Sự bất thường của tâm lí tuổi trẻ

Một phần của tài liệu Cảm thức cô đơn trong tiểu thuyết của nguyễn ngọc tư (Trang 44)

8. Bố cục của khóa luận

2.2.2.Sự bất thường của tâm lí tuổi trẻ

Đoàn Thị Duyên 39 39 K35A – Ngữ văn hệ thanh niên ngày nay với sự thay đổi trong cách sống và cách nghĩ. Tâm lí giới trẻ cùng với những diễn biến nội tâm phức tạp được thể hiện rõ nét qua nhân vật Ân với mối tình cùng giới với người bạn tên Tú.

Nếu thế giới nhân vật trong văn Phan Thị Vàng Anh là những cô gái mới lớn đang bước vào độ tuổi yêu đương, suy nghĩ về tình yêu, cuộc sống của họ vẫn còn rất non nớt và ngây thơ, thì nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư phần lớn là những chàng trai có nhiều điểm khác lạ về giới tính. Nhân vật chính – Ân đã bỏ đi sau khi nghe tin người bạn tình của mình lấy vợ. Cậu ra đi hi vọng có thể quên được mối tình này nhưng những kỉ niệm về Tú lại hiện về sâu sắc hơn bao giờ hết. Cậu không sao quên được. Tình yêu đồng tính giữa Ân và Tú được dệt nên bởi sự thương mến từ cả hai phía. Với rất nhiều kỉ niệm đẹp, Ân có thể làm tất cả vì người bạn của mình. Sự gần gũi,

gắn bó, thân thiết đến nỗi bà nội Tú phải cằn nhằn: “Cái tụi này già đầu

không hay, cứ quấn nhau miết thì biết chừng nào tao có chắt bồng đây” [13,

102]. Khác hẳn với tình yêu thông thường: một nam - một nữ, tình cảm cùng giới đã làm cho mẹ Ân phải lo lắng, bởi Ân là một chàng trai nhưng lại có tính cách như một cô gái: thích nấu ăn, trồng hoa và ngủ rúc trong nách mẹ.

Bà đã khuyên cậu: “Đừng có quấn mẹ hoài vậy, tách ra mà yêu đương bồ

bịch. Mẹ cấm cậu vô bếp, nói chuyện đó của đàn bà, đi làm chuyện đàn ông đi. Cua gái chẳng hạn. Mẹ bắt cậu húi đầu đinh, thay vì chừa tóc phủ tai như khi trước, thay vì khen tóc cậu óng mượt thì mẹ chê nhìn không ra đàn ông tẹo nào, phải rối nùi bù xù mới hợp dáng. Cậu tắm lâu thì mẹ gõ cửa, nói đàn ông nên ở dơ một chút, cho phong trần” [ 13, 113] thì cậu lại càng đi sâu vào

bản chất đồng tính luyến ái của mình. Yêu hết mình, dành cho Tú những tình cảm tốt đẹp, sâu sắc đến nỗi đi trên sông Di mà cậu không sao quên được

hình bóng của Tú: “Cậu thường hăm hở bỏ lại những cuộc vui chỉ vì Tú than

đau răng, mỏi vai” [13, 107], với Ân “hít hà người Tú thích thú hơn mọi cuộc vui nào” [13, 108].

Đoàn Thị Duyên 40 40 K35A – Ngữ văn

Khao khát của mẹ là muốn Ân lấy vợ, sinh con đẻ cái: “Đang nghĩ, nếu

cháu nội mẹ giống cái mũi của thằng Ân và đôi mắt to của con nhỏ Trâm, cùng với nước da trắng của mẹ nữa, thì đẹp hết sảy…” [13, 134]. Người mẹ

muốn đứa con trai lập gia đình để bà có cháu bồng bế như bao bà mẹ khác, thì càng ngày Ân càng tránh xa những cô gái. Hành trình trên sông Di, cậu gặp gỡ và quen với rất nhiều người bạn. Ở đó, Ân lại tiếp tục nảy sinh tình cảm

với người bạn đồng hành khác là Xu. “Cái ý nghĩ ôm anh ta từ phía sau mạnh

mẽ đến nỗi đã kéo cậu bước gần như chạy xuống những bậc đá rêu xanh, nhưng rồi cậu kịp tỉnh táo khi cách anh ta chỉ hai chiếc giày… Giọng cậu hơi run dù thèm muốn điên rồ đã kiểm soát được. Xu sẽ phải sợ hãi, phải, anh ta không có dấu hiệu gì là người – giống – như – mình” [13, 128]. Cũng như

