Mở rộng các cơ hội nghề nghiệp cho giáo viên

Một phần của tài liệu Quá Trình Phát Triển Giáo Dục (Trang 71)

II. GIÁO DỤC SINGAPORE:

7. Mở rộng các cơ hội nghề nghiệp cho giáo viên

7.1. Các kênh nghề nghiệp mới cho giáo viên, cơ cấu khen thưởng và hệ thống quản lý kết quả hoạt động được nâng cao

Ba mục trên nằm trong Kế hoạch phát triển bồi dưỡng chuyên môn giáo dục (Edu-Pac) được thông báo vào tháng 4 năm 2000, là một hệ thống nghề nghiệp và toàn diện. Dự kiến này nhằm đảm bảo cho nghề giáo viên có một vị trí tốt trong tương lai. Các mục này được hình thành sau khi tham khảo ý kiến giáo viên và bao gồm 3 thành phần chính: cơ cấu nghề nghiệp mới, cơ cấu công nhận mới và nâng cao hệ thống quản lý kết quả hoạt động.

Kênh dạy học nhằm xây dựng trình độ dạy học ưu việt trong khuôn khổ Dịch vụ giáo dục và tạo các cơ hội phát triển, thăng tiến cho các cán bộ giáo dục, những người mong muốn tập trung chủ yếu vào nghề dạy học của mình. Trong kênh này, cần tạo thêm các cơ hội thăng tiến cho các giáo viên xứng đáng khi bổ nhiệm chức hiệu trưởng và hầu hết các vị trí giáo viên cao cấp. Với cách đó, những giáo viên xứng đáng sẽđược thưởng và được công nhận đối với những gì họđã làm được.

Giáo viên cao cấp là một mô hình giáo viên trong trường học, giỏi về dạy lý thuyết và hướng dẫn học sinh. Họ là người có thể tạo ra môi trường học tập tích cực cho học sinh của mình. Các giáo viên chuyên môn cao sẽ hoạt động vượt ra ngoài khuôn khổ trường học, trong phạm vi cụm trường. Họ là những giáo viên giỏi, có kinh nghiệm, có vai trò hỗ trợ phát triển hoạt động dạy học ưu việt thông qua việc thực hành dạy học tốt và dạy các bài học mẫu. Kênh lãnh đạo sẽ là dành cho các vị trí lãnh đạo trong trường học và trong cơ quan Bộ. Kênh này sẽ dẫn đến vị trí cao nhất trong Dịch vụ giáo dục, Tổng giám đốc giáo dục (Director-General of Education). Sẽ không bất cứ thay đổi nào lớn đối với kênh lãnh đạo hiện nay ngoại trừ vị trí Trưởng khoa sẽđược nâng lên một bậc, cao hơn Trưởng bộ môn.

Kênh chuyên gia cao cấp sẽ giúp cho Bộ Giáo dục phát triển đội ngũ cốt cán các chuyên gia có kiến thức và kĩ năng chuyên sâu trong các lĩnh vực giáo dục cụ thể. Có 4 nhóm chuyên gia: (a) nhóm chương trình và thiết kế giảng dạy, (b) nhóm hướng dẫn và tâm lý giáo dục; (c) nhóm đo lường và kiểm định giáo dục; và (d) nhóm nghiên cứu và thông kê.

Trong khi các cơ cấu, chính sách và chương trình tạo khung cho hệ thống giáo dục tiên tiến đầy đủ và hoàn chỉnh thì các nhà lãnh đạo trường học có tinh thần đổi mới và tầm nhìn xa, trông rộng cùng với các giáo viên tài năng và tận tụy thực sự tạo lên sự khác biệt.

Ông Tharman Shanmugaratnam Bộ trưởng Bộ Giáo dục

7.2. Cơ cấu nghề nghiệp mới

Sơ đồ cơ cấu nghề nghiệp mới cho giáo viên

Giữa các kênh này có sự linh hoạt trong chuyển dịch biên từ kênh này sang kênh kia trong trường hợp các cán bộ giáo dục có liên quan thỏa mãn được các tiêu chuẩn, tiêu chí của kênh và họ cũng có nguyện vọng chuyển kênh.

