sư Nguyễn Đức Chiến nghiên cứu về vấn đề này. Các kết quả bước đầu cho thấy các tác giả đã chế tạo và khảo sát các tính chất của vật liệu nano platin nhằm ứng dụng vào pin nhiên liệu.

20

CHƯƠNG 2: THC NGHIM

2.1. Hóa chất và dụng cụ-thiết bị

2.1.1. Hóa chất

Tên hóa chất Công thức Hãng sản xuất

Thành phần

Hexachloroplatinic

acid H2PtCl6.6H2O Prolabo 99%

Sodium hydroxide NaOH Guangdong 99% Trisodium citrate

dihydrate TSC Prolabo 99 %

Chlorhidric acid HCl Domesco 99%

Sodium borohydride NaBH4 Merck 96%

Glycerin C3H8O3 Chemsol 99%

Polyvinylpyrrolidone (C6H9NO)n Merck Mw = 1.000.000 g/mol Mw = 40.000g/mol Ethylene glycol C2H6O2 Chemsol 99,5% Acid ascorbic C6H8O6 Trung Quốc 99.7% Hexacyanoferrate (III) K3Fe(CN)6 Hungary 99,5% Sodium thiosulfate Na2S2O3 Việt Nam

21

2.1.2. Dụng cụ và thiết bị

9 Micropipet 10µl-100µl, 100µl-1000µl. 9 Bercher 100,0ml.

9 Ống đong 50,0ml.

9 Máy đo pH IQ Scientific Instruments (Bộ Môn Hóa Phân Tích, ĐH

KHTN, Thành Phố Hồ Chí Minh).

9 Máy khuấy từ IKA® RET control-visc, Đức Máy quang phổ UV-Vis- NIR-V670, JACCO, Nhật

9 Bể ổn nhiệt, Compatible Control CC1 (Phòng Hóa Lý Ứng Dụng, ĐH

KHTN, Thành Phố Hồ Chí Minh).

9 Máy TEM, JEM-1400, Nhật (Phòng Thí Nghiệm Trọng Điểm Quốc Gia về Vật Liệu Polymer và Composit, ĐH Bách Khoa, TP Hồ Chí Minh). 9 Máy nhiễu xạ tia X BRUKER XRD-D8 ADVANCE, Đức (Viện Khoa

học Vật liệu ứng dụng).

9 Cân điện tử 5 số, sai số ± 0,0001g

9 Lò vi sóng ( Sanyo EMS2088w – Output 800W- tần số 2450MHz )

22

2.2. Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu và chế tạo dung dịch nano Pt sử dụng phương pháp polyol và phương pháp khử hoá học trên tiền chất là H2PtCl6 trong các môi trường khác nhau: glycerin, etylen glycol, nước, sử dụng các chất bảo vệ PVP 1.000.000 và PVP 40.000.

Nghiên cứu chế tạo dung dịch nano platin trong môi trường nước bằng phương pháp tạo mầm trung gian.

Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước và hình dạng của hạt.

Khảo sát hoạt tính xúc tác của dung dịch nano platin lên phản ứng giữa ion HCF(III) và thiosulfat.

2.3. Chế tạo nano platin trong dung môi glycerin

Hình 2.2:Quy trình chế tạo nano platin với dung môi glycerin.

Thuyết minh quy trình:

• Bước 1: Cho 0,25 gam PVP vào 40 ml glycerin, sau đó gia nhiệt bằng vi sóng và khuấy đều cho đến khi dung dịch đồng nhất, PVP tan hoàn toàn.

Khuấy từ và gia nhiệt bằng vi sóng từ 1400C đến2000C 40ml Glycerin Acid H2PtCl6 Dung dịch nano platinum Chụp ảnh TEM Nhiễu xạ tia X (XRD) Ghi phổ UV - Vis PVP / Glycerin 0,25g PVP

23

• Bước 2: Tiếp tục gia nhiệt hỗn hợp trên ở các nhiệt độ khác nhau (140oC, 160oC, 180oC, 200oC). Nhiệt độ của dung dịch PVP – glycerin được xác định bằng nhiệt kế thủy ngân khi ngừng gia nhiệt .

• Bước 3: Khi dung dịch đạt đến nhiệt độ khảo sát, dùng micropipet 1000 µl cho một lượng dung dịch H2PtCl6 vào hệ với các thể tích khác nhau, tiếp tục khuấy đều. Sự tạo thành nano platin có thể được nhận thấy qua việc thay đổi màu của dung dịch từ vàng nhạt sang màu nâu chính là dung dịch nano platin.

