I. GIÁO DỤC TRUNG QUỐC:
4. Những cải cách giáo dục trong thời kỳ hiện đại hóa ở Trung Quốc
4.1. Chính sách giáo dục từ những năm 1980
Trung Quốc bắt đầu sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa đất nước từ cuối thập niên 1970. Các thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc thời kỳ hậu Mao Trạch Đông xem giáo dục là nền tảng cho “Tứ Hiện Đại Hóa”[28], đó là phát triển nền kinh tế Trung Hoa bằng việc hiện đại hóa về nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng và khoa học công nghệ. Giáo dục khoa học và công nghệ được xem là trọng tâm của chính sách giáo dục; việc đào tạo đội ngũ cán bộ có kỹ năng và nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật được coi là ưu tiên số một. Mặc dù khoa học nhân
26 Số liệu năm 2005
27 Các số liệu năm 2008
28Tứ Hiện Đại Hóa là chủ trương đã được Chu Ân Lai nêu ra tại Đại hội X Đảng Cộng Sản Trung Quốc năm 1973, nhưng nó chỉ chính thức được thực hiện từ khi Đặng Tiểu Bình khởi xướng công cuộc đổi mới cuối những năm 1970.
văn cũng được coi trọng nhưng các kỹ năng chuyên môn và các kỹ năng nghề vẫn được xem là quan trọng nhất nhằm đáp ứng các mục tiêu hiện đại hóa của Trung Quốc. Sự tái định hướng các ưu tiên giáo dục đi song song với chiến lược phát triển kinh tế của Đặng Tiểu Bình. Những đổi mới chú trọng đến khoa học và công nghệ hiện đại, cùng với nhận thức về sự ưu việt của khoa học phương Tây, đã dẫn đến việc chấp nhận một chính sách hướng ngoại bắt đầu từ năm 1976, theo đó khuyến khích việc học tập và vay mượn từ nước ngoài phương thức đào tạo tiên tiến trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau.
Trong những năm 1980, “thành tích” một lần nữa lại được xem là cơ sởđể tuyển sinh và thăng tiến trong giáo dục. Chính trị không còn được coi là thước đo quan trọng đối với hiệu quả công việc, theo đó nguồn gốc chính trị và thái độ chính trị xếp sau thành tích trong công việc. Chính sách giáo dục đã làm tăng số lượng tuyển sinh cùng với mục tiêu lâu dài là đạt được phổ cập giáo dục tiểu học và THCS. Sự phân quyền trong quản lý giáo dục từ cấp trung ương đến địa phương là cách thức lựa chọn để cải thiện hệ thống giáo dục.
Trong 30 năm qua, các thay đổi về chính sách trong giáo dục đã phản ánh sự chuyển giao quyền lực và đường lối phát triển giữa các thế hệ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong quá trình đổi mới, Trung Quốc đã gặp phải nhiều vấn đề như cơ sở vật chất trường học hạn chế dẫn đến sĩ số lớp học cao, thiết bị dạy học lạc hậu; sự mất cân bằng giữa các loại hình đào tạo dẫn đến sự thiếu hụt đội ngũ công nhân lành nghề phục vụ cho công cuộc hiện đại hóa; chương trình giảng dạy và hệ thống đánh giá nặng nề và cứng nhắc nên chưa phát huy hết khả năng tự học, học nâng cao, học suốt đời của người học; sự phát triển mất cân bằng giữa các vùng miền tạo ra nhiều khó khăn cho việc thực hiện các chính sách giáo dục đồng bộ trên cả nước. Tất cả những vấn đề này đã đặt ra yêu cầu phải đổi mới và đổi mới liên tục nền giáo dục để phù hợp với công cuộc hiện đại hóa cùng với xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin.
4.2. Hội nghị quốc gia về Giáo dục năm 1985
Hội nghị quốc gia về giáo dục tháng 5/1985 công nhận năm lĩnh vực cơ bản của cải cách được thảo luận đề cập đến việc thực hiện “Đề cương cải cách hệ thống giáo dục” của Ban chấp hành TW Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Các cải cách là nhằm 1) tạo ra những người có năng lực hơn; 2) buộc các địa phương có trách nhiệm trong việc phát triển giáo dục cơ bản và tiến hành có hệ thống chương trình giáo dục bắt buộc 9 năm; 3) nâng cao chất lượng giáo dục trung học, phát triển giáo dục kỹ thuật và hướng nghiệp; 4) cải cách hệ thống giao chỉ tiêu tuyển sinh đối với các viện, các trường đại học và mở rộng các quyền quản lý và quyền quyết định của các trường này;
5) khuyến khích các nhà quản lý và trao quyền tự chủ cho họ nhằm đảm bảo quá trình cải cách giáo dục diễn ra đồng bộ và sâu rộng.