7.3. Cơ cấu công nhận mới

Đây là cơ cấu “tổng khen thưởng”, không chỉ công nhận và khen thưởng việc thực hiện tốt mà còn tạo các cơ hội học tập và phát triển. Chất lượng thực hiện công việc và trả lương sẽđược xem xét trong mối quan hệ với nhau.

Giám đốc Phó Giám đốc Quản lý cụm trường Hiệu trưởng Phó Hiệu trưởng Trưởng Khoa Chủ nhiệm bộ môn/ Khối trưởng Giáo viên đứng lớp Giáo viên chuyên môn cao Giáo viên cao cấp Chuyên viên cao cấp 4 Chuyên viên cao cấp 3 Chuyên viên cao cấp 2 Chuyên viên cao cấp 1 Tổng Giám đốc nh lã nh đạ o nh gi ng d y nh chuyê n viê n ca o c p

Công đoàn giáo viên Singapore (STU) tạo các cơ hội học tập và phát triển cho giáo viên thông qua các hội thảo, các khóa học bồi dưỡng chuyên môn do các chuyên gia của các học viên trong nước và nước ngoài thực hiện.

7.4. Hệ thống quản lý kết quả hoạt động được nâng cao

Thành phần thứ ba và cuối cùng của Kế hoạch phát triển bồi dưỡng chuyên môn giáo dục là hệ thống quản lý kết quả hoạt động được nâng cao hay viết tắt là EPMS. Đây là một hệ thống quản lý kết quả hoạt động dựa vào năng lực, giải thích rõ ràng các yêu cầu và kiến thức cũng như các đặc điểm chuyên môn phù hợp với từng kênh nghề nghiệp kể trên: dạy học, chuyên gia, lãnh đạo. Dự kiến hệ thống mới sẽ cải thiện cách đánh giá giáo viên. Cách tiếp cận không còn là “một cỡ cho tất cả” như trước kia. Thay vào đó sẽ làm rõ hơn về các mong đợi, cách hành động, sự tiến bộ nghề nghiệp giữa các kênh hướng nghề nghiệp khác nhau.

7.5. Cơ hội cho các cán bộ giáo dục thực hiện công việc biệt phái

Các cán bộ giáo dục hiện nay được khuyến khích thực hiện công việc biệt phái ở các tổ chức ngoài hệ thống nhà trường để mở rộng tầm nhìn và kinh nghiệm. Điều này sẽ giúp các cán bộ giáo dục (bao gồm cả giáo viên) làm phong phú thêm môi trường học tập và nâng cao hơn nữa tinh thần đổi mới, dám nghĩ, dám làm của học sinh. Công việc biệt phái (hoặc trong nước, hoặc ở nước ngoài, trong một tuần hoặc thậm chí 1 năm) sẽ giúp cho các cán bộ giáo dục có được những nhận thức giáo dục mới. Đây chính là một phần rất quan trọng trong phát triển chuyên môn của cán bộ. Đối với giáo viên, kế hoạch này có thể bao gồm biệt phái ngắn hạn tới các trường ở nước ngoài (theo The Straits Times ngày 13 tháng 1 năm 2006).

7.6. Tuyển dụng thêm giáo viên

Trong bài phát biểu nhân ngày Quốc khánh (22 tháng 8 năm 2004), Thủ tướng Lý Hiển Long công bố sẽ tăng 15% số giáo viên vào năm 2010. Điều này có nghĩa là sẽ có thêm 1.000 giáo viên nữa được tuyển cho các trường tiểu học, thêm 1400 giáo viên cho trường trung học và thêm 550 giảng viên cho các trường dự bịđại học và các học viện thuộc trung ương.

