Đối thoại không song hành giữa hai phía

Một phần của tài liệu Cảm thức cô đơn trong tiểu thuyết của nguyễn ngọc tư (Trang 54)

8. Bố cục của khóa luận

3.2. Đối thoại không song hành giữa hai phía

Cuộc sống sẽ bớt buồn chán, cô đơn khi con người dùng ngôn ngữ để trao

đổi với nhau. Trong tiểu thuyết Sông, Nguyễn Ngọc Tư để cho nhân vật rơi

vào khoảng trống của sự im lặng. Những cuộc đối thoại qua tin nhắn giữa Ân và Tú, Ân và mẹ luôn có khoảng cách, không bao giờ song hành.

Trước khi đi du khảo trên sông Di, “cậu” gọi về cho mẹ. Muốn nói một lời

từ biệt, muốn nói một câu “Mẹ nhớ giữ gìn sức khỏe” mà tức thì “mẹ áp vào

nói ngay, người ta ăn trầu uống rượu con nhỏ rồi, mẹ đang tiếc hùi hụi đây nè. Ân cứ cà lơ phất phơ nên người ta không chờ được. Con nhỏ mà mẹ cậu nói chắc là cô bạn hàng xóm, mẹ đã nhắm sẵn từ hồi học phổ thông. Cậu quên định nói gì sau khi mẹ cậu lại khoe gặp một đứa khác coi cũng được gái, hôm đi đám tang một người họ hàng” [13, 12]. Người mẹ nhắc nhiều tới

chuyện cưới hỏi của con, mà Ân cứ phớt lờ, anh không đả động đến điều đó.

Anh nhanh chóng kết thúc cuộc gọi bằng lời đáp: “Con có ít tiền thường

chuyển khoản về cho mẹ. Chắc mai là có tin báo của ngân hàng. Thôi nghen.” [13, 12]. Cuộc đối thoại của hai mẹ con diễn ra nhanh chóng, không

Đoàn Thị Duyên 49 49 K35A – Ngữ văn cùng một nội dung trò chuyện. Giữa Ân và mẹ đã không có sự chia sẻ. Có lẽ, Ân hiểu ý tốt của mẹ, nhưng người mẹ lại không hiểu nỗi lòng của thằng con trai, không biết nó muốn gì. Từ trong sâu thẳm Ân luôn mang một nỗi buồn, cô đơn và muốn trốn chạy nó. Mẹ càng lo lắng thì cậu càng trốn chạy.

Những cuộc nhắn tin giữa Ân và người bạn tình cũng vậy, rời rạc, cách

quãng. Dời cơ quan, xa nhà, “cậu” nhắn tin cho Tú: “Đám cưới vui không”

[13, 13]. Câu hỏi mà cậu nóng lòng muốn biết tâm trạng của Tú thế nào. Thế nhưng, ý định của cậu không được thỏa nguyện như những gì mình muốn. Tú

nhắn lại: “Báo nói Ân đi sông Di. Không ngờ Ân quyết liệt vậy. Chúng mình

đâu phải chấm dứt ở đây” [13, 14]. Những dòng tin nhắn đi, những câu trả lời

không hướng đến câu hỏi để làm rõ những thắc mắc, những nỗi niềm, để rồi con người rơi vào sự trống rỗng, không muốn giao tiếp. Họ không tập trung để nhắn tin, nói chuyện. Để thể hiện sự quan tâm, Ân nhắn lại cũng chỉ là

những dòng tin ban đầu: “Đám cưới vui không” – hoàn toàn vô nghĩa mà

không cần biết cảm xúc của Tú. Đôi bạn tình trở nên xa lạ với nhau. Bữa trưa

ở Ngã Chín, khi cái tin cuối của Ân là “Đám cưới vui hả” thì nửa ngày rồi mà Tú vẫn chưa thấy hồi âm. Mãi rồi Tú nhắn “Coi ảnh trên mạng thấy Ân đã