Hội nghị quốc gia về giáo dục đã mởđường cho việc giải thể Bộ Giáo dục và thành lập Ủy ban giáo dục nhà nước vào năm 1985 (Bộ Giáo Dục đã được tái thành lập vào năm 1998). Ủy ban giáo dục nhà nước được thành lập đểđiều phối các chính sách giáo dục cũng nhưđảm nhận vai trò mà trước đó thuộc về Ủy ban kế hoạch nhà nước và Bộ Giáo dục. Mặc dù Ủy ban giáo dục nhà nước có vai trò trung tâm trong quản lý giáo dục, công cuộc cải cách đã phân cấp nhiều quyền mà trước đó do Bộ giáo dục và các văn phòng, cục, vụ thuộc bộ nắm giữ; những cơ quan này đã thiết lập chương trình giảng dạy và các chính sách tuyển sinh theo yêu cầu của Ủy ban kế hoạch nhà nước.
Một vấn đề quan trọng được bàn tại hội nghị là sự đơn giản hóa việc quản lý và phân quyền, tạo cơ sở cho việc cải cách hệ thống giáo dục. Việc trao quyền quản lý tới các tỉnh thành, các vùng tự trị và các đặc khu hành chính là cơ sở quan trọng để các cấp chính quyền địa phương có nhiều quyền quyết định hơn trong việc phát triển giáo dục cơ bản. Các doanh nghiệp quốc doanh, các tổ chức đoàn thể và các cá nhân được khuyến khích góp vốn để hoàn thành cải cách giáo dục. Chính quyền địa phương sử dụng ngân sách quốc gia được phân bổ và phần trăm nguồn dự trữ tài chính địa phương (chủ yếu là các nguồn thuế) để cấp vốn cho các dự án giáo dục.
4.3. Cải cách cơ cấu của giáo dục trung học cuối những năm 1980
Hội nghị quốc gia về giáo dục năm 1985 đã tạo tiền đề cho những cải cách mạnh mẽ của giáo dục trung học diễn ra sau đó. Cuộc cải cách kêu gọi “hướng nghiệp hóa” giáo dục THPT, với mục tiêu là dần dần giáo dục trung học sẽ thay đổi từ việc chủ đạo về giáo dục phổ thông chuyển sang kết hợp cân bằng giữa giáo dục phổ thông và giáo dục kỹ thuật, hướng nghiệp.
Trên cơ sởđó, từ năm 1985 đã có 3 loại trường kỹ thuật hướng nghiệp ở cấp THPT ra đời: trường trung học nghề do các phòng giáo dục quản lý, các trường công nhân lành nghề do Bộ Lao động và các cơ quan thuộc bộởđịa phương quản lý và các trường trung học chuyên nghiệp (bao gồm các trường sư phạm do các phòng giáo dục quản lý, các trường trung học kỹ thuật do các bộ ban ngành và doanh nghiệp quản lý). Bằng việc gia tăng tuyển sinh đối với ba loại hình trường kỹ thuật hướng nghiệp nêu trên tương đương với các trường trung học phổ thông, cuộc cải cách đã thực hiện được việc đa dạng hóa giáo dục trung học.
Theo chính phủ Trung Quốc, cuộc cải cái này được thúc đẩy bởi những thay đổi kinh tế do chính sách hiện đại hóa mang lại từ kỳ họp toàn thể lần thứ ba của Đại hội Đảng khóa 11 năm 1978. Khi sự nghiệp công nghiệp hóa tăng nhanh vào đầu những năm 1980, đã có sự thiếu hụt nghiêm trọng đội ngũ công nhân lành nghề, công nhân bán lành nghề và các kỹ thuật viên trung cấp. Trong khi đó, giáo dục kỹ thuật hướng nghiệp là khâu yếu nhất trong hệ thống giáo dục và không tạo ra được nguồn nhân công lành nghề cần thiết. Sự tập trung quá mức vào giáo dục trung học phổ thông vào cuối những năm 1970 được xem là một vấn đề lớn đối với giáo dục Trung Quốc. Cải cách kinh tế nhấn mạnh tính hiệu quả trong sản xuất, trong khi đó học sinh tốt nghiệp phổ thông cho thấy không được chuẩn bị đầy đủ về kỹ năng nghề cho môi trường làm việc. Các nhà hoạch định chính sách giáo dục Trung Quốc tin rằng giáo dục kỹ thuật hướng nghiệp sẽ tốt hơn giáo dục phổ thông trong việc đào tạo kỹ thuật cho giới trẻ để làm việc trong các ngành công nghiệp sau khi ra trường. Việc hướng nghiệp hóa giáo dục trung học sẽđem lại kết quả trong việc tăng sức sản xuất đối với những người tốt nghiệp trung học và vì thế tăng hiệu quảđối với các đầu tư cho giáo dục.