7.7. Hỗ trợ cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt

Việc giáo dục trẻ khuyết tật được tiến hành ở các trường giáo dục chuyên biệt do các tổ chức từ thiện tình nguyện tiến hành và được Bộ Giáo dục, Hội đồng quốc gia về dịch vụ xã hội tài trợ. Đồng thời, các em bị thiểu năng trí tuệ nhẹ đôi khi được nhận vào các trường bình thường. Một số các em có khuyết tật về thể chất hoặc bị khuyết tật về giác quan. Có các trường được cấp các trang thiết bịđặc biệt để giúp cho các em này dễ tiếp cận với nhà trường hơn.

Theo công bố mới nhất, (ngày 18 tháng 9 năm 2004), sẽ có thêm nguồn tài trợ để tuyển dụng các giáo viên có trình độ cao hơn cho các trường này và để tăng cường hỗ trợ cho các trường bình thường để tuyển dụng và đào tạo thêm giáo viên về giáo dục chuyên biệt.

Từ năm 2005, một nhóm giáo viên cốt cán từ các trường bình thường có khả năng đảm nhận các học sinh khuyết tật sẽđược đào tạo để giúp các trường quản lý và hỗ trợ cho các học sinh khuyết tật đó. Bộ Giáo dục cũng đã quyết định rằng có ít nhất 1 trên 10 giáo viên của tất cả các trường sẽđược đào tạo.

Tuy nhiên, dự kiến chỉ những giáo viên của 20 trường tiểu học và 30 trường trung học dành cho học sinh khuyết tật sẽ được cấp chứng chỉ về giáo dục chuyên biệt hoặc chứng chỉ tương đương. Để bắt đầu, Bộ Giáo dục sẽ dành 55 triệu đô la Singapore một năm cho tới năm 2008 để thực hiện sáng kiến này.

III. GIÁO DỤC MALAYSIA:

NHỮNG QUYẾT SÁCH MẠNH MẼ TRONG CẢI CÁCH GIÁO DỤC

1. Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Malaysia từ những năm 1950

Maylaysia la quốc gia Đông Nam Á gồm 13 bang và 3 vùng lãnh thổ thuộc liên bang. Malaysia có dân số khoảng 27 triệu người. Trước năm 1963, Malaysia không phải là nước thống nhất mà chỉ là là tập hợp các vùng thuộc địa của Anh. Là một quốc gia từng là thuộc địa của Anh, hiện nay Malaysia là thành viên của Khối thịnh vượng chung (Commonwealth). Dân số Malaysia chủ yếu là người Mã Lai, cùng với một bộ phận lớn là người gốc Hoa và Ấn Độ. Hồi giáo là tôn giáo phổ biến nhất ởđất nước này.

Một thập kỷ trước khi kết thúc sự thống trị của Anh, hệ thống giáo dục ở Mã Lai được tổ chức lại theo khuyến nghị của Báo cáo Barnes năm 1951. Cho đến thời điểm đó, hệ thống giáo dục của Mã Lai còn thiếu sự đồng bộ trong chương trình và thiếu căn cứ xây dựng chính sách phù hợp với các mục tiêu kinh tế-xã hội và mục tiêu chính trị của đất nước. Ba cộng đồng dân tộc chính – Mã Lai, Hoa và Ấn độ (chủ yếu là người Ta-min đến từ Nam Ấn) - xây dựng và quản lý trường riêng của họ. Hai cộng đồng người còn lại nhập chương trình học từ chính đất nước của họ.

Báo cáo Barnes đưa ra khuyến nghị về một hệ thống trường quốc gia, trong đó giáo dục tiểu học là 6 năm bằng tiếng Mã Lai và tiếng Anh với hy vọng rằng sau một thời gian nhất định thì những trường dạy bằng tiếng Hoa và tiếng Ta-min sẽ không còn nữa. Phản ứng của cộng đồng người Hoa trước Báo Barnes không hoàn toàn mang tính tích cực. Mặc dù cộng đồng người Hoa đồng ý rằng Mã Lai là ngôn ngữ chính, họ vẫn cảm thấy là nên công nhận tiếng Hoa và tiếng Ta-min như những hợp phần quan trọng trong khái niệm mới về tính nhất thể của Mã Lai.

