Các thay đổi trong chương trình giảng dạy của nhà trường và sắp xếp trong lớp

Một phần của tài liệu Quá Trình Phát Triển Giáo Dục (Trang 67)

II. GIÁO DỤC SINGAPORE:

6. Các thay đổi trong chương trình giảng dạy của nhà trường và sắp xếp trong lớp

6.1. Giảm số học sinh trong lớp và tỷ lệ giữa giáo viên và học sinh

Năm 2003, ông Teo Chee Hean, lúc đó là Bộ trưởng Giáo dục, đã tuyên bố rằng số học sinh cho lớp 1 và lớp 2 Tiểu học trong một lớp sẽđược giảm từ 40 xuống còn 30 em. Quy định này được áp dụng đối với các em bắt đầu vào học lớp 1 Tiểu học năm 2005 và sẽ tiếp tục cho các năm tiếp theo khi các em lên lớp.

Thêm vào đó, các em học sinh từ lớp 3 đến lớp 6 Tiểu học sẽ được học ở các trường ban ngày (giờ học kết thúc vào 4h chiều thay vì 6h chiều và có các sinh hoạt ngoại khoá buổi tối như trước).Tỷ lệ giữa giáo viên và học sinh cũng được nâng cao qua các năm, như bảng 1 dưới đây.

Năm Tiểu học Trung Tuyển sinh học TiSểốu h họọc sinh trung bình trong 1 lc Trung học ớp

2002 302640 194699 37,6 36,2

2003 299939 206426 37,8 36,5

6.2. Giáo dục kỹ năng Tư duy

Tại các trường, giáo trình được điều chỉnh để có thể bổ xung thêm nhiều các hoạt động khuyến khích cách suy nghĩ sáng tạo, lập luận và các kỹ năng cần thiết cho quá trình học tập suốt đời. Quá trình này nhằm tạo ra những người lao động mang tính cách tân và phù hợp với nền kinh tế dựa trên kiến thức. Ngoài kỹ năng tư duy, Bộ Giáo dục Singapore còn đưa ra Dự án làm việc phối hợp giữa các bộ môn đối với tất cả các trường. Nhờ những công việc trong dự án này, học sinh có thể hiểu rõ hơn về sự liên hệ qua lại giữa các ngành học và bộ môn. Nhờđó các em còn có được những kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng giao tiếp, cũng như học được phương pháp làm việc theo nhóm… và tất cả các kỹ năng này đều rất có ích đối với họ trong nền kinh tế dựa trên chất xám.

Chúng ta với tư cách là những người làm công tác giáo dục phải sẵn sàng không chỉ cho việc thử nghiệm cải cách giáo dục. Chúng ta phải luôn luôn đón nhận những ý tưởng mới và gắn mình với những thể nghiệm được suy nghĩ kỹ càng.

Ông Tharman Shanmugaratnam Bộ trưởng Bộ Giáo dục, 2004

Những thay đổi quan trọng nhất mà chúng ta phải chuẩn bị cho tương lai không phải ở chính cơ cấu mới và những lựa chọn mới về con đường học vấn. Chuyển biến cơ bản nhất đó là các em học sinh học như thế nào, các em chủ động tư duy như thế nào, và cách các em tương tác với thầy cô và các bạn hàng ngày. Điều này sẽ quyết định chất lượng học tập của các em, bất kể các em chọn cho mình con đường học vấn nào.

6.3. Kế hoạch tổng thể I và II về CNTT

Nhờ có việc thực hiện Kế hoạch tổng thể I và II về CNTT trong Giáo dục của Chính phủ Singapore mà chương trình học của các trường được chuyển đổi với mục tiêu trang bị cho các em học sinh những kỹ năng CNTT cần thiết, những kỹ năng sẽ giúp cho các em xử lý tiếp cận, và quan trọng hơn nữa là tạo ra những kiến thức mới. Kế hoạch tổng thể này kết hợp lại tất cả những cải cách khác nhau đã được Bộ Giáo dục Singapore áp dụng từ trước năm 1997.

Việc thực hiện được chia làm 3 giai đoạn phổ cập đến 365 trường trong thời gian 6 năm từ 1997 đến 2002. Kết quả sau khi hoàn thành 3 giai đoạn này, tất cả các trường đã được kết nối với nhau thành hệ thống, được kết nối với mạng nội bộ của Bộ Giáo dục, mạng Internet và mạng quốc gia Singapore One. Trung bình ở các trường cứ 2 em học sinh có 1 máy tính, tỷ lệ này giúp cho chương trình học có sử dụng CNTT tăng lên đến 30% số giờ.

