Sơ lược quá trình phát triển của hệ thống giáo dục Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Quá Trình Phát Triển Giáo Dục (Trang 139)

IV. GIÁO DỤC HOA KỲ:

1. Sơ lược quá trình phát triển của hệ thống giáo dục Hoa Kỳ

Mỹ hay Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là quốc gia có diện tích lớn thứ 3 [55] trên thế giới với dân số khoảng trên 306 triệu người [56]. Về mặt hành chính, Hoa Kỳđược chia thành 50 bang và một quận thuộc liên bang (quận Columbia, tức thủ đô Washington). Ngày nay Hoa Kỳ đã trở thành một siêu cường quốc và có ảnh hưởng về nhiều mặt trên phạm vi toàn thế giới. Những đặc trưng văn hóa của Hoa Kỳ là: đất nước đa văn hóađất nước của những người di cư. Trừ một bộ phận nhỏ các bộ tộc thổ dân, hầu hết người Mỹ có nguồn gốc từ các châu lục khác. Những đặc điểm này có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển của hệ thống giáo dục Hoa Kỳ.

Nền giáo dục Hoa Kỳđã phát triển ngay từ khi những nhóm người di cư châu Âu đầu tiên đặt chân đến Bắc Mỹ. Những trường đại học đầu tiên đã được thành lập từ những năm 1630 [57]. Với quan điểm truyền thống là giáo dục thực dụng, nhiều loại hình lớp học và trường học đã ra đời đểđáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng của các bộ phận dân cư nhằm mục đích thiết thực là tồn tại và phát triển trên đất nước được cho là Thế giới mới.

Hiện nay, nền giáo dục Hoa Kỳ là một trong những nền giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới. Sự tiên tiến thể hiện ở cơ hội tiếp cận giáo dục, phương pháp giảng dạy, quy mô trường lớp, và nghiên cứu trong giáo dục, v.v… Hệ thống trường học cũng như chương trình giảng dạy không thống nhất trên toàn quốc. Giáo dục công lập ở bậc phổ thông miễn phí và bắt buộc từ 6 đến 16, 17 hoặc 18 tuổi tùy theo mỗi bang. Giáo dục phổ thông gồm 12 năm học nhưng sự phân chia các cấp tiểu học, THCS và THPT khá phức tạp và không thống nhất; sự phân chia có thể là 6-6, 8-4, 6-3-3, hoặc 4-4-4 tùy theo từng địa phương. Giáo dục đại học bao gồm cao đẳng, cao đẳng cộng đồng, đại học, chương trình thạc sĩ, chương trình tiến sĩ và nghiên cứu sau tiến sĩ.

Những đặc điểm nổi bật của hệ thống giáo dục Hoa Kỳ là sự phân quyền phân cấp trong quản lý, sự dân chủ trong việc thực thi các chính sách giáo dục, sựđa dạng về loại hình trường học cũng như phương thức đào tạo, và sự ứng dụng sâu rộng những tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại trong quản lý cũng như hoạt động dạy và học. Sự nghiệp giáo dục của Hoa Kỳ là sựquan tâm của liên bang, là trách nhiệm của mỗi bang và là chức năng của từng địa phương.

2. Quản lý giáo dục

2.1. Quản lý giáo dục cấp liên bang

Ở cấp liên bang có Bộ Giáo dục (US Department of Education). Bộ Giáo dục chỉđược hình thành từ năm 1980 sau khi hợp nhất một số cơ quan giáo dục cấp liên bang. Sứ mệnh của Bộ Giáo Dục là nâng cao hiệu quả của người học, chuẩn bị cho sự cạnh tranh toàn cầu bằng cách thúc đẩy chất lượng giáo dục và đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục công bằng cho mọi người. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là Bộ Giáo dục Hoa Kỳ hoàn toàn không có chức năng quản lý như Bộ Giáo Dục ở một số nước như Việt Nam và Trung Quốc. Bộ Giáo dục Hoa Kỳ chịu trách nhiệm:

- Xây dựng các chính sách về hỗ trợ ngân sách quốc gia cho giáo dục, phân phối cũng như quản lý các nguồn quỹ này.

- Thu thập dữ liệu về hệ thống trường học và phổ biến các chương trình nghiên cứu. - Tập trung sự quan tâm của quốc gia về các vấn đề giáo dục then chốt.

- Ngăn cấm sự phân biệt đối xử và đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục công bằng cho mọi người.