Để phần nào giải quyết sự nhạy cảm về dân tộc, chính phủ thuộc địa đồng ý cho phép sử dụng song ngữ (tiếng Mã Lai và tiếng Anh) trong các trường của người Mã Lai và ba "giải pháp" ngôn ngữ trong các trường của người Hoa và người Ta-min (tiếng Ta-min-tiếng Mã Lai- tiếng Anh hoặc tiếng Trung-tiếng Mã Lai-tiếng Anh). Ngoài ra, một chương trình chung cũng được khuyến nghị dùng cho tất cả các trường với hy vọng phát triển hệ thống giáo dục quốc dân. Vào năm 1955, hai năm trước ngày độc lập của Mã Lai, Báo cáo Razak ủng hộ ý tưởng về một hệ thống giáo dục quốc dân dựa trên tiếng Mã Lai (quốc ngữ) làm ngôn ngữ giảng dạy chính. Một đoạn quan trọng trong báo cáo này được trích và đưa vào Phần 3 của Pháp lệnh Giáo dục 1957.

Hệ thống giáo dục quốc dân chấp nhận được đối với dân tộc Liên bang (của Mã Lai) nói chung sẽ đáp ứng nhu cầu của họ và phát triển văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị với mục đích phát triển tiếng Mã Lai thành quốc ngữ, đồng thời bảo tồn và phát triển bền vững ngôn ngữ cũng như văn hoá của các cộng đồng khác trong nước.

Trong cuộc thảo luận cấp quốc gia theo sau Báo cáo Razak, có hai mô hình được vạch ra: Thuỵ Sĩ với sự tồn tại của ba ngôn ngữđã thúc đẩy sự thống nhất của đất nước "mà không làm suy yếu quyền tự trị và sự bình đẳng của các ngôn ngữ và văn hoá khác nhau". Mặt khác, Hợp chủng quốc Hoa Kỳđã đồng hoá được các cộng đồng nhập cư khác nhau bằng cách sử dụng một ngôn ngữ thống trị chung. Báo cáo Razak đưa ra ý định đi theo mô hình của Mỹ. Đồng thời, phần cuối cùng của câu kết luận cũng tán thành nhu cầu áp dụng mô hình của Thuỵ Sĩ vào việc "duy trì sự phát triển bền vững của các ngôn ngữ và văn hoá khác" nhằm thúc đẩy sự thống nhất các nhóm dân tộc.

Có hai loại trường trung học: trường dùng tiếng Mã Lai làm phương tiện giảng dạy được gọi là trường "trường quốc gia". Trong khi đó, những trường dùng tiếng Hoa, tiếng Ta-min hoặc tiếng Anh được gọi là trường "loại quốc gia". Vì đều là trường có tính "quốc gia", chính phủ nên

trợ giúp về tài chính cho cả hai loại trường này. Sau khi giành được độc lập, chính phủ mới về cơ bản thực hiện khuyến nghị trong Báo cáo Razak. Không có vấn đề gì ở cấp tiểu học bởi vì tiếng mẹ đẻ của trẻ là ngôn ngữ giảng dạy. Phụ huynh có quyền lựa chọn bất kỳ ngôn ngữ nào khác, nhưng trong thực tế việc lựa chọn như vậy sẽ hạn chế việc dùng tiếng Anh là phương tiện giảng dạy. Cũng có một sựđồng thuận chung là vào giai đoạn sau của bậc tiểu học, tiếng Anh và/hoặc tiếng Mã Lai có thểđược học như một "ngoại ngữ".