đen đi nhiều. Đứt ruột” [13, 34]. Cũng vẫn là sự dõi theo của Tú dành cho

Ân, nhưng sự quan tâm lúc này dường như chỉ là những dòng tin mang lớp vỏ ngôn ngữ đơn thuần. Hoàn toàn trống rỗng, không hề có cảm xúc. Tự trong sâu thẳm, nhân vật hướng và nghĩ tới nhau nhưng lớp vỏ ngôn ngữ lại quá giản đơn, thiếu đi sự tôn trọng nhau. Đầy cách quãng, gây cười vì những dòng tin không ăn khớp nhau, Ân từ lúc nào không hay đã thấy mình hết sức trẻ

con khi chỉ nhắn mãi cái tin “Đám cưới vui không”. Lâu rồi cậu không nhắn

tin lại nữa, điện thoại chuồn vào túi không hay.

Có thể nói, tần số những tin nhắn đến với Ân rất nhiều. Ta chỉ thấy sự trao lời mà không có sự nhận lời. Khi mẹ Ân bị tai nạn, nhắn tin cho con rằng

Đoàn Thị Duyên 50 50 K35A – Ngữ văn an lòng mẹ. Mẹ chịu đau một mình, trong nỗi cô đơn, thiếu đi tình cảm chăm sóc của con.

Ân cứ đi dọc trên con sông Di, bỏ lại đằng sau tất cả. Anh muốn cắt đứt

với sợi dây sau lưng chăng? Khi điện thoại run rẩy với tin nhắn của Tú: “Tú

chẳng khác gì sau cái đám cưới đó, sao tụi ta lại không thể tiếp tục cùng nhau. Hay Ân đã thay đổi rồi?” [13, 102] thì Ân thay việc trả lời lại, gửi một

tin trắng. Tin nhắn trắng của sự trống rỗng, của cái KHÔNG. Không trả lời, không nhớ, không liên hệ. Nếu như Tú ngày càng cuống quýt hỏi thăm, thì

Ân lại càng tỏ vẻ thờ ơ. Những dòng tin cứ rời rạc, đứt quãng của Tú: “Ngoái

lại đi Ân”. Sau 3 phút: “Chỉ một cơ hội nhỏ nhoi thôi cũng không thể cho Tú sao” [13, 167] đã bắt đầu làm cậu tức. Như một bữa có kẻ giận dỗi không

thèm nhận điện thoại, không tin lại. Cậu cảm thấy cô đơn vì Tú không hiểu mình. Ân mong muốn Tú gặp mình để khẳng định có phải đã chấm dứt hẳn hay không, nhưng Tú lại cứ nhắn tin, những dòng tin nhắn làm cậu bực bội. Ân nghĩ rằng ngoài nhắn tin ra, Tú chẳng biết làm gì khác. Cậu đã chán

chường quẳng điện thoại qua một bên. Khi Tú nhận ra “Tú ớn ói việc phải

sống như con người khác. Ân giúp Tú nhận lại chính mình đi” [13, 191] thì

Ân đã không còn có sự đồng cảm với anh nữa. Các nhân vật trong tiểu thuyết của Ngọc Tư cho thấy ở họ không có sợi dây kết nối với nhau. Họ cô đơn vì xa nhau, vì những rào cản đâu đó, vì không hiểu nhau, không cùng chung tiếng nói.

Ân muốn kết thúc hành trình ở rốn Túi, muốn gọi về cho mẹ mà máy mẹ tắt. Con người đến khi biến mất khỏi cuộc đời vẫn không hề có sự san sẻ, yêu thương và gần gũi. Ân cô đơn cho tới khi rời bỏ khỏi cuộc đời này. Một tiếng nói ấm áp của người thương yêu, cậu cũng không còn được nghe. Cậu đã có một cuộc đi yên tĩnh với nỗi cô đơn ngập tràn.

