Về phương diện nội dung

Một phần của tài liệu Cảm thức cô đơn trong tiểu thuyết của nguyễn ngọc tư (Trang 27)

8. Bố cục của khóa luận

1.3.1.1.Về phương diện nội dung

Những năm 80 của thế kỉ XX đánh dấu bước chuyển mạnh của văn xuôi nói chung và tiểu thuyết nói riêng, với những đề tài nổi lên là gia đình, tình yêu, những vấn đề đạo đức - thế sự, hướng vào các giá trị nhân bản, mạnh dạn đề xuất những chuẩn mực đạo đức mới phù hợp với thời đại. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại so với tiểu thuyết trong thời kỳ chiến tranh đã có nhiều chuyển biến mới từ đề tài, cốt truyện, nhân vật, đến thể loại và thi pháp. Đó là sự chuyển hướng dần từ tư duy sử thi sang tư duy thế sự, chuyển từ cảm hứng ngợi ca, khẳng định sang chiêm nghiệm, suy tư. Ta đã quen cái nhìn rạch ròi thiện – ác, bạn – thù trong thời kỳ trước thì trong tiểu thuyết đương đại là cái nhìn đa chiều phức tạp về hiện thực và số phận con người. Vẫn còn tiểu thuyết mang tinh thần sử thi nhưng không mấy thành công. Đề tài lịch sử đang dần nhường chỗ cho đề tài thế sự và đời tư gắn với nhu cầu công bố kinh nghiệm cá nhân. Tiểu thuyết đã dám nhìn vào những mảnh vỡ, những bi kịch nhân sinh, những mặt tối của cuộc sống bằng cái nhìn trung thực và táo bạo. Hiện thực về con người trở nên phong phú nhiều chiều. Bên cạnh “con người ý thức” còn có “con người vô thức”, bên cạnh “con người tự nhiên” có “con

Đoàn Thị Duyên 22 22 K35A – Ngữ văn người tâm linh”, có người “lớn hơn thân phận mình”, lại có người “bé nhỏ hơn tính người của mình”. Biết bao vênh lệch trong thói quen, trong chuẩn mực giá trị, biết bao bi kịch chưa hề xuất hiện trong chiến tranh, bao vấn đề bề bộn, phức tạp thời hậu chiến - đó là những bức xúc, nhức nhối mà văn học hôm nay cố gắng phản ánh. Nhà văn không thể chỉ dựa vào kinh nghiệm cộng đồng như trước đây. Họ phải dựa cả vào kinh nghiệm cá nhân, vào trực giác, lắng nghe những mách bảo của tiềm thức, tìm đến những suy đoán, dự cảm, thậm chí vượt khỏi thói quen và chuẩn mực thông thường khi phản ánh và lí giải hiện thực - cái hiện thực đầy biến ảo trong muôn ngàn dạng thái của

những số phận đời tư, những tình trạng đạo đức xã hội.Trong tác phẩm Thời

xa vắng, Lê Lựu không chỉ đặt vấn đề nhân cách con người mà còn phân tích

tác động ngặt nghèo của hoàn cảnh khiến con người bị hoàn cảnh nhào nặn thành kẻ buông xuôi, không tự định đoạt được cuộc sống của mình. Các nhà văn quan tâm nhất tới số phận con người và bi kịch đời thường của họ, đó là bi kịch giữa khát vọng và thực tại, giữa sự cố gắng vươn lên và sự bị kìm hãm, giữa nhân bản và phi nhân bản… Những mạch ngầm và ghềnh thác của

mỗi phận người trong và sau chiến tranh được khai thác toàn vẹn hơn (Nỗi

buồn chiến tranh - Bảo Ninh); đề xuất những phép ứng xử với lịch sử (Phẩm tiết,Vàng lửa, Kiếm sắc - Nguyễn Huy Thiệp), với cuộc sống hiện tại (Mảnh đất lắm người nhiều ma – Nguyễn Khắc Trường); thể hiện thái độ tích cực đối

với cuộc đấu tranh tự hoàn thiện nhân cách, phẩm giá con người (Bức tranh -

Nguyễn Minh Châu). Khám phá cái thế giới sâu thẳm của con người cá nhân trở thành cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ của các nhà văn. Tiểu thuyết giai đoạn

này đã “quan niệm con người cá nhân như một nhân cách, một nhân cách

kiểu mới”. Đó là những con người vừa có khiếm khuyết, bất toàn; vừa đẹp đẽ,

thánh thiện. Đặc biệt, ở giai đoạn văn học này, các cây bút đã đi vào khám phá con người tự nhiên và những chiều sâu bí ẩn của tâm linh, tiềm thức, vô thức. Các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh,

Đoàn Thị Duyên 23 23 K35A – Ngữ văn Nguyễn Bình Phương… đều nhấn mạnh phương diện bản thể tự nhiên của

con người, tạo nên tiếng nói đa thanh đầy “hòa âm” và “nghịch âm” trong tiểu

thuyết đương đại.

Một phần của tài liệu Cảm thức cô đơn trong tiểu thuyết của nguyễn ngọc tư (Trang 27)