I. GIÁO DỤC ANH
4. Những cải cách quan trọng trong giáo dục
4.1. Phát triển giáo dục toàn diện ở mỗi đứa trẻ (Luật giáo dục 1944)
Trong lịch sử giáo dục của Anh đầu thế kỷ XX, Luật Giáo dục 1944 (còn được biết đến là Butler Act) có giá trịảnh hưởng quan trọng nhất đến hệ thống giáo dục và nó thay thế tất cả các luật trước đó. Chính phủ nhận ra rằng giáo dục là vấn đề quan trọng của mỗi cá nhân và của quốc gia. Nếu giáo dục mong muốn nuôi dưỡng tinh thần, trí tuệ, và thể chất tốt cho cộng đồng, nó phải nuôi dưỡng tinh thần, trí tuệ và thể chất của mỗi cá nhân. Trẻ em phải là trung tâm cho mọi hoạt động giáo dục. Giáo dục không chỉ liên quan đến học thuật mà phải liên quan đến sự phát triển toàn diện của từng đứa trẻ với sự nuôi dưỡng đầy đủ vềtinh thần, đạo đức, trí tuệ, và thể chất. Khái niêm này được sự đồng thuận của tất cả các tầng lớp xã hội và các Đảng đối lập. Trong lịch sử giáo dục Anh, những giá trị tôn giáo, tâm linh được xem là quan trọng tối cao. Một lần nữa, Luật 1944 nhấn mạnh việc rèn luyện tâm linh, thực hiện các lễ nghi tôn giáo và cầu nguyện chung của tất cả học sinh trước khi bắt đầu ngày học ở trường. (sau này, vấn đề này bị chỉ trích là không phù hợp với những người không có niềm tin vào tôn giáo). Giáo dục chính quy được miễn phí cho tất cả trẻ em và các cơ quan quản lý giáo dục địa phương phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu học tập của bất cứ ai. Luật 1944 cũng đã quy định việc phát triển những giá trị tinh thần, đạo đức, văn hóa ở mỗi đứa trẻ. Để giúp phát triển thể chất tốt ở trẻ, chính phủ hỗ trợ nâng cao chất lượng giáo dục rèn luyện thể chất, hỗ trợ mở rộng cơ hội và điều kiện cho trẻ em và thanh niên tham gia các môn thể thao. Trường học phải đảm bảo việc học sinh trong trường có chếđộăn uống dinh dưỡng, an toàn và hợp lý.
Luật 1944 quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục địa phương trong việc đáp ứng những nhu cầu xã hội và phúc lợi, hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Trẻ em phải được đảm bảo có cơ hội tốt nhất để phát huy hết năng lực bản thân. Các nhà giáo dục phải hiểu những đặc điểm riêng biệt của mỗi cá nhân cũng như những trở ngại thành công của mỗi đứa trẻ. Nhiệm vụ của các cơ quan quản lý là phải cung cấp tất cả các công cụ hỗ trợ cần thiết vì sự thành công của học sinh. Luật 1944 đã thực sự mang lại ý nghĩa lịch sử quan trọng trong việc phát triển giáo dục ở Anh. Tuy nhiên luật này vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và hệ thống giáo dục được tiếp tục cải cách ở những luật tiếp theo.
4.2. Loại bỏ chính sách tuyển chọn học sinh (năm 1965)
Để có được hệ thống giáo dục như ngày nay, chính phủ Anh quốc đã vượt qua được tính bảo thủđặc trưng để quyết tâm cải tổ hệ thống giáo dục. Ở những năm 1945, hệ thống giáo dục ở Anh được phân chia thành ba hệ thống và đi theo chính sách tuyển lựa từ rất sớm. Khoảng năm 11 tuổi, tất cả trẻ em Anh đều phải trải qua một kỳ thi vào cuối bậc tiểu học để phân loại trình độ
học sinh. Những học sinh nào qua được kỳ thi này mới được vào học các trường trung học chuyên biệt gọi là “Grammar School”. Học sinh ở những trường chuyên biệt này được xem là có năng lực và hầu hết được chọn vào các trường đại học danh tiếng sau khi tốt nghiệp.