Đoàn Thị Duyên 51 51 K35A – Ngữ văn 3.3. Ngôn ngữ với những định danh về trạng thái cô đơn

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ

bản của văn học. Vì vậy, văn học được coi là loại hình nghệ thuật ngôn từ”

[4, 215]. Nhà văn là người nghệ sĩ của ngôn từ. Sứ mệnh cao cả của nhà văn đối với ngôn ngữ là ở chỗ qua tác phẩm của mình, một mặt bảo vệ sự trong sáng, mặt khác phải làm giàu có, phong phú hơn tiếng mẹ đẻ. Có thể nói, một nhà văn đích thực bao giờ cũng có ý thức mình là một nhà ngôn ngữ.

Tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư ngoài sử dụng các yếu tố ngôn ngữ

đậm màu sắc Nam bộ với cách gọi thân mật: cưng, nhỏ, đây, đó, tụi bây... còn

sử dụng một dải ngôn từ liên tục để định danh, gọi tên các trạng thái cô đơn của con người. Con người rơi vào cô đơn thường mang trong mình những cảm xúc: chán nản, buồn bã, đơn độc, bơ vơ và luôn cảm thấy trống trải, lạnh

lẽo. Để khắc tả nỗi đơn lẻ của con người, nhà văn lặp đi lặp lại số từ “một” trên rất nhiều trang văn. “Một” ở đây là “độc nhất” [9, 793]. Con sông mà Nguyễn Ngọc Tư miêu tả xung quanh nó chỉ là “một cây đìu hiu, họp lại làm

rừng cũng là một rừng đìu hiu” [13, 15]. “Có cái gì hơi giống nhau ở cửa sông Di và những cửa sông mà cậu từng biết, là một bên sông có vẻ khá giả, sầm uất, bên kia thì hiu hắt, tách biệt, như ở một trời khác, đời khác, dù bên này ới bên kia nghe” [13, 19]. Sự đối lập giữa hai bên sông: một khá giả - một

hiu hắt cho ta cảm nhận đây là hai vùng trời khác nhau, hoàn toàn tách biệt.

Sử dụng số từ “một” kết hợp tính từ “hiu hắt” ta như thấy một bên sông có cái cảm giác buồn vắng, cô đơn. “Hiu hắt” là cái sắp lụi tàn. Ân ngủ dậy “mở mắt

ra thấy một cảnh hoang tàn, một cánh đồng ngút lùm cỏ dại, bên bờ sông có con chó ròm trơ xương đứng yên như tượng, cậu cảm giác nó đã chết khô”

[13, 55]. Cảnh vật hoang tàn với những lùm cỏ dại, những con chó trơ xương... cậu như cảm rõ hơn cái cô đơn, thiếu đi sức sống của cảnh vật ở

Bình Khê. Cái đẹp của con sông Di có chăng cũng chỉ là “nắng sớm tráng

Đoàn Thị Duyên 52 52 K35A – Ngữ văn Cảnh vật đơn lẻ, độc nhất, con người cũng chỉ là một cá thể duy nhất trên

con sông lớn với “một tiếng gầm thảng thốt” trên quán Tầm Sương đầy lo sợ. Dân Ngã Chín dường như quen với việc “một ai đó, một căn phòng nào đó,

căn nhà nào đó biến mất. Họ quen với việc một người ngồi cạnh mình bỗng dưng lọt tõm vào một cái hố sâu nào” [13, 32]. Câu văn ngắn, lặp lại 5 lần từ

“một” - biểu đạt cái duy nhất. Nó chứng tỏ không có một mối liên hệ nào với thế giới xung quanh: Một con người, một ngôi nhà biến mất… mà không có

thêm một người nữa để biết họ đã đi đâu. Hình ảnh con người “một mình giữa

bãi đất trống hoang che cho một cái miếu lợp ngói âm dương, có thể nhìn thấy những vết cháy xém, thân cây chẻ ra như một cánh hoa sen, ôm khít một cái thân khác bên trong, cứ vây bọc thành nhiều lớp” [13, 83] đầy lẻ loi, cô

đơn. Cảnh và tình hài hòa trong nỗi cô đơn ngập tràn. Và rất nhiều cảm xúc của con người khác nữa khi Ngọc Tư gọi tên trạng thái “bơ vơ” của nhân vật

Ân: “Hai mươi tuổi, cậu không biết một mình kinh khủng cỡ nào. Không biết

thức có nghĩa là nhớ. Nỗi bơ vơ khi người anh trai bỏ lơ” [13, 220]. Sự cô

đơn gây ra cảm giác buồn, chán cho nhân vật.