55 Hoa Kỳ lớn thứ 3 hoặc thứ 4 thế giới so với Trung Quốc tùy theo cách xác định về lãnh thổ Trung Quốc 56 Số liệu tháng 6 năm 2009

Chính quyền liên bang có thể ban hành một sốđạo luật liên bang về giáo dục áp dụng trên toàn quốc nhưĐạo luật Giáo dục cho mọi trẻ em (No Child Left Behind Act), Đạo luật Giáo dục cho trẻ khuyết tật (Individuals with Disabilities Education Act) v.v…

2.2. Quản lý giáo dục cấp bang

Quản lý nhà nước về giáo dục ở Hoa Kỳ chỉ thực sự bắt đầu ở cấp bang. Tuy nhiên, tính phân quyền quản lý được thể hiện rất rõ ở chỗ mỗi cơ quan hoặc tổ chức giáo dục thuộc bang chỉ đảm trách một lĩnh vực riêng. Hơn nữa, mỗi địa phương lại có những quy định riêng tùy theo đặc điểm kinh tế xã hội ởđó sao cho phù hợp với luật của bang và liên bang.

2.2.1. Quản lý đối với giáo dục mầm non, tiểu học và trung học

Chính quyền bang có thẩm quyền điều phối đối với trường mầm non, tiểu học và trung học công lập, cấp phép đối với trường mầm non, tiểu học và trung học tư thục, cấp phép hoặc ban hành quy định đối với các bậc cha mẹ tự giáo dục con cái tại nhà. Trong nhiều trường hợp, các chính quyền bang còn thiết lập và giám sát chương trình, tiêu chuẩn và quy trình giảng dạy. Hầu hết sự quản lý của chính quyền bang thông qua Hội đồng giáo dục (State Board of Education).

Hội đồng giáo dục là cơ quan của những người được chỉ định bởi cơ quan lập pháp hoặc thống đốc bang trong một nhiệm kỳ nhất định. Công việc của họ là thực thi chức năng giám sát đối với các chính sách và hoạt động giáo dục trong toàn bang, xác định các ưu tiên về ngân sách, phê duyệt các chính sách và đường lối mới, quy định các chuẩn về chương trình giảng dạy, phê chuẩn việc bố trí một số nhân sự và thành lập trường mới, xem xét các đòi hỏi từ các cơ quan giáo dục địa phương, điều tra xử lý các vấn đề liên quan. Ở một số bang, hội đồng giáo dục chịu trách nhiệm tất cả các bậc học, nhưng ở hầu hết các bang, hội đồng này chỉ tập trung ở cấp mầm non, tiểu học và trung học.

Sở giáo dục của bang (State Department of Education) là cơ quan quản lý đại diện của Hội đồng giáo dục. Sở giáo dục của bang được đứng đầu bởi giám đốc sở giáo dục, do Hội đồng giáo dục chọn, do thống đốc bang chỉ định hoặc do dân bầu tùy theo luật giáo dục của bang đó quy định.

2.2.2. Quản lý đối với giáo dục đại học và sau đại học

Các trường đại học cả công lập và tư thục đều có nhiều quyền tự chủ và tựđiều hành nội bộ hơn đối với các trường phổ thông. Tuy vậy, các chính quyền bang vẫn thực hiện sự giám sát và phối hợp hành động đối với giáo dục đại học và sau đại học trong phạm vi quyền hạn pháp lý của mình, ban hành các quy định chung, ban hành các tiêu chuẩn và giám sát chất lượng đối với các loại bằng cấp, và cũng có thể có quyền điều phối đối với một số lĩnh vực hoạt động của trường đại học công lập (tùy thuộc vào luật của từng tiểu bang). Chính quyền bang quản lý giáo dục đại học và sau đại học thông qua nhiều cơ quan khác nhau liên quan đến bậc học này.

2.3.Quản lý giáo dục cấp địa phương

2.3.1. Quản lý đối với hệ thống trường công lập

Các địa phương được phân chia thành các phân khu trường học tạm gọi là các hạt (school district – tương đương với Phòng giáo dục ở Việt Nam). Các hạt chỉ bao gồm các trường tiểu học và trung học công lập của một thành phố, một hoặc nhiều quận. Mỗi hạt có một hội đồng giáo dục do địa phương đó bầu ra trong một nhiệm kỳ nhất định đểđịnh hướng chính sách phát triển giáo dục riêng cho các trường trong hạt sao cho đảm bảo sự phù hợp với chính sách và luật pháp chung của bang và liên bang. Hội đồng này sẽ chỉ định một giám đốc hạt để điều hành các hoạt động giáo dục công trong hạt. Chức năng của Hội đồng này bao gồm phê duyệt việc bổ nhiệm hiệu trưởng và phó hiệu trưởng của giám đốc hạt, giám sát chương trình học của các trường công trong hạt, giám sát ngân sách bao gồm các nguồn kinh phí để xây dựng trường và mua sắm trang thiết bị giảng dạy.