4.4. Cải cách tài chính và đầu tư của phính phủ vào giáo dục những năm 1980
Cùng với việc cải cách ở các mảng khác trong ngành giáo dục, hội nghị giáo dục năm 1985 cũng đã mởđầu cho những cải cách về tài chính. Cơ cấu tài chính trong giáo dục đã thực hiện những thay đổi cơ bản từ hệ thống tập trung trên cơ sở nguồn ngân sách hẹp chuyển sang hệ thống phân cấp trên cơ sở nguồn ngân sách đa dạng hơn rất nhiều. Cải cách tài chính bao gồm 2 chiến lược chính: phân cấp và đa dạng hóa. Phân cấp tài chính dựa trên nguyên tắc “trách nhiệm của địa phương và quản lý theo từng cấp”, theo đó mỗi cấp chính quyền địa phương quản lý mỗi cấp giáo dục khác nhau. Sự phân cấp được thực hiện theo sự sắp xếp như sau: các cấp tỉnh, địa khu, huyện có trách nhiệm tương ứng với các cấp giáo dục là 1. ĐH (ĐH và CĐ) 2. THPT 3. THCS, tiểu học và mầm non. Ngoài ra chính quyền trung ương điều hành và cung cấp tài chính cho một số viện đại học trọng điểm.
Sựđa dạng hóa các nguồn tài chính bao gồm việc mở rộng nguồn thu mới của chính phủ dành cho giáo dục cùng với mở rộng và tăng cường việc huy động các nguồn ngoài chính phủ. Những nguồn thu mới của chính phủ bao gồm các khoản thu tăng thêm cho giáo dục ở các khu vực thành thị và những khoản thuếở khu vực nông thôn. Các nguồn thu ngoài chính phủ thường do chính các đơn vị giáo dục thu và sử dụng; các nguồn này bao gồm đóng góp của xã hội, học phí và các khoản phí khác cũng như thu nhập từ các hoạt động của các đơn vị giáo dục. Nhờđó nguồn lực tài chính đã dần dần đa dạng hơn và vì thế tổng chi ngân sách của nhà nước cho giáo dục đã giảm xuống đáng kể.
Tuy nhiên, cuộc cải cách cũng thể hiện 3 nhược điểm lớn, đó là: sựđầu tư thiếu thỏa đáng của chính phủ cho giáo dục; sự chênh lệch ngày càng lớn giữa các địa phương về tài chính trong giáo dục; và khó khăn về tài chính ở các vùng chậm phát triển.
4.5. Việc phát triển đội ngũ giáo viên từ cuộc cải cách năm 1985
Một trong những vấn đề gây áp lực nhất mà các nhà cải cách giáo dục phải đối mặt là sự thiếu hụt đội ngũ giáo viên có chất lượng, dẫn tới sự trì trệ nghiêm trọng trong phát triển giáo dục. Vào năm 1986, có khoảng 8 triệu giáo viên tiểu học và trung học ở Trung Quốc, nhưng nhiều người trong sốđó chưa qua đào tạo chuyên môn.
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, chính phủ đã khởi động “Chương trình quốc gia về mạng lưới đào tạo giáo viên”. Mục đích của chương trình là: 1) hiện đại hóa việc đào tạo giáo viên thông qua thông tin giáo dục, cung cấp dịch vụ và hỗ trợ học tập suốt đời thông qua mạng lưới đào tạo giáo viên, truyền hình vệ tinh và các phương tiện thông tin truyền thông khác; 2) cải tiến mạnh mẽ chất lượng giảng dạy ở bậc tiểu học và trung học thông qua chương trình đào tạo “quy mô lớn, chất lượng cao, hiệu quả cao” cũng như giáo dục thường xuyên.
Hoạt động đào tạo tại chức cho giáo viên tiểu học được thiết kếđể nâng trình độ giáo viên lên mức xấp xỉ hai năm sau trung học (12+2), với mục đích là chuẩn hóa hầu hết các giáo viên tiểu học. Đào tạo tại chức cho giáo viên trung học dựa trên một mô hình thống nhất, được thiết kếđể phù hợp với các điều kiện của từng địa phương. Mô hình đó là: giảng dạy bộ môn chiếm 95 % chương trình học, phương pháp sư phạm và tâm lý học chiếm 2 – 3 % chương trình học, phương pháp giảng dạy chiếm 2 – 3% chương trình học.