Kế hoạch tổng thể II trong Giáo dục được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 7 năm 2002. Kế hoạch này củng cố và được xây dựng trên cơ sở những thành quả của Kế hoạch Tổng thể I và tiếp tục hướng tới mục tiêu làm sao để các trường có thể sử dụng hiệu quả những thế mạnh của CNTT trong học tập. Kế hoạch được thực hiện với mong muốn tìm ra cách tiếp cận toàn diện hơn trong việc kết hợp các bộ phận của chương trình học, quy trình đánh giá học sinh và quá trình giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình học tập và cơ cấu trong các trường.

6.4. Giáo dục về Quốc gia

Bộ Giáo dục Singapore đưa ra chương trình Giáo dục về Quốc gia trong các trường nhằm bồi dưỡng nhận thức và tình cảm của các em học sinh về di sản và vận mệnh chung của đất nước. Trong khuôn khổ chương trình học tập, Giáo dục về Quốc gia được kết hợp vào với các môn như Xã hội học, Sử học và Địa lý.

Chương trình còn được hỗ trợ thêm bởi các chương trình và hoạt động ngoại khoá mà các em tham gia. Các em học sinh kỷ niệm các ngày lễ như Ngày lễ Quốc phòng toàn dân, Ngày Hữu nghị Quốc tế, ngày Hoà hợp giữa các sắc tộc và ngày Quốc khánh. Các em còn tham gia vào các hoạt động nhưđi tham quan học tập đến những cơ sở giáo dục quan trọng trong nước. Trong Chương trình Tham gia vào Cộng đồng, các em học sinh tham gia được trực tiếp thực hiện các dự án phục vụ cho cộng đồng.

Thông qua những hoạt động này, các em học được sự tôn trọng và sựđoàn kết hợp tác giữa người Singapore không phân biệt sắc tộc hay tôn giáo, có được sự hiểu biết sâu rộng và đánh giá đúng mức những thử thách, khó khăn và các điểm yếu mà Singapore đang phải đối mặt hôm nay và trong tương lai.

6.5. Thiết kế kiến trúc mới cho nhà trường

Trong thập niện 80, việc di chuyển dân từ những trung tâm thành phố chật chội đến những thị trấn mới như Yishun, Pasir Ris và sau đó là Woodlands, đã tạo ra nhu cầu xây dựng một loạt những trường học mới khang trang ngay trong khu vực dân cư. Trong lúc các cải cách về sư

Tương lai của Singapore phụ thuộc vào sự gắn bó của người dân với đất nước. Không phải là gạch vữa mà xây nên được dân tộc mà chính sự gắn kết giữa người với người đã tập hợp họ lại thành một đất nước.

Thủ tướng Goh Chok Tong,

phạm gây ảnh hưởng đến thiết kế trường học thì thế hệ những ngôi trường mới này không chỉ được thừa hưởng những thiết kế kiến trúc cải tiến hơn mà còn được hoàn thiện một cách hoàn hảo hơn với tính độc đáo riêng của từng trường. Ví dụ như thiết kế của trương Tiểu học North View ở thị trấn Yishun, đã nắm bắt được tinh thần cầu thị (reflective) và sáng tạo của các mẫu thiết kế trường học những năm 90. Sân nhỏ trong góc trường được thiết kế gợi đến không chỉ việc học tập mà còn đến sự tạo hình mang tính nghệ thuật, sự gần gũi với thiên nhiên và tính cởi mở hồn nhiên của các em học sinh.

Ở trường Woodlands, phía trước của trường Tiểu học Woodlands được dựng lên cách đây 2 năm là một ví dụđiển hình cho mẫu thiết kế hiện đại được dành cho các trường tiểu học.

Những mẫu thiết kế mới nhất của các trường được tạo ra không chỉ từ sự thay đổi trong lý thuyết và sư phạm trong ngành giáo dục mà còn để đáp ứng những yêu cầu đặc biệt về không gian học và tính năng sử dụng đặc thù cho môi trường học của các em học sinh thuộc các nhóm tuổi khác nhau.