Những học sinh nào không qua được kỳ thi phân loại này, phải đi học những trường gọi là “secondary modern” có trình độ thấp hơn nhiều, hoặc phải học ở trường kỹ thuật. Kỳ thi ở năm 11 tuổi đã quyết định phần lớn tương lai học tập và nghề nghiệp của đứa trẻ. So với trường chuyên biệt, trường “secondary modern” và trường kỹ thuật ít nhận được sự quan tâm của chính phủ hơn, ít được đầu tư về nguồn lực hơn và ít có đội ngũ giáo viên có năng lực hơn. Tâm lý học sinh thi rớt và phải học ở những trường secondary và trường kỹ thuật được đánh giá là “nhụt chí”. Sự phân loại trình độ học sinh và mức độưu tiên đầu tư giữa trường chuyên biệt “grammar school” và “secondary modern” ở Anh trong giai đoạn này khá giống với sự chênh lệch từng tồn tại giữa các trường công lập và trường bán công Việt Nam trong những năm trước đây.
Không có một vấn đề nào khó khăn và gây nhiều tranh cãi bằng vấn đề làm sao tổ chức được một hệ thống giáo dục có thể đáp ứng được nhu cầu của tất cả mọi trẻ em, giàu cũng như nghèo, thông minh cũng như không thông minh, phát triển sớm cũng như chậm. Ðòi hỏi chung cho hầu hết mọi cải cách trong hệ thống giáo dục là làm sao đào tạo ra những công dân, những nhà lãnh đạo để có thểđóng góp tốt nhất cho sự phát triển xã hội. Kiểu hệ thống phân loại này được xem là chỉ ưu tiên cho học sinh xuất sắc, cho tầng lớp “thượng lưu, quý tộc”, gây lãng phí rất lớn về nguồn nhân lực tiềm tàng, và là nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng trong xã hội.
Trong nhiều năm, giáo dục là một trong những điểm chính phân biệt hai Đảng Bảo Thủ và Lao Ðộng. Trong lúc Đảng Lao Ðộng kiên quyết chống việc tuyển chọn học sinh và chủ trương một nền giáo dục bình đẳng dựa vào hệ thống các trường trung học tổng hợp, thì đảng Bảo Thủ vẫn chủ trương phải lựa chọn học sinh xuất sắc đểđào tạo ở các trường chuyên biệt. Năm 1965, Đảng Lao động đã quyết tâm cải tổ hệ thống giáo dục của đất nước và giáo dục Anh đã chuyển sang một hệ thống giáo dục không tuyển chọn, hủy bỏ những trường trung học “secondary modern” và thành lập hệ thống những trường trung học tổng hợp. Như vậy, những trường trung học tổng hợp phải nhận tất cả học sinh không phân biệt năng lực, hay thành phần xã hội. Khi chuyển từ hệ thống giáo dục tuyển lựa và phân loại học sinh từ sớm sang hệ thống giáo dục không tuyển lựa, các nhà lãnh đạo Anh hy vọng rằng sẽ loại bỏđược một trong những bất cập của giáo dục Anh về bất bình đẳng và chênh lệch trình độ giữa học sinh các trường.