tình cảm dành cho Tú, Ân hết lòng vì Xu, quyết định đi tới điểm cuối cùng là rốn Túi trên sông Di cũng là vì Xu, muốn đồng hành cùng anh. Vì vậy, cậu ý

thức được rằng “bỏ lại một người bạn ở dọc đường là bất nhẫn” [13, 225]. Diễn biến tâm lí lớp trẻ trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư hết

sức phức tạp. Mặc dù Tú đã lấy vợ, nhưng anh luôn nhớ tới Ân, thiết tha với

mối tình này: “Tú chẳng khác gì sau cái đám cưới đó, sao tụi ta lại không thể

cùng nhau”. Dường như thể xác của Tú ở với người vợ mới cưới nhưng trái

tim thì anh đang hướng về Ân. Sự kì thị, phản đối từ cha mẹ và xã hội dường như làm cho hai người sống mà như không tồn tại. Bởi ở đó, không có sự đồng cảm. Tú sống như một nghĩa vụ là lấy vợ sinh con cho cha mẹ vui lòng. Ân thì cố gượng chiều mẹ, hôn một cô bé nhỏ tên Thùy. Và rồi cuối cùng cậu phải chạy trốn, để thoát khỏi sự thúc giục cưới vợ của mẹ và quên mối tình với Tú – khi Tú đã lấy vợ. Mỗi nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư đều mang trong mình nỗi cô đơn. Đó là nỗi cô đơn của tuổi già, lo lắng về đứa con của mình khi chúng luôn quấn quýt với những người đồng giới. Đó còn là nỗi cô đơn của những thanh niên khi không được sống thật với giới tính của mình. Giữa lớp người cao niên và trẻ tuổi dường như có sự khác biệt trong suy nghĩ.

Đoàn Thị Duyên 41 41 K35A – Ngữ văn Họ chưa và không thể chấp nhận mối tình của lớp người đồng giới đang tồn tại trong thế giới hiện hữu.

Sự bất thường của tâm lí tuổi trẻ còn được thể hiện ở những hành động trái ngược với ý định của người lớn. Điều này được thể hiện qua nhân vật chị San trong tác phẩm. Khi còn trẻ, với tâm lí thích đùa nghịch, chơi bời, suy

nghĩ nông cạn: “Mỗi lần chị San thơ thẩn ở bờ ao, nghe người lớn hét coi

chừng té ao tức thì chị nhảy xuống. Chị cầm trên tay nắp xoong nắp ấn, miễn có ai lên tiếng đừng có quăng xuống sông nghen thì chúng bay vèo. Anh Hai nói cấm mày trai gái là nhừ đòn với tao, chị tòm tem ngay với một thằng học trò cùng lớp. Chị Năm nói thầy Tuấn là của tao, mày không được õng ẹo với ổng, hôm sau chị đến tận phòng thầy và hổn hển cởi áo. Ba chị bảo học cao để thi vào y khoa, chị bỏ học giữa chừng” [13, 218]. Tuổi trẻ ngông cuồng,

chị không thích làm theo sự áp đặt của người khác, chỉ thích làm ngược lại

theo ý muốn của họ, để trả lời cho câu hỏi “Họ đang quan tâm mình?”. Sự bất

thường ấy là để nhân vật tìm được câu trả lời mình có được quan tâm hay không. Nhân vật San mang trong mình nỗi cô đơn và cần được lấp đầy bởi tình yêu thương, sự quan tâm và thấu hiểu.

Tìm hiểu tâm lý tuổi trẻ trong tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư, ta nhận thấy nhân vật “gay” cô đơn với mối tình của mình khi xã hội không chấp nhận. Họ không biết thực sự mình muốn gì, không biết mình phải sống như thế nào. Các nhân vật đồng tính cũng như bao cặp tình nhân khác mong muốn có được mối quan hệ bền vững, cũng có nhu cầu tìm bạn mới… Đó là tâm lý của giới trẻ, mong muốn được gia đình và xã hội chấp nhận. Quan niệm về thế giới thứ ba phải chăng cần được nhìn nhận một cách cởi mở và nhân ái hơn? Đó là thông điệp mà Nguyễn Ngọc Tư gửi gắm trong tác phẩm.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Cảm thức cô đơn trong tiểu thuyết của nguyễn ngọc tư (Trang 44)