Trọng tâm trong những năm đầu này là thiết lập hệ thống thúc đẩy sự thống nhất quốc gia nhưng không quên hài hoà hoá ba cộng đồng dân tộc vì cộng đồng nào cũng muốn bảo tồn các truyền thống văn hoá riêng của họ. Vì vậy, mãi đến giữa những năm 1960, chính phủ mới tập trung cải thiện nội dung giáo dục thay vì tập trung vào ngôn ngữ giảng dạy. Do đó, kinh phí trợ cấp cho các trường được dùng để thực hiện chương trình quốc gia và đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên để họ có đủ khả năng giảng dạy chương trình các môn học nâng cao, đặc biệt môn toán và khoa học. Điều này là bởi vì chính phủ cảm thấy buộc phải kết nối giáo dục với nhu cầu của nền kinh tế mở rộng và hiện đại.

Vào năm 1967, Malaysia tuyên bố Bahasa Melayu là quốc ngữ vì mục đích hành chính và giáo dục. Với nỗ lực thúc đẩy sự hội nhập đất nước, thứ tiếng này được đưa vào sử dụng như một phương tiện dạy học chính trong trường phổ thông và các cơ sở giáo dục cao hơn. Đồng thời, người dân được lựa chọn sử dụng tiếng mẹđẻ của họ hoặc các ngôn ngữ khác.

2. Khái quát về hệ thống giáo dục Malaysia

Giáo dục ở Malaysia gồm các trường do chính phủ tài trợ, trường tư hoặc học tập tại nhà. Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học trong các trường công do Bộ Giáo dục quản lý, và chính sách giáo dục đại học xây dựng năm 2004 do Bộ Đại học quản lý. Chính quyền các bang và chính quyền địa phương ít có ảnh hưởng đối với chương trình hoặc các khía cạnh quan trọng của giáo dục. Bắt đầu từ năm 1998, Chính phủ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy trong tất cả các môn khoa học, mặc dù điều này tạo ra sự phân biệt giữa những học sinh thành thạo tiếng Anh và những học sinh chưa thành thạo tiếng Anh.

Hệ thống giáo dục quốc dân Malaysia bao gồm: giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, giáo dục sau trung học. Giáo dục mầm non dành cho trẻ từ 4-6 tuổi. Tham gia học chương trình giáo dục mầm non không phổ biến ở Malaysia và nhìn chung chỉ những gia đình giàu có mới đủ khả năng cho con học trường mầm non tư thục. Chính phủ không có chương trình giáo dục mầm non chính quy, ngoại trừ có một khoá bồi dưỡng chính thức để cấp chứng chỉ cho hiệu trưởng và giáo viên trước khi họ thành lập và quản lý trường mầm non. Có các chương trình giáo dục mầm non khác do các nhóm tôn giáo quản lý. Khoá bồi dưỡng này bao gồm các bài giảng về tâm lý trẻ em, phương pháp giảng dạy và các nội dung khác như chăm sóc và phát triển trẻ. Những trường mầm non đã đăng ký phải tuân thủ các điều kiện quy vùng và phải tuân thủ các quy định về việc khám sức khoẻ và đánh giá nguy cơ hoả hoạn vì nhiều trường mầm non nằm trong các khu dân cưđông đúc.

Sơ đồ hệ thống giáo dục Malaysia

Giáo dục tiểu học gồm 6 năm, từ Năm 1 đến Năm 6 (còn được gọi là Chuẩn 1 đến Chuẩn 6). Năm 1-3 được phân thành Mức độ 1 (Tahap Satu) và Năm 4-6 được phân thành Mức độ 2 (Tahap Dua). Trẻ bắt đầu học tiểu học lúc 7 tuổi và hoàn thành chương trình tiểu học lúc 12 tuổi. Dù hiệu quả học tập như thế nào, học sinh luôn được khích lệ lên lớp.

Một phần của tài liệu Quá Trình Phát Triển Giáo Dục (Trang 71)