4.1. Chất lượng giáo dục và việc đổi mới chương trình giáo dục
Đối với phổ thông
Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được chính thức bắt đầu từ năm 200015. Đến nay, chương trình đã được ban hành và sách giáo khoa mới đã được sử dụng để giảng dạy và học tập ở tất cả các khối lớp ở tiểu học và trung học cơ sở; chương trình trung học phổ thông (phân ban) và sách giáo khoa đi kèm đã được áp dụng từ năm học 2006-2007.
Để có bộ chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới, tập thể các nhà giáo, nhà khoa học có uy tín đã phải nghiên cứu, biên soạn theo một quy trình chặt chẽ, trải qua 2 đến 5 năm thí điểm trước khi triển khai chính thức. Số lượng trường tham gia thí điểm là 450 trường tiểu học, 158 trường trung học cơ sở, 48 trường trung học phổ thông ở các địa bàn khác nhau thuộc hơn mười tỉnh. Đối với sách giáo khoa, bản thảo được thẩm định hai vòng (trước khi in làm sách thí điểm và trước khi in làm sách sử dụng chính thức) và tổ chức in thửđể xin ý kiến thêm một lần nữa trước khi phát hành.
Theo nhận định chung, việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã quán triệt mục tiêu và các yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các cấp học quy định trong Luật Giáo dục; làm tăng tính thống nhất, kế thừa, phát triển giữa các cấp học; làm tăng tính liên thông giữa giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học; tạo cơ sở cho việc phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân; bảo đảm yêu cầu đồng bộ giữa nội dung và phương pháp, giữa chương trình, sách giáo khoa và thiết bị dạy học; tăng tính thực hành, thực tiễn, giảm tính hàn lâm, kinh viện; coi trọng khoa học xã hội - nhân văn, phản ánh các thành tựu khoa học - công nghệ phù hợp khả năng tiếp thu của học sinh.
Tuy việc phân ban ở trung học phổ thông không phải là mới mẻ và chưa đạt tới mức cao nhất trong bậc thang tiến hoá về chương trình trung học, nhưng đểđi đến quyết định cuối cùng
cũng đã phải trải qua một thời gian dài hơn chục năm thử nghiệm, tranh luận và điều chỉnh. Trở ngại chính ởđây là, sự phân vân giữa hai xu hướng: ở cực này, muốn duy trì việc thực hiện một chương trình duy nhất và ở cực kia, muốn có nhiều hơn nữa cơ hội tự chọn cho học sinh.
Mặc dù đã đạt được những tiến bộ rất đáng khích lệ, cho đến hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi quỹđạo truyền thống với những môn học được phân chia theo kiểu cũ: văn, sử, địa, toán, lý, hoá, ... và những mong muốn tích hợp các môn học vẫn chưa có điều kiện thực hiện.
Khó khăn lớn nhất trong việc đổi mới chương trình giáo dục là, về mặt chủ quan, các tác giả luôn luôn muốn học sinh phải đi theo con đường mà mình đã trải qua và không vượt qua được những quan niệm vốn có về môn học cũng như tập quán tư duy do cách phân chia các môn học như hiện nay tạo ra. Về mặt khách quan, là khó khăn do năng lực quản lý nhà trường và trình độ của đội ngũ giáo viên chưa thểđáp ứng yêu cầu của chương trình mới. Trong khi đó, nội dung học tập của nhà trường phổ thông không thể cứ tiếp tục rượt đuổi những thành tựu khoa học- công nghệ đang xuất hiện hằng ngày với tốc độ vũ bão. Câu hỏi: “Ngày nay, nhà trường trung học nên dạy cái gì cho học sinh?” vẫn là một thách thức đối với các nhà hoạch định tương lai của nền giáo dục nước ta.16
Đổi mới giáo dục đại học
Để nâng cao tiềm năng trí tuệ của dân tộc, nâng cao sức cạnh tranh của nguồn nhân lực và của nền kinh tế đất nước, Chính phủ đã giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng Đề án đổi mới giáo dục đại học giai đoạn 2006-2020.