4.3.Những cải cách dưới thời Tony Blair (1997-2007)
Ở nước Anh, trong hai thập kỷ vừa qua, đã có những báo cáo và yêu cầu phải cải cách giáo dục do những mối quan ngại về chuẩn kiến thức cũng như chất lượng học tập của học sinh ngày càng thấp. Một vài báo cáo đã phê bình các trường vì các chuẩn thấp và ngày càng yếu kém. Nhiều người cũng xem kết quả hoạt động yếu kém của nền kinh tế so với các quốc gia khác, là do lực lượng lao động được đào tạo kém và thiếu kỹ năng cần thiết. Trong suốt một thập kỷ cầm quyền lãnh đạo từ 1997-2007, Thủ tướng Tony Blair đã nỗ lực trong công tác cải thiện chất lượng giáo dục tại các trường học ở Anh. Cải cách được tiến hành trên diện rộng với việc xây dựng tài liệu cấp quốc gia, đào tạo nhân lực theo tầng bậc, sử dụng hệ thống về trách nhiệm giải trình đểđưa ra những kết quả và thanh tra trường học đểđảm bảo rằng việc áp dụng những hoạt động đổi mới có hiệu quả hơn. Chính phủ xây dựng một chương trình đào tạo giáo viên và tổ chức một chương trình quan hệ công chúng toàn quốc đểđánh giá cao sự nghiệp giảng dạy và triển vọng của giáo viên. Anh đã thu hút nhiều giáo viên trẻ tài năng bằng mức lương 7 nghìn bảng Anh (tương đương 14 nghìn đô la Mỹ) cho những giáo viên đã tốt nghiệp chương trình đào tạo giảng dạy một năm.
Chất lượng giáo dục được đánh giá qua kết quả các bài kiểm tra, và các nhà giám sát giáo dục của chính phủ trực tiếp xuống giám sát và tìm ra nguyên nhân dẫn đến chất lượng bài kiểm tra kém của học sinh. Những trường có thành tích yếu kém cũng được kiểm tra kỹ: đóng cửa một số trường hoạt động kém hiệu quả, xây dựng lại từđầu một số trường. Chuyên gia giám sát giáo
dục đi rà soát chất lượng giáo dục của từng trường học ít nhất ba năm một lần, kiểm tra môi trường giảng dạy và năng lực của đội ngũ lãnh đạo trường học và đưa ra những gợi ý cần phải sửa đổi.
5. Tài liệu tham khảo
[1] EURYDICE (undated) Overview of education systems in England, Wales and Northern Ireland, EURYDICE at NFER, at
http://www.nfer.ac.uk/shadomx/apps/fms/fmsdownload.cfm?file_uuid=585D09DA-C299-53CD- AD5E-0BC73ACB905F&siteName=nfer retrieved on 9th May 2009.
[2] Eurydice (2001) Date at home, The Financing of Schools in England, Wales and Northern Ireland, At NFER, 2001, available at the NFER Website:
http://www.nfer.ac.uk/Eurydice/pdfs/The%20financing%20of%20schools.pdf, retrieved on 9th May 2009.
[3] Hannaway Jane, Marilyn Murphy Jodie Reed (2004) Leave No City Behind, England/United States Dialogue on Urban Education Reform, The Urban Institute, Education Policy Centre & Temple University, Centre for Research in Human Development and Education.
[4] House of Commons (2008) Preparing to deliver the 14–19 education reforms in England, Thirty–ninth Report of Session, 2007–08, Report, together with formal minutes, oral and written evidence, Ordered by The House of Commons, to be printed 23 June 2008, Committee of Public Accounts.
[4] Higham Rob, David Hopkins And Elpida Ahtaridou (2007) Improving School Leadership: Country Background Report for England, OECD: Paris
[5] Jaekyung Lee (2001) School Reform Initiatives as Balancing Acts: Policy Variation and Educational Convergence among Japan, Korea, England and the United States, Education Policy Analysis Archives, Volume 9, Number 13, April 2001.
[6] Training and Development Agency for Schools, http://www.tda.gov.uk/, retrieved 9th May, 2009.
Nguồn internet:
History of education in England, available at:
http://en.wikipedia.org/wiki/History_of_education_in_England#Under_Conservative_gove rnments_from_1979_to_1997, retrieved on 10th May 2009.
http://www.dfes.gov.uk/publications/schoolswhitepaper
http://www.britishcouncil.org/vi/vietnam.htm, retrieved on 9th May 2009. http://www.governornet.co.uk