Trong khi phòng học vẫn mang đặc trưng của trường học thông thường ở Singapore thì vấn đề khoảng không gian bên ngoài lớp học được sử dụng như thế nào cho hài hoà với một diện tích tương đối nhỏ lại được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau (như âm nhạc, đọc sách, vẽ và thủ công, chỗ chơi, nghỉ, giao tiếp của các em và nhiều hoạt động khác) lại là vấn đề nan giải đối với nhà thiết kế, thầy hiệu trưởng và người quản lý điều hành. Những nhân tố khác như thiết kế về âm thanh, màu sắc, ánh sáng và chất liệu sử dụng cho bề mặt đều góp phần mang lại hiệu quả thực tế cho việc duy trì một môi trường học tập có lợi cho sức khoẻ và tiện nghi cho của các em học sinh.

6.6. Tạo ra cơ sở vật chất có nhiều tính năng sử dụng hơn cho nhà trường (FlexSI)

Với sự khởi đầu của chương trình FlexSI, tất cả các trường đều được khuyến khích tận dụng các khoảng không trong trường của họđể tạo ra một không gian học tập và giao tiếp tối đa, để ‘’lập ra được một môi trường đầy hứng thú và sinh động cho việc học tập’’ – như lời của Bộ trưởng Giáo dục Shanmugaratnam nói năm 2005.

6.7. Toàn cảnh giáo dục trung học phổ thông

Vào tháng 10 năm 2002, Chính phủ Singapore đã chấp nhận các đề nghị của Hội đồng đưa ra tháng 4 năm 2002 về việc phát triển khung chương trình học và đề ra một quy mô mới cho giáo dục trung học phổ thông. Trong nội dung chính, các đề nghị này tập trung vào các trường dự bị đại học phải cung cấp được nội dung học rộng hơn và có tính mềm dẻo hơn vào khoảng năm 2006. Các đề nghị cũng yêu cầu có sự thay đổi đáng kể hơn trong chương trình và các sự lựa chọn hướng đi cho các em học sinh giữa trường phổ thông trung học và các trường dự bịđại học. Tiếp theo đó, vào tháng 11 năm 2005 theo tuyên bố báo chí của Bộ Giáo dục, một chương trình cho trường dự bịđại học mới đã được phác thảo.

Từđó, theo quyết định được ban hành năm 2006, học sinh vào học các trường dự bị đại học và dự bị đại học tập trung sẽ học theo chương trình bậc A mới. Chương trình này có nhiều môn học để lựa chọn hơn và cơ chế mềm dẻo hơn. Chương trình mới nhằm mục đích chuẩn bị thật tốt cho các em học sinh trước những thay đổi nhanh chóng của thế kỷ 21.

Trong thế giới mới này, hầu hết mọi người sẽ thay đổi công việc vài lần trong sự nghiệp của họ, và có thời điểm họ sẽ chuyển đến làm những công việc trong lĩnh vực hoàn toàn khác đối với công việc họđang làm. Lợi thế mà các em có được sẽ là khả năng thích nghi với hoàn cảnh mới, có cái nhìn thấu đáo hơn từ tư duy của các môn học khác nhau, và biết tự suy nghĩ theo cách của mình. Đó là tinh thần của việc tạo nên chương trình bậc A mới, với mục tiêu là tập trung vào việc học nhiều môn khác nhau và tăng cường khả năng học tập độc lập của các em học sinh.

6.8. Giáo trình học bậc A mới

Giáo trình mới bao gồm:

Các kỹ năng sống: Chương trình học toàn diện ở trường, bao gồm cả các hoạt động không mang tính học vấn, giúp cho các em học sinh có được các giá trị và kỹ năng đểđứng vững trong cuộc sống với tư cách là những công dân có trách nhiệm và năng động.

Kỹ năng kiến thức: Một phần của chương trình học được tập trung vào việc phát triển khả năng tư duy và kỹ năng giao tiếp của các em học sinh. Các kỹ năng này còn được phát triển nhờ vào các môn học dựa trên nội dung sẽđược miêu tả dưới đây.

Các môn học dựa trên nội dung: Chương trình học giúp cho các em học sinh có được kiến thức cơ bản về các môn học chính trong ba lĩnh vực khác nhau là Ngôn ngữ, Khoa học xã hội và nghệ thuật, Toán và Khoa học. Nếu một học sinh theo học khoá Khoa học xã hội và nghệ thuật, em đó sẽ phải học ít nhất một môn từ nhóm đối lập như Toán và Khoa học, và ngược lại. Một môn học có tính đối lập sẽ giúp cung cấp một cơ sở kiến thức rộng hơn. Điều này sẽ chuẩn bị cho các em học sinh cho những cách tiếp cận liên quan đến nhiều ngành học vốn được sử dụng ở bậc Đại học.