Mục tiêu tổng quát của công cuộc đổi mới giáo dục đại học trong 15 năm tới là: Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng và quy mô của giáo dục đại học; nâng cao năng lực cạnh tranh của từng trường và của toàn hệ thống; làm cho các trường thích ứng và hoạt động có hiệu quả trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; trên cơ sở đó, thực hiện tốt sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu học tập của nhân dân. [17]
Đểđạt mục tiêu tổng quát nói trên, các trường đại học, cao đẳng và toàn bộ hệ thống giáo dục đại học cần phải thực hiện các mục tiêu cụ thể là:
- Hoàn chỉnh mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, với sự phân tầng rõ rệt về chức năng, đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
- Phát triển các chương trình đào tạo theo hai hướng chính: nghiên cứu-phát triển và nghề nghiệp-ứng dụng; chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ; hoàn thiện hệ thống bảo đảm chất lượng và kiểm định; đạt được sự công nhận bằng cấp với các nước trong khu vực và trên thế giới; và xây dựng một vài trường đạt mức tiên tiến trên thế giới. [17]
Việc đổi mới giáo dục đại học sẽđược thực hiện theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 2006-2010, hoàn thiện đề án chi tiết đổi mới giáo dục đại học. Tập trung thực hiện một số giải pháp nêu ở trên như: đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế huy động nguồn lực, tạo sự chuyển biến bước đầu về chất lượng.
- Giai đoạn 2011-2015: củng cố các kết quảđạt được ở giai đoạn I. Triển khai đồng bộ các giải pháp, chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, phát triển đủ về quy mô và đảm bảo về trình độ đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học. Phấn đấu có được bước chuyển biến rõ rệt về chất lượng, tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
16 Nước Pháp, vốn được đánh giá cao về tính hoàn mỹ của nền giáo dục trung học cũng phải trăn trở trước câu hỏi này (Xem Le défi XXI, Relier les Connaissances-Thách đố của thế kỷ XXI, Liên kết tri thức, Edgar Morin chủ biên, bản tiếng Việt, NXB ĐHQG Hà Nội 2005).
- Giai đoạn 2016-2020: Hình thành hệ thống giáo dục đại học hiện đại, cơ cấu trình độ phù hợp, mạng lưới giáo dục hợp lý, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, đáp ứng về cơ bản hoàn thiện nhu cầu nhân lực trình độ cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. [17]
Phổ cập giáo dục trung học cơ sở:
Việc thực hiện phổ cập giáo dục ở nước ta có một sốđặc điểm khác với các nước khác [9]:
- Mang tính vận động, không dùng các biện pháp cưỡng bức. Tuy trong Luật Phổ cập giáo dục tiểu học 1991, Luật Giáo dục 1998 và Luật Giáo dục 2005 có quy định tiểu học là cấp học bắt buộc nhưng không quy định các biện pháp xử lý khi cha mẹ học sinh không thực hiện. Sự khác biệt giữa cấp học bắt buộc và cấp học không bắt buộc ở chỗ, đối với cấp học bắt buộc, học sinh trường công lập không phải đóng học phí.
- Yêu cầu đi học đúng độ tuổi được thực hiện từng bước. Đối với tiểu học, lộ trình thực hiện phổ cập được phân thành hai giai đoạn: Trước năm 2000, mục tiêu là hầu hết thiếu niên trong độ tuổi 14 đều tốt nghiệp tiểu học. Từ năm 2000, mục tiêu là hầu hết thiếu niên trong độ tuổi 11 đều tốt nghiệp tiểu học nghĩa là thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
- Sau phổ cập giáo dục tiểu học, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở, không theo trình tự tăng dần số năm học bắt buộc, từ 5 năm lên 6 năm, rồi 7 năm như nhiều nước khác.... Trình tự này cũng được thực hiện ngay trên từng địa bàn dân cư.
- Đánh giá và ghi nhận kết quả đối với từng đơn vị hành chính. Cụ thể, để thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục, Quốc hội quy định tiêu chuẩn công nhận kết quảđối với từng cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Việc kiểm tra, công nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục, được Chính phủ giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cấp chính quyền địa phương.
Tiêu chuẩn công nhận kết quả thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sởđối với từng đơn vị hành chính được Quốc hội quy định17, cụ thể như sau:
Đối với xã, phường, thị trấn:
- Bảo đảm duy trì, củng cố và hoàn thiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học.
- Huy động số học sinh tiểu học tốt nghiệp tiểu học hàng năm vào trung học cơ sởđạt tỷ lệ từ 95%; ở những xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn từ 80% trở lên.
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trung học cơ sở; giảm tỷ lệ lưu ban, bỏ học; bảo đảm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở hằng năm từ 90% trở lên; ở những xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn từ 75% trở lên.
- Bảo đảm tỷ lệ thanh, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 đạt trình độ trung học cơ sở 80% trở lên; ở những xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn từ 70% trở lên.
Đối với quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
Bảo đảm 90% số xã, phường, thị trấn đạt mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Bảo đảm 100% số quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Trách nhiệm kiểm tra, công nhận kết quả thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sởđối với từng đơn vị hành chính được Chính phủ quy định18:
Ban chỉđạo trung ương do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, với sự tham gia của một số bộ, ngành có liên quan chịu trách nhiệm kiểm tra, công nhận cho các tỉnh;
17 Trong Nghị quyết 41/2000/QH10 18 Trong Nghịđịnh 88/2001/NĐ-CP
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập Ban chỉđạo cấp tỉnh kiểm tra, công nhận cho các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh kiểm tra, công nhận cho các xã, phường, thị trấn.