Trong thực tế, khái niệm hạt khác nhau ở mỗi bang; có hạt chỉ đảm trách giáo dục trung học hoặc tiểu học hoặc giáo dục kỹ thuật hướng nghiệp, trong khi có hạt đảm trách toàn bộ chương trình phổ thông. Như vậy tính phân quyền cho địa phương và sự không đồng nhất trong hệ thống được thấy rất rõ trong việc sắp xếp các hạt.

Tính trung bình, khoảng 43% nguồn quỹ chi cho giáo dục là từđịa phương. Các hạt chịu trách nhiệm đối với những chương trình giáo dục như giáo dục phổ thông, giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật và giáo dục căn bản cho người lớn. Những chương trình giáo dục căn bản cho người lớn, chẳng hạn như chương trình dạy nghề, nhằm giúp những người trên 18 tuổi có cơ hội nâng cao kiến thức và kỹ năng cần thiết để thích ứng với sự phát triển kinh tế xã hội. Những chương trình này có thể do các hạt đảm trách hoặc phối hợp với các cấp chính quyền khác nhau tổ chức.

Có khoảng 85% học sinh Hoa Kỳ học ở trường công. Việc tuyển sinh vào các trường này thường dựa vào địa bàn cư trú. Trẻ trong độ tuổi đến trường được miễn phí hoàn toàn khi chọn học ở trường công. Hệ thống trường công được hỗ trợ toàn bộ kinh phí nhờ vào nguồn thu thuế của địa phương và một phần của bang. Đây cũng là một trong những vấn đề gây ra tranh cãi về hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ vì những trường ở vùng kinh tế phát triển nhận được nhiều hỗ trợ hơn những vùng ít phát triển. Để bù đắp cho sự khác biệt chất lượng giữa các trường theo vị trí địa lý, một số trường công ở thành phố lớn cho phép một số lượng học sinh nhất định không cư trú trên địa bàn được đăng ký nhập học bên cạnh các học sinh trong vùng tuyển sinh của mình.

2.3.2. Quản lý đối với hệ thống trường tư thục

Hệ thống giáo dục Hoa Kỳ công nhận cả giáo dục công và tư thục và không phân biệt đối xử giữa chúng. Trường tư có thể là trường tôn giáo, trường của các nhóm dân tộc (thiểu số), trường phi lợi nhuận và trường có lợi nhuận. Các trường tư thục được hoàn toàn tự chủ về mặt quản lý. Hội đồng quản trịđược tự chỉ định hoặc chỉđịnh bởi chủ sở hữu là các nhóm tôn giáo hoặc hội đoàn. Các trường này không nhận được ngân sách hàng năm từ chính quyền bang nhưng họ có thể đòi hỏi và nhận được nguồn quỹ cho một số mục đích đặc biệt nếu được luật pháp của bang đó cho phép. Nhìn chung, trường tưở Hoa Kỳ thường có chất lượng tốt hơn và dành cho con em của các gia đình có điều kiện kinh tế tốt hơn. Trong khi các trường công phải thu nhận tất cả học sinh trong vùng, trường tưđược chọn học sinh từ các vùng khác nhau. Học phí ở các trường tư rất khác nhau, phụ thuộc vào vị trí địa lý, danh tiếng của trường, và nguồn quỹ sẵn có của trường đó. Điểm đáng lưu ý là các trường tư thục hoàn toàn không chịu sự quản lý về mặt chuyên môn của Sở giáo dục bang. Quyết định về chương trình học trong các trường được đưa ra khác so với các trường công và hầu như không cần xem xét tới một sốđạo luật liên bang như luật “Giáo dục cho mọi trẻ em”. Ở nhiều trường tư, giáo viên giữ vai trò quan trọng trong việc thiết kế chương trình học và ít chịu ảnh hưởng từ cấp trên. Họ có thể chọn lựa những giáo trình và phương pháp giảng dạy khác nhau để phù hợp với nhu cầu học sinh.