Kiến thức và tìm hiểu thông tin (KI) tạo cho các em học sinh cơ hội để khai thác những phương pháp tìm hiểu thông tin trong các lĩnh vực như Khoa học, các môn Khoa học xã hội, Toán và các môn Mỹ thuật. Các em học sinh có thể thi KI thay cho môn thi chung. Vì KI là môn học kết hợp của nhiều môn khác nhau nên nó có thểđược coi là môn học có tính đối lập đối với các em học sinh chuyên về nhóm Khoa học xã hội và Nghệ thuật hay Toán và Khoa học.

6.9. Toàn cảnh giáo dục sau trung học mới.

Một điểm nổi bật của toàn cảnh giáo dục cho các lớp trên của hệ phổ thông là khả năng lựa chọn những con đường khác nhau nhờ vào cơ chế mềm dẻo của quá trình học tập, nhưđược thể hiện trong hình 5. Để lên đến kỳ thi bậc A các em có thể lựa chọn giữa các cách sau:

1. Thông qua kỳ thi bậc O từ các trường trung học như bình thường.

2. Chương trình tổng hợp dành cho các em học sinh hướng vào đại học, những em có thể học tiếp lên bậc dự bịđại học không thông qua kỳ thi hạng O.

3. Thông qua các trường năng khiếu độc lập dành cho các em học sinh có năng khiếu về Thể thao, Toán và Khoa học cũng như có tài năng về Nghệ thuật. Trường Thể thao Singapore bắt đầu mở các lớp năm 2004; Trường Trung học cao cấp về Toán và Khoa học được thành lập bởi Trường đại học Quốc gia Singapore năm 2005, và Bộ Thông tin, Liên lạc và Nghệ thuật đang cố gắng xây dựng một trường Nghệ thuật cho các em học sinh từ 13 đến 18 tuổi.

4. Thông qua các trường trung học tư thục sẽđược phép thành lập trong thời gian tới, nếu họđáp ứng được các yêu cầu của Bộ Giáo dục Singapore

Cần lưu ý rằng trong thời đại mà mọi thay đổi đều nhanh chóng như hiện nay, khi các em được thuận lợi hơn khi tham gia vào hệ thống giáo dục xuyên suốt ( học liên tục không có các kỳ thi chuyển cấp), thì kỳ thi chứng chỉ bậc O trở thành vật cản khó chấp nhận. Chính vì vậy, Chương trình tích hợp - bắt đầu thực hiện năm 2004 và thiết kếđể kết nối giáo dục phổ thông với dự bịđại học (Junior College) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục – không đòi hỏi học sinh phải dự kì thi chứng chỉ giáo dục phổ thông mức “O”. Những học sinh chọn Chương trình tích hợp có thêm thời gian để phát triển sự ham mê hiểu biết của mình, có thêm nhiều kinh nghiệm học tập và hưởng sự giáo dục với kiến thức toàn diện giúp họ thích nghi hơn với thực tế cuộc sống.

6.10. Cải tiến đối với chính sách sử dụng tiếng mẹđẻ (TMĐ)

Chính sách học tiếng mẹđẻở trường đã được cải tiến hơn. Những cải tiến này, có hiệu lực từ năm 2004, phản ánh mục tiêu của Chính phủ khuyến khích tất cả các học sinh Singapore học tiếng mẹ đẻ trong thời gian càng lâu càng tốt và đạt đến trình độ cao nhất mà khả năng của họ

cho phép. Ông Tharman Shanmugaratnam, Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã giải thích tại Ủy ban thảo luận ngân sách của Quốc hội năm 2004 là Bộ Giáo dục “sẽ thực hiện các sáng kiến trong giáo dục để duy trì và nâng cao mối quan tâm học tiếng mẹđẻ trong giới trẻ Singapore và đảm bảo cho các ngôn ngữ phát triển trong tương lai. Phải có một chiến lược đa dạng, không chỉ tập trung khuyến khích và khen thưởng. Mới đây, theo báo cáo (Báo Ngày nay, phát hành ngày 24 tháng 8 năm 2004), ông Tharman Shanmugaratnam đã nói rằng ở các bậc học thấp hơn, phải thay đổi các phương pháp đánh giá theo một cách tiếp cận linh hoạt để học tiếng mẹđẻ. Cách

Một phần của tài liệu Quá Trình Phát Triển Giáo Dục (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)