Trong tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư, chị gọi tên nỗi buồn của hầu hết các nhân vật. Tự sâu thẳm, Bối rất cô đơn. Vì vậy, anh muốn đi du khảo để có thể thoát khỏi cái cảm giác buồn, chán vây quanh khi anh rơi vào trạng thái cô độc. Ân thì ngay buổi đầu bước chân vào cuộc phiêu lưu đã thấy mùi rầu rĩ

rồi. “Cậu tự hỏi cái buồn rúc rỉa của mình có phải vì thưa tiếng nói ấm của

Xu hay vì cây cỏ ở Trung Sơn đang mùa thay lá”… [13, 121]. Là nỗi buồn

của chị Ba “không ai cưới thì em cưới. Nó kêu chị Ba ơi tay đã mọc lại chưa”

[13, 48]. Nỗi buồn của Tú khi gặp Thùy – một bạn gái mà mẹ Ân mời đến nhà cho con trai xem mặt. Đó còn là nỗi sầu của chị bán bánh tên Chất muốn nhân

vật “cậu” cho một đứa con không “về dưới đó một mình buồn lắm” [13, 119].

Người đàn bà ấy nhớ tiếng dạ của Ân, mong muốn sẽ gặp Ân nhưng cậu lại

quên mất cuộc hẹn ở chợ Chằm. Người đàn bà đành lau nước mắt bỏ đi “về

Đoàn Thị Duyên 53 53 K35A – Ngữ văn Tất cả các nhân vật đều mang một nỗi buồn không ai giống ai, họ không có cách nào để thoát ra được. Họ đối diện với chính mình để thấy nỗi cô đơn

trong bản thể, không sẻ chia. “Mỗi khi buồn quá hay vui quá bà ngoại cậu

trèo lên cái ghe mắc cạn, ngồi một mình” [13, 151]. Và đôi khi, “cậu bỗng nghĩ căm ghét nhau cũng là một liệu pháp chống lại nỗi buồn”. Sự cô đơn

của con người được đẩy lên cao trào khi họ muốn được “một mình”.

Ngoài việc sử dụng liên tiếp các tính từ, số từ như: “một”,“chán”,“buồn”

để gọi tên trạng thái cô đơn, tác giả còn sử dụng rất nhiều tính từ giàu giá trị

biểu cảm. Đó là các từ “côi cút” – mang ý nghĩa lẻ loi, trơ trọi. Từ “cô đơn” với ý nghĩa chỉ có một mình, không nơi nương tựa, khiến Ân nhận thấy “đồng

- loại đúng là chẳng có ích gì” [13, 85]. Ông già Mai Triều “cô đơn trên con đường không dấu chân” [13, 162]. Để rồi nhân vật thấy “trống trải”, “lạnh lẽo”,“thơ thẩn” hết nơi này đến nơi khác. Ân và Tú đã đi lang thang trên núi,

vào những làng bản xa thẳm của Tây Bắc. Nhân vật Ánh “có cái máy ảnh

bằng bao thuốc lá hay đi lang thang theo các làng xóm ven sông chụp ảnh cho người già, dùng để thờ khi họ trăm tuổi” [13, 129]. Ông già Mai Triều

lang thang trên đất Pháp. Mặc cảm cô đơn của con người với tâm trạng rầu rĩ còn được diễn tả ngay trong nhan đề. Sông Di – đó là con sông lớn, là câu chuyện về những mảnh đời con con ẩn chứa mỗi thân phận khác nhau. Trên