¾ Các mẫu được điều chế theo bảng sau:

Bảng 2.1: Các mẫu khảo sát về nồng độ và nhiệt độ phản ứng khi sử dụng tác chất phản ứng là glycerin và H2PtCl6 Nhiệt độ (oC) PVP (Mw = 1.000.000g/mol) PVP (Mw = 40.000g/mol) 140 G 2-1, G 2-2, G 2-3, G 2-4 G 42-1, G 42-2, G 42-3, G 42-4 160 G 3-1, G 3-2, G 3-3, G 3-4 G 43-1, G 43-2, G 43-3, G 43-4 180 G 4-1, G 4-2, G 4-3, G 4-4 G 44-1, G 44-2, G 44-3, G 44-4 200 G 5-1, G 5-2, G 5-3, G 5-4 G 45-1, G 45-2, G 45-3, G 45-4

2.4. Chế tạo nano platin trong dung môi Etylen glycol

Chế tạo nano platin trong dung môi Etylen glycol được thực hiện trong khoảng nhiệt độ từ 140oC đến 180oC do Etylen glycol sôi ở nhiệt độ 197,3oC nên không thể thực hiện phản ứng ở 200oC như glycerin.

Thực hiện quy trình điều chế nano platin tương tự như hình 2.4 nhưng thay dung môi glycerin bằng Etylen glycol.

24

Bảng 2.2: Các mẫu khảo sát về nồng độ và nhiệt độ phản ứng khi sử dụng tác chất phản ứng là Etylen glycol và H2PtCl6 Nhiệt độ (oC) PVP (Mw = 1.000.000g/mol) PVP (Mw = 40.000g/mol) 140 E 2-1, E 2-2, E 2-3, E 2-4 E 42-1, E 42-2, E 42-3, E 42-4 160 E 3-1, E 3-2, E 3-3, E 3-4 E 43-1, E 43-2, E 43-3, E 43-4 180 E 4-1, E 4-2, E 4-3, E 4-4 E 44-1, E 44-2, E 44-3, E 44-4

2.5. Chế tạo nano platin trong dung môi nước 2.5.1. Với chất bảo vệ PVP 40.000g/mol 2.5.1. Với chất bảo vệ PVP 40.000g/mol

Hình 2.3: Quy trình chế tạo nano platin khi sử dụng PVP làm chất bảo vệ .

Thuyết minh qui trình:

• Bước 1: Cho H2PtCl6 (với thể tích thay đổi từ 50µl đến 1000µl) hoà tan hoàn toàn vào 20 ml H2O, sau đó thêm 100µl PVP 0,1M vào khuấy đều trong 2 phút. H2PtCl6 20 ml H2O Dung dịch H2PtCl6 NaBH4 0,1 M Khuấy Dung dịch nano platinum PVP 0,1M Dung dịch Pt4+/PVP/H2O Khuấy

25

• Bước 2: Cho NaBH4 0,1 M vào hệ. Quan sát thấy dung dịch chuyển từ màu vàng nhạt sang màu nâu nhạt hoặc nâu đậm tuỳ theo tỉ lệ cho vào.

• Bước 3: Tiếp tục khuấy dung dịch sau phản ứng để tránh sự kết tụ của các hạt nano platin.

• Theo qui trình trên, ta thu được dung dịch nano platin.

2.5.2 Dùng chất bảo vệ TSC

Thực hiện quy trình điều chế nano platin tương tự hình 2.3 nhưng thay tác chất bảo vệ PVP 0,1M bằng dung dịch TSC 0,1M .

2.6. Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano Pt bằng phương pháp tạo mầm trong môi trường H2O trường H2O

2.6.1. Tổng hợp mầm nano Pt

Cho vào bình: 888µl TSC 0,1M ; 855µl H2PtCl6 2,08.10-2M, cho vào một ít nước cất, 480µl hỗn hợp chất khử gồm TSC 0,034M + AA 1,36.10-3M, tiếp tục thêm một lượng nước cất sao cho tổng thể tích là 30ml. Hỗn hợp dung dịch được gia nhiệt bằng vi sóng ở công suất 160W trong 2 phút và được khuấy liên tục trong 6 phút. Dung dịch được tạo thành là mầm 1.

