Những suy tư về cái tôi bản thể

Một phần của tài liệu Cảm thức cô đơn trong tiểu thuyết của nguyễn ngọc tư (Trang 47)

8. Bố cục của khóa luận

2.2.3. Những suy tư về cái tôi bản thể

Đoàn Thị Duyên 42 42 K35A – Ngữ văn

xưng với người ngang hàng hoặc khi không cần bày tỏ thái độ gì” [9, 1225].

Trong phong trào Thơ mới, khi nói về cái tôi, nhà thơ Xuân Diệu đã quan niệm:

“Ta là một, là riêng, là duy nhất

Không có chi bè bạn nổi cùng ta ”

Khẳng định “một”, “duy nhất”, nhà thơ tuyên bố mình là đỉnh cao của bản thể, nhưng đồng thời cũng nói lên rằng, Xuân Diệu luôn cô đơn. Vì vậy, thi sĩ luôn khát khao được giao cảm với cuộc đời và con người.

Tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư cũng đề cập tới cái tôi, mang ý nghĩa tự bản thể. Nhân vật của chị nặng về cảm xúc cá nhân, vì cái tôi quá lớn mà nhân vật rơi vào sự cô đơn, trống trải. Cái tôi ấy được biểu hiện trước hết ở việc: làm những gì mình thích. Nó muốn được là mình, tự do trong các mối quan hệ. Đặc biệt là cái tôi muốn được tự lựa chọn hạnh phúc cá nhân. Ân không đồng tình với quyết định “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Mẹ Ân đã bao lần làm mối với cô bé bên hàng xóm, Thùy, Trâm… cùng với sự chuẩn bị vòng vàng cho con dâu, nhưng mỗi lần nghe mẹ gọi điện nói chuyện này thì Ân lại cứ cà lơ phất phơ. Để rồi những cô gái đã không chờ được nữa. Họ đi lấy chồng. Cái “tôi” muốn được là chính mình đã đẩy “cậu” rơi vào vực sâu của sự cô đơn. Cậu yêu thương Tú, nhưng mối tình đó lại quá mong manh. Nỗi buồn không được bày tỏ đã ngày càng đẩy nhân vật vào sự nhạt nhòa trong mối quan hệ giữa người với người và dần đưa nhân vật tới sự bế tắc. Nhân vật Ân không biết cách thể hiện cảm xúc hay sự quan tâm. Trước khi

lặn lội trên sông Di, “đầu cậu nghĩ cái câu mẹ nhớ giữ gìn sức khỏe, nhưng

mỗi khi tuôn ta môi vẫn quá sức trần trụi, cục cằn” [13, 12]. Muốn nói một

lời yêu thương với mẹ mà không sao nói được. Những nỗi niềm mà Ân không thể chia sẻ. Thằng con trai đi công tác dài ngày mà bà không hề biết. Nó đẩy tình mẹ con với mối quan hệ ruột thịt ngày càng xa nhau. Đó không phải là sự xa cách về tuổi tác mà còn là sự khác biệt trong tâm lý với nhu cầu sẻ chia. Từ

Đoàn Thị Duyên 43 43 K35A – Ngữ văn

trong bản thể, nhân vật Xu đã nghiệm ra rằng: “Cái gì đã giúp mình không

phơi bày bản thân, bộc lộ thiên tính như những người kia… bản chất con người nằm sâu ở bên trong, không cần níu vào giày cao gót đỏ, son đỏ, váy đỏ” [13, 82]. Các nhân vật trong tiểu thuyết của Ngọc Tư cứ ẩn sâu trong cái

lớp vỏ kia, không muốn bộc lộ và thể hiện mình. Cái “tôi” chẳng cần sẻ chia đã trở thành những phản ứng mang tính thường trực. Thậm chí, sẻ chia nhưng họ cũng không nhận được bất cứ điều gì từ phía đối phương. Mẹ Ân giãi bày

tâm sự của một người đến tuổi xế chiều: “Bà muốn đòi hỏi một gia sản sờ

nắm được, một thứ rõ ràng nhất là tiền và đất đai, còn có một gia đình hoàn hảo chứ không phải một nửa như bây giờ. Ngoài thằng con sáng xách xe đi làm, còn có một cô con dâu sẽ cùng bà đi mua sắm và những đứa cháu nhỏ chạy quanh bôi trét chì màu, cứt mũi lên vách” [13, 113], nhưng cái ước mơ

nhỏ nhoi ấy, niềm mong mỏi ấy không thể thực hiện được. Nó còn ở quá xa. Tác phẩm đã giúp ta nhận ra cội nguồn của sự cô đơn nằm sâu trong bản thể. Vì “cái tôi to tướng” nên dường như nó chỉ muốn giữ vị trí độc tôn. Nhân vật

Ân trong tiểu thuyết đã chia sẻ: “Đôi lúc sự thân tình làm cậu khó chịu còn

hơn cả sự ác cảm” [13, 107]. Cái tôi luôn bó hẹp, cứ khư khư với những cảm

giác và cảm xúc của chính mình. Từ đó, không ít rắc rối giữa các thế hệ nảy sinh do sợi dây cảm xúc không được kết nối.

Tìm hiểu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư, có thể nhận thấy một điều, nhân vật trong sáng tác của chị chủ yếu là những con người cô đơn. Cô đơn là một trạng thái thường thấy. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi con người vô cùng phức tạp và bí ẩn. Đôi khi họ cảm thấy lạc lõng trong một đám đông xa lạ, có khi cô đơn vì quá đề cao cái tôi. Họ cô đơn khi muốn

tách mình ra khỏi số đông. Ngay nhan đề Sông đã diễn tả được sự lẻ loi. Mọi

con sông dù đục hay trong nhưng nó đều lặng lẽ trên một dòng chảy. Tiểu

thuyết của Nguyễn Ngọc Tư đã phản ánh sâu sắc “những mảnh đời con con”

Đoàn Thị Duyên 44 44 K35A – Ngữ văn mang cảm giác cô đơn ngay trong tiềm thức. Cuộc sống của ba nhân vật : Ân, Bối, Xu cùng với những người ven sông Di và những người làm trong đài truyền hình kia cũng là điển hình cho một thế hệ thanh niên với rất nhiều cảm giác trống trải, cần sự yêu thương, đồng cảm từ nhân loại. Trải qua bao năm tháng nhọc nhằn, nhà văn đã chiêm nghiệm về con người hôm nay. Đó cũng là hiện thực tâm lí của con người khi ý thức cá nhân được giải phóng tận độ.

Đoàn Thị Duyên 45 45 K35A – Ngữ văn Chương 3

NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CẢM THỨC CÔ ĐƠN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

Một phần của tài liệu Cảm thức cô đơn trong tiểu thuyết của nguyễn ngọc tư (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)