Về phương diện nghệ thuật

Một phần của tài liệu Cảm thức cô đơn trong tiểu thuyết của nguyễn ngọc tư (Trang 29)

8. Bố cục của khóa luận

1.3.1.2. Về phương diện nghệ thuật

Cùng với sự đổi mới về nội dung, các nhà văn đã cố gắng tìm tòi, thể hiện những cách tân về phương diện nghệ thuật. Bên cạnh những cốt truyện giàu kịch tính là những cốt truyện giàu tâm trạng. Những tác phẩm tiếp nối truyền thống có kết cấu cốt truyện rõ ràng, mạch lạc, có mở đầu, có kết thúc

(Thời xa vắng - Lê Lựu, Mảnh đất lắm người nhiều ma - Nguyễn Khắc Trường, Vầng lửa ngũ sắc - Ngô Văn Phú, Cỏ thiêng - Hồng Phi…). Bên

cạnh đó, những tiểu thuyết được làm mới với cấu trúc lỏng lẻo, lắp ghép, mơ

hồ, co giãn, khó tóm tắt, khó kể lại, kết thúc mở (Ngược dòng nước lũ - Ma Văn Kháng, Ăn mày dĩ vãng - Chu Lai, Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh,

Chim én bay - Nguyễn Trí Huân, Cơ hội của Chúa - Nguyễn Việt Hà…). Đối

tượng phản ánh của văn học cũng đã được di chuyển từ một “quá khứ tuyệt

đối” sang một hiện tại chưa hoàn thành cùng những nhân vật chưa hoàn kết.

Từ vai trò đại diện cho sức mạnh, tầm vóc, trí tuệ và vẻ đẹp cộng đồng đến sự đại diện cho bản chất NGƯỜI trong mỗi cá nhân, vị trí của nhân vật đã có sự

di chuyển từ khoảng cách cao cả tôn kính tới sự gần gũi đời thường (Mưa Nhã

Nam - Nguyễn Huy Thiệp). Đó không phải là sự hạ thấp nhân vật, trái lại đó

là cách thể hiện toàn vẹn hơn các nhân vật, là sự khẳng định tính dân chủ, tích cực của văn chương, khiến cho văn chương trở về gần hơn với cuộc đời, với con người. Chức năng khái quát tính cách của nhân vật cũng mờ nhạt hơn mà thay vào đó nhân vật chủ yếu được nhà văn gửi gắm một tư tưởng nào đó

(Thiên sứ - Phạm Thị Hoài), là phương tiện để nhìn lại quá khứ (Bước qua lời

nguyền - Tạ Duy Anh)… Để khắc họa chân dung nhân vật đầy đặn hơn, các

Đoàn Thị Duyên 24 24 K35A – Ngữ văn

Chu Lai), sử dụng huyền thoại (Con gái thủy thần - Nguyễn Huy Thiệp), đa giọng điệu (Đi tìm nhân vật - Tạ Duy Anh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc

hành - Nguyễn Minh Châu)…

Con người không còn thuần túy là đối tượng văn học ngợi ca mà còn là đối tượng để nhà văn nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đối chứng. Do đó, giọng điệu trần thuật từ trang trọng tôn kính chuyển sang thân mật, suồng sã

đời thường. Lối viết đa thanh, phức điệu cũng được sử dụng triệt để. Người

đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu thể hiện khá thành

công giọng điệu đa thanh. Không chỉ có Quỳ tự đối thoại với mình, dằn vặt, trăn trở trong những cơn mộng du của hồi tưởng để tìm đến sự tự nhận thức, tìm đến chân lý cuộc sống mà còn là cuộc đối thoại giữa Quỳ với “anh ấy”, giữa Quỳ với vong linh những người lính đã từng yêu và sống bên cô… để giải mã những ẩn ức trong người đàn bà nhạy cảm này. Bên cạnh đối thoại, độc thoại nội tâm cũng là một thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả trong quá trình tự ý thức của nhân vật, đi sâu vào thế giới nội tâm đầy bí ẩn của nhân vật. Đặc biệt kĩ thuật dòng ý thức sử dụng thời gian đồng hiện, hồi ức, hoài niệm, dòng suy tưởng, những giấc chiêm bao… để nhân vật tự bộc lộ những miền sâu kín của tâm hồn nằm ngoài vòng kiểm soát của ý thức con người. Nhà văn khơi

sâu vào cõi tâm linh, vô thức của con người, khai thác “con người ở bên trong

con người”. Thủ pháp này thể hiện rõ trong các tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Chim én bay (Nguyễn Trí

Huân), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài)…

Như vậy, giai đoạn này các nhà văn đã có những cố gắng tìm tòi, có sự cách tân về cả phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật làm cho diện mạo tiểu thuyết trở nên phong phú, đa diện hơn.

Một phần của tài liệu Cảm thức cô đơn trong tiểu thuyết của nguyễn ngọc tư (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)