Các chương trình hỗ trợ người học

Một phần của tài liệu Quá Trình Phát Triển Giáo Dục (Trang 98)

II. GIÁO DỤC PHÁP:

5.Các chương trình hỗ trợ người học

5.1 Hỗ trợ học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt

Tất cả trẻ trong một địa phương học cùng một trường trung học cơ sở trước khi chia ra các trường trung học phổ thông khác nhau. Vì vậy, trường trung học cơ sở phải đối mặt với nhiệm vụ là phải làm sao cung cấp cùng một chuẩn giáo dục cho mọi học sinh, trong khi đầu vào của trẻ có thể ở các mức độ khác nhau do kết quả của thành tích đạt được ở bậc tiểu học khác nhau. Các trường trung học cơ sở hiện có thêm nhiều nguồn lực để phân bổ ít nhất 2 giờ một tuần trong lớp đệ lục và đệ ngũ nhằm giúp học sinh chậm tiếp thu đạt trình độ yêu cầu.

Từ năm học 2000-2001 đã có những khoá học phụ đạo cùng với chương trình giám sát cá nhân (TPE) được tổ chức cho học sinh lớp đệ nhất ngạch phổ thông đại cương và công nghệ (năm gần cuối cấp) nhằm phát triển khả năng học tập độc lập của đối tượng học sinh này.

Để giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn, Pháp đã xây dựng một chính sách phân biệt nhưng mang tính tích cực, tức là phân bổ kinh phí bổ sung cho các trường trong ‘khu vực giáo dục ưu tiên’ (ZEP), nơi mà môi trường văn hoá và xã hội không thuận lợi khiến việc giáo dục học sinh hết sức khó khăn – 18% học sinh tiểu học và 21% học sinh trung học cơ sở đang học các khu vực giáo dục ưu tiên này.

Pháp cũng có nguồn chi phí hỗ trợ dành cho học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt. Sự hỗ trợ này có thể dựa trên từng cá nhân hay nhóm học sinh trong các trường thông thường hay trong các cơ sở giáo dục đặc biệt. Trong các trường thông thường hoặc trong các nhóm lớp chuyên biệt trong nhà trường, các giáo viên chuyên biệt được chỉ định cùng với việc sử dụng các trang thiết bị phù hợp để hướng dẫn từng cá nhân học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt (bao gồm cả trẻ có vấn đề về hành vi ứng xử).

5.2 Hỗ trợ tại trường cho trẻ nhập cư

Những học sinh mới đến Pháp không đủ trình độ về tiếng Pháp hoặc có khó khăn về học tập hàng ngày được hỗ trợ học các lớp chuyên sâu tiếng Pháp như một ngôn ngữ thứ hai trong một giai đoạn nhất định để có thể theo học các môn ở trường và để hoà nhập xã hội. Việc dạy các lớp này nằm ngoài chương trình dạy tiếng Pháp như một ngoại ngữ. Lúc đầu thời lượng học tiếng Pháp rất nhiều và sau đó sẽ giảm dần để đưa vào các môn học khác giống như lớp bình thường. Mục đích của chương trình này là giúp học sinh nhập cư hoà nhập càng sớm càng tốt, sau một năm học hoặc nhiều nhất là sau hai năm trong trường hợp học sinh đến Pháp vào giữa năm học, hoặc khi mới đến Pháp, học sinh này thể hiện kết quả học thấp khó được nhận vào giai đoạn cuối của trường tiểu học (các lớp trung đẳng) hoặc trường trung học.