2.6.2. Tổng hợp hạt nano Pt kích thước nhỏ

Hạt nano Pt kích thước nhỏ được tạo thành bằng cách cho thêm mầm 1 (900µl, 600µl và 300µl) vào hỗn hợp. Hỗn hợp gồm : 831µl H2PtCl6 2,08.10-2M, 480µl chất khử (TSC 0,034M + AA 1.36.10-3M), thêm vào một lượng nước cần thiết sao cho tổng thể tích của dung dịch đủ 30mL. Hỗn hợp dung dịch được khuấy từ và nâng nhiệt khoảng 3,50C/phút trong 15 phút bằng bếp khuấy từ có gia nhiệt, ký hiệu mẫu là Pt 1-300 (hay còn gọi là mầm 2).Thực hiện giống như cách tạo mẫu Pt 1-300, thay đổi thể tích dung dịch mầm 1 cho vào hỗn hợp là 600µl và 300µl, ký hiệu mẫu lần lượt là: mẫu Pt 1-100 và mẫu Pt 1-200.

26

Bảng 2.3: Các thí nghiệm điều chế hạt nano Pt với các kích thước khác nhau

Mẫu H2PtCl6 2,08x10-2M (µl) TSC 0,1M (µl) TSC 0,034M + AA 1,36.10-3M (µl) Thể tích mầm 1 (µl) H2O Mầm 1 885 888 480 - Thêm đủ 30ml Mầm 2 831 0 480 900 Thêm đủ 30ml Pt 1-200 838 0 480 600 Thêm đủ 30ml Pt 1-100 846 0 480 300 Thêm đủ 30ml 2.6.3. Tổng hợp hạt nano Pt với kích thước lớn

Hạt nano Pt kích thước lớn được tạo thành bằng cách cho thêm vào hỗn hợp lượng mầm 2.

Hỗn hợp gồm : H2PtCl6 nồng độ 2,08.10-2M với thể tích lần lượt là 846µl, 834µl, 813µl, 792µl, 771µl, 684µl, thêm vào một ít nước cất và 480µl chất khử (gồm TSC 0,034M + AA 1,36.10-3M ), sau đó dung dịch mầm 2 được thêm vào lần lượt với thể tích là 375µl, 750µl, 1500µl, 2250µl, 3000µl, 6000µl, tổng thể tích là 30mL. Dung dịch được khuấy từ và gia nhiệt trong 15 phút bằng bếp khuấy từ có gia nhiệt.

Dung dịch nano Pt với kích thước lớn thu được lần lượt là Pt 2-125, Pt 2- 250, Pt 2-500, Pt 2-750, Pt 2-1000, Pt 2-2000.

27

Bảng 2.4: Các thí nghiệm điều chế hạt nano Pt bằng dung dịch mầm 2:

Mẫu H2PtCl6 2,08x10-2M (µl) Hỗn hợp chất khử TSC 0,034M + AA 1,36.10-3M (µl) Thể tích mầm 2 (µl) H2O Pt 2-125 846 480 375 Thêm đủ 30ml Pt 2-250 834 480 750 Thêm đủ 30ml Pt 2-500 813 480 1500 Thêm đủ 30ml Pt 2-750 792 480 2250 Thêm đủ 30ml Pt 2-1000 771 480 3000 Thêm đủ 30ml Pt 2-2000 684 480 6000 Thêm đủ 30ml

2.7. Khảo sát hoạt tính xúc tác của dung dịch nano Platin lên phản ứng giữa ion HCF(III) và thiosulfat ion HCF(III) và thiosulfat

Dung dịch nano Pt điều chế được chỉnh pH bằng dung dịch NaOH 0,1M đến pH = 7. Phản ứng được thực hiện trong bình định mức 50ml gồm: 5ml K3Fe(CN)6 0,01M; 5ml Na2S2O3 0,1M; 5ml dung dịch nano Platin điều chế và nước cất thêm vào cho đến vạch định mức.

Phản ứng được khảo sát với mỗi dung dịch nano Platin khác nhau bằng cách theo dõi sự thay đổi độ hấp thu quang (A) theo thời gian bằng máy UV-Vis ở bước sóng 420nm trong 40 phút và độ giảm độ hấp thu quang A theo thời gian được ghi lại sau mỗi 5 phút.

Đồ thị giả bậc 1 của –lnA theo thời gian đưa ra là đường thẳng và hằng số tốc độ k được xác định từ hệ số góc của đường thẳng. Hằng số k được xác định cho phản ứng xúc tác bởi nano Pt ở những kích thước khác nhau và nhiệt độ được điều

28

khiển trong khoảng từ 30-700C bằng bể ổn nhiệt. Với phản ứng không xúc tác dung dịch nano Pt điều chế được thay bằng nước cất.