3. Khái quát về hệ thống giáo dục Hoa Kỳ

Hệ thống giáo dục Hoa Kỳ bao gồm 12 năm học phổ thông, với trước đó là 1 đến 2 năm giáo dục mầm non và sau đó là các chương trình học được cấp bằng qua các giai đoạn: cao đẳng, cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Thêm vào đó là các chứng chỉ không được cấp bằng. Ngoài ra còn có các chương trình giáo dục đặc biệt, giáo dục thường xuyên và cơ bản cho người lớn, học tập tại chức vào thời gian nhàn rồi, giáo dục và đào tạo nghề nghiệp thường xuyên. Việc hoàn thành mỗi bậc học hay giai đoạn học là điều kiện tiên quyết để vào học bậc kế tiếp. Tuy nhiên một số ngành cũng chấp nhận sinh viên tốt nghiệp đại học học tiếp lên bậc tiến sĩ mà không cần qua chương trình thạc sĩ. Rất nhiều công cụđánh giá được sử dụng để xác định nhu cầu học tập, đánh giá kết quả học tập và xác định điều kiện lên học bậc học cao hơn.

Sơ đồ 1: Cấu trúc của nền giáo dục Hoa Kỳ

3.1.Giáo dục mầm non

Độ tuổi của trẻ học ở bậc mầm non là từ 3-5 tuổi. Bậc học này gồm loại hình nhà trẻ, mẫu giáo, trung tâm chăm sóc trẻ, chương trình dành cho trẻ trước độ tuổi đi học. Chính phủ liên bang chỉ hỗ trợ kinh phí cho chương trình giáo dục trẻ em ởđộ tuổi mầm non thuộc các gia đình có thu nhập thấp, hầu hết các gia đình phải tự chi trả cho các dịch vụ chăm sóc trẻở bậc học này.

3.2.Giáo dục phổ thông

Theo luật định, việc đến trường là bắt buộc và kết thúc ởđộ tuổi 16 đối với 30 bang, ởđộ tuổi 17 đối với 9 bang, và ởđộ tuổi 18 đối với 11 bang cùng với Hạt Columbia. Khi đến độ tuổi theo luật định, học sinh có quyền nghỉ học, nhưng điều này không có nghĩa là học sinh được cấp bằng tốt nghiệp trung học nếu chúng chưa hoàn thành chương trình phổ thông ởđộ tuổi đó.

Bậc tiểu học dành cho học sinh học từ lớp 1 đến lớp 4,5, hoặc 6 tùy thuộc vào quy định của mỗi bang và hạt. Bậc cao hơn của tiểu học thường được tổ chức thành trường gọi là Middle School, thường bắt đầu ở lớp 4,5 hoặc 6 và kết thúc ở lớp 6, 7 hoặc 8. Cũng như thế, bậc học

thấp hơn cấp trung học thường được tổ chức thành trường gọi là Junior High School cho học sinh lớp 7,8 hoặc 9 tùy theo quy định của mỗi bang và hạt. Bậc trung học thường bắt đầu ở lớp 8,9 hoặc 10 và kết thúc ở lớp 12, một lần nữa, tùy theo quy định của mỗi bang và hạt.

Phần lớn học sinh học 8 tiếng mỗi ngày tại trường kể cả giờăn trưa và khoảng 175 đến 185 ngày trong năm. Thời khóa biểu thường sắp xếp 2 buổi trên ngày kể cả giờ giáo dục thể chất, giờ nghiên cứu ở thư viện, âm nhạc và các lớp nghệ thuật. Một năm học thường diễn ra từ tháng tám năm trước đến tháng sáu năm sau, với kỳ nghỉ hè từ 2 đến 2½ tháng. Giáo trình cũng như chương trình giảng dạy tại các trường công do hạt quyết định phù hợp với tiêu chuẩn của bang và của cấp học. Mỗi lớp học có từ hai mươi đến tối đa là ba mươi học sinh với những nhu cầu học tập khác nhau, bao gồm cả học sinh khuyết tật, học sinh nói tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ, học sinh có năng khiếu đặc biệt về thể thao hoặc các môn nghệ thuật. Đối với trường công, hạt sẽ nắm bắt các nhu cầu của người học để phối hợp với giáo viên và các chuyên gia tư vấn phát triển các tài liệu bổ sung hỗ trợ cho nhu cầu đa dạng của người học và làm phong phú sách giáo khoa. Đa số các trường đưa thông tin về giáo trình và những tài liệu hỗ trợ lên trang web để mọi người có thể tìm thông tin.

Có 2 văn bằng chính thức được cấp cho người học sau khi hoàn thành chương trình phổ

Một phần của tài liệu Quá Trình Phát Triển Giáo Dục (Trang 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)