II. GIÁO DỤC SINGAPORE:
1. Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Malaysia từ những năm 1950
Maylaysia la quốc gia Đông Nam Á gồm 13 bang và 3 vùng lãnh thổ thuộc liên bang. Malaysia có dân số khoảng 27 triệu người. Trước năm 1963, Malaysia không phải là nước thống nhất mà chỉ là là tập hợp các vùng thuộc địa của Anh. Là một quốc gia từng là thuộc địa của Anh, hiện nay Malaysia là thành viên của Khối thịnh vượng chung (Commonwealth). Dân số Malaysia chủ yếu là người Mã Lai, cùng với một bộ phận lớn là người gốc Hoa và Ấn Độ. Hồi giáo là tôn giáo phổ biến nhất ởđất nước này.
Một thập kỷ trước khi kết thúc sự thống trị của Anh, hệ thống giáo dục ở Mã Lai được tổ chức lại theo khuyến nghị của Báo cáo Barnes năm 1951. Cho đến thời điểm đó, hệ thống giáo dục của Mã Lai còn thiếu sự đồng bộ trong chương trình và thiếu căn cứ xây dựng chính sách phù hợp với các mục tiêu kinh tế-xã hội và mục tiêu chính trị của đất nước. Ba cộng đồng dân tộc chính – Mã Lai, Hoa và Ấn độ (chủ yếu là người Ta-min đến từ Nam Ấn) - xây dựng và quản lý trường riêng của họ. Hai cộng đồng người còn lại nhập chương trình học từ chính đất nước của họ.
Báo cáo Barnes đưa ra khuyến nghị về một hệ thống trường quốc gia, trong đó giáo dục tiểu học là 6 năm bằng tiếng Mã Lai và tiếng Anh với hy vọng rằng sau một thời gian nhất định thì những trường dạy bằng tiếng Hoa và tiếng Ta-min sẽ không còn nữa. Phản ứng của cộng đồng người Hoa trước Báo Barnes không hoàn toàn mang tính tích cực. Mặc dù cộng đồng người Hoa đồng ý rằng Mã Lai là ngôn ngữ chính, họ vẫn cảm thấy là nên công nhận tiếng Hoa và tiếng Ta-min như những hợp phần quan trọng trong khái niệm mới về tính nhất thể của Mã Lai.
Để phần nào giải quyết sự nhạy cảm về dân tộc, chính phủ thuộc địa đồng ý cho phép sử dụng song ngữ (tiếng Mã Lai và tiếng Anh) trong các trường của người Mã Lai và ba "giải pháp" ngôn ngữ trong các trường của người Hoa và người Ta-min (tiếng Ta-min-tiếng Mã Lai- tiếng Anh hoặc tiếng Trung-tiếng Mã Lai-tiếng Anh). Ngoài ra, một chương trình chung cũng được khuyến nghị dùng cho tất cả các trường với hy vọng phát triển hệ thống giáo dục quốc dân. Vào năm 1955, hai năm trước ngày độc lập của Mã Lai, Báo cáo Razak ủng hộ ý tưởng về một hệ thống giáo dục quốc dân dựa trên tiếng Mã Lai (quốc ngữ) làm ngôn ngữ giảng dạy chính. Một đoạn quan trọng trong báo cáo này được trích và đưa vào Phần 3 của Pháp lệnh Giáo dục 1957.
Hệ thống giáo dục quốc dân chấp nhận được đối với dân tộc Liên bang (của Mã Lai) nói chung sẽ đáp ứng nhu cầu của họ và phát triển văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị với mục đích phát triển tiếng Mã Lai thành quốc ngữ, đồng thời bảo tồn và phát triển bền vững ngôn ngữ cũng như văn hoá của các cộng đồng khác trong nước.
Trong cuộc thảo luận cấp quốc gia theo sau Báo cáo Razak, có hai mô hình được vạch ra: Thuỵ Sĩ với sự tồn tại của ba ngôn ngữđã thúc đẩy sự thống nhất của đất nước "mà không làm suy yếu quyền tự trị và sự bình đẳng của các ngôn ngữ và văn hoá khác nhau". Mặt khác, Hợp chủng quốc Hoa Kỳđã đồng hoá được các cộng đồng nhập cư khác nhau bằng cách sử dụng một ngôn ngữ thống trị chung. Báo cáo Razak đưa ra ý định đi theo mô hình của Mỹ. Đồng thời, phần cuối cùng của câu kết luận cũng tán thành nhu cầu áp dụng mô hình của Thuỵ Sĩ vào việc "duy trì sự phát triển bền vững của các ngôn ngữ và văn hoá khác" nhằm thúc đẩy sự thống nhất các nhóm dân tộc.
Có hai loại trường trung học: trường dùng tiếng Mã Lai làm phương tiện giảng dạy được gọi là trường "trường quốc gia". Trong khi đó, những trường dùng tiếng Hoa, tiếng Ta-min hoặc tiếng Anh được gọi là trường "loại quốc gia". Vì đều là trường có tính "quốc gia", chính phủ nên
trợ giúp về tài chính cho cả hai loại trường này. Sau khi giành được độc lập, chính phủ mới về cơ bản thực hiện khuyến nghị trong Báo cáo Razak. Không có vấn đề gì ở cấp tiểu học bởi vì tiếng mẹ đẻ của trẻ là ngôn ngữ giảng dạy. Phụ huynh có quyền lựa chọn bất kỳ ngôn ngữ nào khác, nhưng trong thực tế việc lựa chọn như vậy sẽ hạn chế việc dùng tiếng Anh là phương tiện giảng dạy. Cũng có một sựđồng thuận chung là vào giai đoạn sau của bậc tiểu học, tiếng Anh và/hoặc tiếng Mã Lai có thểđược học như một "ngoại ngữ".
Trọng tâm trong những năm đầu này là thiết lập hệ thống thúc đẩy sự thống nhất quốc gia nhưng không quên hài hoà hoá ba cộng đồng dân tộc vì cộng đồng nào cũng muốn bảo tồn các truyền thống văn hoá riêng của họ. Vì vậy, mãi đến giữa những năm 1960, chính phủ mới tập trung cải thiện nội dung giáo dục thay vì tập trung vào ngôn ngữ giảng dạy. Do đó, kinh phí trợ cấp cho các trường được dùng để thực hiện chương trình quốc gia và đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên để họ có đủ khả năng giảng dạy chương trình các môn học nâng cao, đặc biệt môn toán và khoa học. Điều này là bởi vì chính phủ cảm thấy buộc phải kết nối giáo dục với nhu cầu của nền kinh tế mở rộng và hiện đại.
Vào năm 1967, Malaysia tuyên bố Bahasa Melayu là quốc ngữ vì mục đích hành chính và giáo dục. Với nỗ lực thúc đẩy sự hội nhập đất nước, thứ tiếng này được đưa vào sử dụng như một phương tiện dạy học chính trong trường phổ thông và các cơ sở giáo dục cao hơn. Đồng thời, người dân được lựa chọn sử dụng tiếng mẹđẻ của họ hoặc các ngôn ngữ khác.