Năng lượng hoạt hóa của phản ứng trao đổi electron được xúc tác bởi hạt nano Pt được xác định bằng phương pháp điều chỉnh nhiệt độ. Dựa vào hằng số tốc độ phản ứng k ở 5 nhiệt độ khác nhau. Năng lượng hoạt hóa được xác định bằng hệ số góc của đường thẳng của đồ thị lnk theo 1000/T (hệ số góc= -Ea/RT).

Xét phản ứng giữa ion HCF(III) và thiosulfat

2Fe(CN)63- + 2S2O32- Æ 2Fe(CN)64- + S4O62- (1.1) Bán phản ứng:

2Fe(CN)63- + 2e Æ 2Fe(CN)64- E = 0,36 V

2S2O32- -2e Æ S4O62- E = 0,09 V

ΔE = EC - EA = 0,36 – 0,09 = 0,27 (V)

Vì E>0 nên phản ứng có thể xảy ra, tuy nhiên trên thực tế phản ứng gần như không xảy ra do tốc độ phản ứng rất chậm. Vì vậy, sử dụng dung dịch nano Pt làm xúc tác phản ứng oxi hóa khử trên.

Phản ứng oxi hóa khử trên là phản ứng giả bậc 1 theo nồng độ Fe(CN)63- vì ta xem như [S2O32-]>>[Fe(CN)63-] và theo thực nghiệm bên dưới khi dùng phương pháp đồ thị ta cũng thấy phản ứng phù hợp với dạng bậc 1. Do đó, ta có:

-lnC = kt – lnC0 (1.2) Theo định luật Lambert-Beer ta có:

A= ε.l.C (1.3)

Vẽ đường biểu diễn của –lnA theo t, từ đây ta dễ dàng xác định được tốc độ phản ứng (k). Theo phương trình Arrhenius:

k= Ae-Ea/RT (1.4)

29

k: hằng số tốc độ (phút-1) A: thừa số tần số

R: hằng số khí (J.mol-1.K-1) Ea: năng lượng hoạt hóa (J.mol-1) T: nhiệt độ phản ứng (K-1)

Từ phương trình (1.4) ta có:

(1.5)

Đồ thị lnk theo 1/T là đường thẳng có độ dốc bằng –Ea/R, cắt trục tung tại lnA; từ đây dễ dàng tính được Ea và A, là hai thông số cơ bản của phản ứng trong phương trình Arrhenius.

2.8. Phương pháp phân tích

2.8.1. Phương pháp phân tích quang phổ UV-Vis

Quang phổ kế là thiết bị dùng để đo mật độ quang và độ truyền quang hoạt động ở vùng UV-Vis. Máy đo cường độ tia sáng sau khi đi qua mẫu (I1) và so sánh với cường độ ánh sáng tới (Io), từ đó tính ra mật độ quang.

Trong quang phổ kế hai chùm tia ánh sáng được chia làm hai tia bằng gương quay trước khi đến mẫu. Một tia được dùng làm so sánh, tia còn lại đi qua mẫu. Quang phổ kế hai chùm tia có thể có hai hay một đầu dò.

Hình 2.4: Máy UV – Vis NIR – V670 Jacco (Phòng Hóa lý ứng dụng, Đại học Khoa Học Tự Nhiên, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh).

+ lnA Lnk = - Ea

30

Mẫu dung dịch nano platin được chứa trong cuvet (cuvette) có dạng hình hộp chữ nhật hoàn toàn trong suốt (không hấp thu ánh sáng ở vùng khảo cứu), có bề dầy 1 cm. Phổ được ghi nhận đã được trừ nền (nền là dung dịch không có hoạt chất).

2.8.2. Phương pháp phân tích chụp ảnh TEM

Hiển vi điện tử truyền qua - Transmission Electron Microscopy (TEM) là một công cụ rất mạnh trong việc nghiên cứu cấu trúc ở cấp độ nano. Nó cho phép quan sát chính xác cấu trúc nano với độ phân giải lên đến 0,2 nm. Do đó, phương pháp này ngày càng được sử dụng rộng rãi trong việc nghiên cứu vật liệu nano.

Hình 2.5: Hệ thống hiển vi điện tử truyền qua, JEM -1400 (Phòng Thí Nghiệm Trọng Điểm Quốc Gia về vật liệu Polymer & Composite, Đại Học Bách Khoa,

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VÀ KHẢO SÁT CÁC TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG CỦA VẬT LIỆU NANO KIM LOẠI PLATIN (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)