Mặc dù một số lượng đáng kể các sinh viên đủ trình độ tốt nghiệp từ các trường cao đẳng và đại học sư phạm, nhưng vị thế xã hội và mức lương khá thấp của nghề giáo viên đã cản trở quá trình tuyển dụng, cho nên không phải tất cả sinh viên tốt nghiệp các trường sư phạm đều trở thành giáo viên. Để thu hút được nhiều giáo viên hơn, Trung Quốc đã nỗ lực đưa nghề dạy học trở thành một nghề hấp dẫn và được tôn trọng hơn. Để đạt mục tiêu này, chính phủ hỗ trợ cho các khoản tăng lương cho giáo viên, miễn phí học đại học sư phạm. Ngày 10/9 hàng năm kể từ năm 1985 đã được chọn làm Ngày nhà giáo; nghề dạy học trở thành nghềđầu tiên có một ngày lễ kỷ niệm riêng. Và để giảm tình trạng thiếu hụt giáo viên, năm 1986, chính phủđã cử giảng viên đến các vùng chưa phát triển đểđào tạo giáo viên cho các trường địa phương.
Sau hơn 2 thập kỷ tìm cách giải quyết vấn đề, chính quyền các cấp đã thành công trong việc nâng cao vị thế xã hội cũng như lương cho giáo viên. Giới trẻ đã bắt đầu coi giáo viên là một nghề được đảm bảo, có thu nhập ổn định (dù không cao lắm), và tốt hơn phải đối mặt với những bất ổn ở khu vực tư nhân. Ở hầu hết các tỉnh, các thành phố trực thuộc trung ương và khu tự trị, giáo viên đã bắt đầu được hưởng chính sách tương tự như đối với cán bộ công chức về việc chăm sóc y tế. Năm 1993, Luật giáo viên đã được ban hành, theo đó lương hưu cho giáo viên cũng đã tăng đáng kể.
4.6. Luật Giáo dục bắt buộc 1986
“Luật Giáo dục bắt buộc 9 năm”, có hiệu lực từ ngày 1/7/1986, đặt ra các yêu cầu và thời hạn đểđạt được phổ cập giáo dục tùy theo điều kiện của địa phương và đảm bảo rằng mọi trẻ em trong độ tuổi đến trường đều có quyền được hưởng giáo dục. Hội đồng nhân dân các cấp, trong khuôn khổ các hướng dẫn và tùy vào điều kiện của địa phương, quyết định các bước, phương pháp, và thời hạn để tiến hành giáo dục bắt buộc 9 năm theo các hướng dẫn khung của trung ương. Chương trình cố gắng đưa những vùng nông thôn, nơi có mặt bằng học vấn bắt buộc chỉ từ 4 đến 6 năm, tiến kịp các vùng thành thị.
Luật giáo dục bắt buộc chia ra 3 nhóm đối tượng: 1) thành phố và các vùng phát triển về kinh tếở các tỉnh ven biển và một số ít các vùng phát triển trong nội địa; 2) các thị trấn, thị xã và vùng phát triển ở mức trung bình; và 3) các vùng còn tụt hậu về kinh tế. Nếu tính đến tháng 11/ 1985, nhóm đầu tiên mới chỉ có các thành phố lớn và xấp xỉ 20% các quận huyện (chủ yếu là ở các vùng ven biển phát triển và khu vực đông nam Trung Quốc) đã phổ cập được giáo dục 9 năm thì đến năm 1990, các vùng có kinh tế phát triển ở các đơn vị thuộc các tỉnh ven biển, và một số
ít các vùng phát triển trong nội địa (xấp xỉ 25% dân số Trung Quốc) đã được phổ cập THCS và hướng đến mục tiêu phổ cập THPT.
Nhóm đối tượng thứ hai theo luật Giáo dục bắt buộc 9 năm gồm các quận huyện với mức phát triển trung bình (chiếm khoảng 50% dân số Trung Quốc) hướng đến đạt phổ cập THCS vào năm 1995. Giáo dục kỹ thuật và Giáo dục CĐ, ĐH ở nhóm này cũng được lên kế hoạch phát triển ở mức độ tương tự.
Nhóm thứ ba gồm các vùng nông thôn chậm phát triển kinh tế (khoảng 25% dân số Trung Quốc), sẽđược phổ cập giáo dục không theo mốc thời gian ấn định và ở các mức độ khác nhau tùy theo tình hình phát triển kinh tếởđịa phương, mặc dù nhà nước sẽ cố gắng hết sức để hỗ trợ