Mục tiêu của Việt Nam về phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi là đến năm 2010, tất cả các tỉnh đều đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Kết quả thực hiện cho đến hết tháng 3 năm 2006 là: đã có 35 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và 32 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở. [20] Trong số các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nói trên, có trường hợp được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở nhưng chưa đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và ngược lại.
Những bài học kinh nghiệm rút ra từ những thành công và cả những hạn chế của suốt quá trình xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học hiện đang được áp dụng vào công cuộc phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đó là:
- Muốn đạt được thành công chắc chắn, công cuộc xây dựng nền tảng học vấn tối thiểu cho toàn dân phải được tiến hành đồng thời trên cả ba mặt: (i) chống nạn thất học cho người lớn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ cập giáo dục cho trẻ em; (ii) phổ cập giáo dục cho trẻ em nhằm chặn nguồn bổ sung của nạn thất học; (iii) tổ chức các hình thức giáo dục không chính quy nhằm duy trì, phát triển thành quả chống nạn thất học và phổ cập giáo dục, đồng thời ngăn chặn nguy cơ thất học trở lại. Trong ba mặt đó, việc xây dựng, duy trì và phát triển mạng lưới trường lớp theo nguyên tắc trường gần dân là nhân tố quyết định.
- Công cuộc xây dựng nền tảng học vấn tối thiểu cần thiết cho toàn dân phải gắn bó chặt chẽ với các nhiệm vụ chính yếu của cả dân tộc, xem đó là một bộ phận của sự nghiệp xây dựng đất nước, mở mang kinh tế - xã hội, vun đắp và giữ gìn nền độc lập của Tổ quốc. Nhờđó, với sự thức tỉnh về tính thần dân tộc và ý thức công dân, tất cả những người tham gia, từ người dạy, người học đến người bảo trợ và vận động phong trào đều thấy ý nghĩa xã hội sâu xa nhưng rất gần gũi của công việc đang làm.
- Xã hội hoá là bài học lớn nhất có thể rút ra ngay từ chiến dịch xoá mù chữđầu tiên (1945- 1946) và đã được bổ sung, nâng cao không ngừng trong suốt quá trình phát triển giáo dục. Sự thành công của các chiến dịch xoá nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học ở Việt Nam là kết tinh công sức của hàng chục triệu người, của người dạy, của người học, của người tổ chức, vận động và cổ vũ các hoạt động xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học. Đồng thời, đó cũng là kết quả tham gia tích cực các tổ chức, đoàn thể và sự phối hợp, giúp đỡ của các ngành đối với ngành giáo dục.
- Việc tạo lập một môi trường văn hoá thuận lợi, vừa có tác dụng thúc đẩy, vừa tạo điều kiện duy trì và phát huy thành quả đã đạt được là nhân tố không thể thiếu khi tiến hành công cuộc xây dựng nền tảng học vấn tối thiểu cần thiết cho toàn dân. Các cơ quan văn hoá, nhà xuất bản, báo chí, phát thanh, truyền hình đóng vai trò quan trọng, ngoài việc tuyên truyền, động viên xã hội tham gia, các tổ chức đó cần tạo ra những sản phẩm văn hoá, đặc biệt là những ấn phẩm, phù hợp trình độ học vấn của nhiều người, góp phần vào việc nâng cao hiểu biết và năng lực của họ, giúp họ tiếp cận với kho tàng tri thức cần thiết cho người dân bình thường ở một xã hội đang phát triển, giúp họ sử dụng được các phương tiện thông tin trong quá trình học tập suốt đời, làm cho mọi người đều học và đều sử dụng những điều học được vào cuộc sống. [9]
Thực hiện cam kết Dakar, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo soạn thảo Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010 và ngày 18-5-2005, Thủ tướng Chính phủđã có Quyết định phê duyệt đề án này.
Mục tiêu cơ bản được ghi trong đề án là: Tạo điều kiện thuận lợi để mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ có thể học tập thường xuyên, liên tục, suốt đời; dựa trên nền tảng phát triển đồng thời, gắn kết và liên thông của cả hai bộ phận: giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên; trong đó, giáo dục thường xuyên làm tiền đề cho việc xây dựng xã hội học tập.
Mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2010 là:
- Nâng cao kết quả xoá nạn mù chữ, tăng tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15-35 từ 94% lên 99%; chú trọng xoá nạn mù chữở vùng dân tộc thiểu số ít người; xoá bỏ sự khác biệt, tạo sự