Ngoài ra còn có các lớp dành cho học sinh chưa bao giờ học tiếng Pháp được tổ chức ở các trường trung học, đặc biệt là trung học phổ thông nghề, cũng như trường THCS, để học sinh trước tiên nắm được ngôn ngữ nói và sau đó là các kiến thức cơ bản vềđọc viết tiếng Pháp. Tuy nhiên, học sinh vẫn tham gia các lớp học bình thường mà kiến thức về tiếng Pháp không phải là yếu tố xem xét chính mà là các môn giáo dục thể chất, âm nhạc, nghệ thuật tạo hình, v.v. Đối với các trường tổ chức các lớp học tiếng Pháp ban đầu nêu trên, họ phải có ít nhất 15 học sinh/lớp mới mở lớp. Nếu chỉ với vài học sinh, nhà nước phải có trách nhiệm chi trả tăng giờ cho những giáo viên dạy riêng về ngôn ngữ cho đối tượng học sinh này.

5.3 Hỗ trợ cho gia đình khó khăn và học sinh xuất sắc

Với những gia đình khó khăn nhà nước có các hình thức trợ cấp khác nhau thông qua chính quyền địa phương. Khoản trợ cấp cơ bản giúp “quay trở lại trường học” được gọi là Allocation Rentrée Scolaire. Đây là khoản tiền trợ cấp vào đầu mỗi năm học, nhằm giúp giải quyết các nhu cầu khi bắt đầu năm học mới, ví dụ, quần áo, văn phòng phẩm. Khoản tiền này chi trả cho học sinh trong độ tuổi từ 6 đến 18 đang đi học, hoặc tham gia các lớp học việc.

Các khoản trợ cấp xã hội ở cả trường THCS và trường THPT dành cho con em các gia đình gặp khó khăn về chi phí học hành, bao gồm các bữa ăn tại trường, trang thiết bị và đi lại. Tiêu chí đểđược hỗ trợ sẽ do hiệu trưởng nhà trường quyết định sau khi được hội đồng trường xem xét. Chính quyền xã và tỉnh đôi khi hỗ trợ các khoản tài chính linh động như hỗ trợ đi lại dành cho những học sinh sống ở xã, phường đó. Với những khoản hỗ trợ chung, chính quyền địa phương sẽ có văn bản gởi các gia đình hoặc gửi cho các trường để thông báo lại cho cha mẹ học sinh.

Khoản hỗ trợ dành cho học sinh trường THCS được gọi là Bourses de Collège. Tiêu chí lựa chọn tùy theo số trẻ và số người lớn trong gia đình. Mức trợ cấp nói chung là ít. Có 3 mức trợ cấp, phụ thuộc vào mức thu nhập và hoàn cảnh gia đình.

Khoản hỗ trợ dành cho học sinh trường THPT được gọi là Bourses de Lycée. Có 5 khoản trợ cấp dành cho học sinh theo học trường THPT, vào lúc bắt đầu vào trường hoặc trong những giai đoạn khác nhau trong quá trình học tập của các em. Những khoản trợ cấp này cũng áp dụng cho những em học tập tại các trung tâm học việc (CFA), với điều kiện là các em đó được coi là học sinh chính thức đang theo học.

Những khoản hỗ trợ theo thành tích học tập ở trường THPT được gọi là Bourses au mérite. Khoản này do Cơ quan quản lý giáo dục trao nhưng yêu cầu ban đầu phải gửi lên nhà trường. Việc tiếp tục cấp khoản hỗ trợ này tùy theo tiến bộ và thành tích học tập xứng đáng.

Khoản hỗ trợ giúp thích nghi dành cho học sinh khuyết tật được gọi là Bourse d’enseignement d’adaptation. Đây là những khoản dành cho học sinh tiểu học và THCS, những em bị khuyết tật hoặc có các vấn đề nghiêm trọng khác về tâm lý hay thể chất. Những khoản này nhằm hỗ trợ chi phí, giúp khắc phục khó khăn liên quan đến việc thích nghi với môi trường học tập. Nếu học sinh bị mất khả năng tới 50% và không thể theo học tại trường hòa nhập bình thường, gia đình em đó sẽđược hưởng khoản trợ cấp giáo dục đặc biệt.

Một phần của tài liệu Quá Trình Phát Triển Giáo Dục (Trang 98)