dòng sông Di ấy, ba nhân vật Ân, Xu, Bối cứ “trôi” theo những vùng đất khác

nhau để tìm sự quên lãng và rồi cứ biến mất từng thành viên một. Đi ba mà không có ai quay về. Mỗi người biến mất một cách lạ thường, rời rạc. Họ cùng đi nhưng không cùng biến mất. Nhân vật cô đơn ngay cả khi ra đi. Đó là tâm trạng hoang hoải, chán chường của con người. Mỗi nhân vật là một trái

tim cô đơn, những cung đàn lỡ nhịp. Họ “chán”, “buồn” mà không chia sẻ được cùng ai. Vì vậy, họ “côi cút”, “lang thang”, “vất vơ” một mình, trong ánh sáng “hiu hắt” của dòng sông cứ “trôi” lững lờ mà lòng người “lạnh lẽo”,

buốt giá. Lựa chọn hình thức ngôn từ này, Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa chân thực trạng thái cô đơn của con người đương đại.

Đoàn Thị Duyên 54 54 K35A – Ngữ văn KẾT LUẬN

Tago, nhà thơ Ấn độ từng nói: “Có thể vượt qua thế giới lớn lao của loài

người không phải bằng cách tự xóa mình đi mà bằng cách mở rộng bản sắc của chính mình”. Trải nghiệm với tiểu thuyết Sông, nhà văn đã mang đến

những trang viết có sức ám ảnh thực sự, gợi nhiều suy tư. Nguyễn Ngọc Tư đã nhìn ra vấn đề mang tính nhân bản phổ quát: cái cô đơn. Cảm thức cô đơn đã trở thành một trạng thái tâm lí thường trực của con người hiện nay. Xã hội như một “sa mạc” đầy người, đông đúc mà vẫn hoang vắng, trống trải, rời rạc,

không liên kết. Sông kiếm tìm và cắt nghĩa cảm thức cô đơn của con người

đương đại qua nhiều phương diện: Sự chông chênh của cuộc sống, khiến chúng ta giật mình: có giống mình không nhỉ? Con người cô đơn ngay trong ngôi nhà, giữa những người thân yêu của mình. Là sự bất an của tâm lí con người trước hiện thực cuộc sống; sự hụt hẫng, hay con người chưa đủ bản lĩnh nên rơi vào khủng hoảng tinh thần, khép kín cõi lòng với thế giới xung quanh. Những suy tư về cái tôi bản thể khiến người ta không thoát khỏi ám ảnh cô đơn. Xây dựng thế giới nhân vật với số phận trắc trở, éo le, bi kịch, Nguyễn Ngọc Tư đã gợi nhiều trăn trở, suy tư cho bất cứ ai còn quan tâm và yêu thương con người. Tác giả cũng đặt ra vấn đề: nhu cầu được cảm thông, nhu cầu tìm tri âm của con người. Đồng thời, cũng nhắc nhở người ta cần một lối sống tỉnh táo và bản lĩnh.

Ở phương diện nghệ thuật, ngôn ngữ tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện nhiều từ ngữ định danh về trạng thái cô đơn, những đối thoại lệch kênh, nhịp điệu trần thuật chậm rãi, lẻ tẻ, rời rạc… Ngọc Tư đã tạo nên một giọng văn riêng bằng một thứ ngôn ngữ quê kiểng nhưng hấp dẫn. Nhà văn đưa người đọc đến với chủ đề cô đơn, một chủ đề có ý nghĩa phổ quát của nhân loại hiện nay. Nhận diện cảm thức cô đơn, nhà văn cũng cho người đọc hiểu khả năng to lớn, sứ mệnh thiêng liêng của văn chương phải được quy định bởi bản chất

Đoàn Thị Duyên 55 55 K35A – Ngữ văn

nghệ thuật: Văn học phải tác động tới đời sống. Sông viết về cảm thức cô đơn

của giới trẻ đương đại, đó là mảng màu sắc đặc biệt và sinh động trong bức tranh đời sống mà tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư đã vẽ lên. Chúng ta tin và

Một phần của tài liệu Cảm thức cô đơn trong tiểu thuyết của nguyễn ngọc tư (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)