Cô đơn trước sự chông chênh của cuộc sống

Một phần của tài liệu Cảm thức cô đơn trong tiểu thuyết của nguyễn ngọc tư (Trang 39)

8. Bố cục của khóa luận

2.2.1.Cô đơn trước sự chông chênh của cuộc sống

Cuộc sống là bức tranh rộng lớn mà con người sống và cảm nhận mình trong đó. Từ cuộc sống, con người có thể tìm thấy niềm vui hay nỗi buồn. Khi con người không còn tìm thấy tiếng cười, giá trị sống, họ sẽ cảm giác cô độc. Đặc biệt, trong xã hội hiện đại, khi nền văn minh công nghiệp phát triển thì tình trạng con người rơi vào vực sâu của sự cô đơn đã trở nên khá phổ biến. Các nhân vật cô đơn bởi không có một gia đình vẹn toàn, vì cuộc sống đầy khó khăn, vì sự chênh lệch lứa tuổi, giới tính. Có rất nhiều lí do để con người ta tự thu mình trong cái vỏ ốc bé nhỏ mà gặm nhấm nỗi đơn côi. Lí tưởng

Đoàn Thị Duyên 34 34 K35A – Ngữ văn sống của lớp thanh niên trong tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư dường như bị ứ đọng bởi một nỗi buồn vô định. Ba nhân vật Ân, Xu, Bối đã không mang quá khứ để đến với nhau, cùng đồng hành trên một chuyến đi hi vọng sẽ học được cách quên, sự buồn chán vây quanh. Nỗi niềm cô đơn của họ được bắt đầu từ lúc họ sinh ra – sống dưới mái ấm gia đình mà không cảm nhận được sự thương yêu, hạnh phúc.

Xu – “người đen trũi lầm lì, mi mắt dài và rợp che lấp cả ánh mắt sâu

hút hay nhìn bâng quơ đâu đâu, tóc hớt đinh một phân đều nắng soi tận da đầu” [13, 9], là một chàng thanh niên tài năng đã từng tham gia một diễn đàn

phượt nổi tiếng với cộng đồng nhiếp ảnh: anhđep.com. Thế nhưng, anh lại là

người có nhiều bất hạnh trong cuộc đời. Cái vẻ ngoài bặm trợn kia “toàn sẹo

lồi, một vết trên bắp tay phải, một đường may vụng về từ cằm lẹm xuống cổ. Vành tai trái của anh ta cũng bị xém mất một nửa” [13, 11] như báo hiệu

những điều không may mắn trong cuộc đời anh. Xu đã mang “sức nặng” cho nhóm, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, bởi cái sẹo đó. Trên hành trình di khảo sông Di, các nhân vật đã khám phá ra đời sống cá nhân của nhau. Xu cô độc ngay từ lúc sinh ra. Anh không có một gia đình hoàn hảo. Là đứa trẻ mồ

côi, Xu được một bà góa nhận nuôi nấng. Khi bà bị tai nạn, anh “kiếm ăn

dưới làn xe tải, tối về lấy kim tây xỏ xâu những con dòi lúc nhúc dưới lưng bà rồi đem hơ qua ngọn đèn dầu,nghe cháy khét thơm thơm” [13, 91]. Đứa trẻ

sinh ra đã bị tách khỏi gia đình – nơi có bố và mẹ, sự thương yêu, chăm sóc. Anh cô đơn trong cái xã hội rộng lớn ấy. Không có lời ru tiếng hát từ người mẹ, sống vất vơ, lang thang hết nơi này đến nơi khác, dường như nỗi cô độc đã luyện rèn cho anh một bản lĩnh kiên cường. Anh chai sạn với cuộc sống.

Anh không hề khóc khi nghe tin mẹ nuôi chết, “như chưa từng khóc khi bị

đòn, khi lăn lóc ngoài đời, khi những cô gái của mình bỏ đi với người khác”.

Nước mắt không chảy ra, nhưng trong cõi lòng anh là sự đau đớn đến tột độ. Lúc anh cất tiếng khóc chào đời, mọi người đã không mỉm cười với anh.

Đoàn Thị Duyên 35 35 K35A – Ngữ văn Cuộc đời đầy cay đắng nhưng không một ai chia sẻ với anh. Ám ảnh nỗi cô đơn của nhân vật Xu mang lại nhiều suy nghĩ cho người đọc. Độc giả nhận ra một điều chua xót: Nếu gia đình là nền tảng vững chắc cho mỗi đứa con sinh ra và lớn lên thì nay… gia đình đã không còn là bức tường thành vững chắc để “tiểu nhi” có thể nhân đôi niềm vui, san vợi nỗi buồn. Những đứa con ngay từ lúc sinh ra đã không nhận được sự âu yếm, chăm sóc từ người thân. Chúng cô đơn trong cái gia đình ấy.

Không chỉ có nhân vật Xu cô đơn trong cuộc sống gia đình, tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư đề cập tới rất nhiều nhân vật khác cũng cùng chịu chung mặc cảm như vậy. Tuy không khổ cực, bất hạnh như Xu nhưng chàng

trai tên Bối cũng sớm nhận ra cuộc sống vô cùng tẻ nhạt từ gia đình: “Không

sóng gió, Bối lớn lên, muốn gì cũng có, đòi gì cũng được. Cha mẹ Bối cùng với đứa em gái suốt ngày chỉ biết hùng hục học để kiếm danh vị. Một ngôi nhà có hai giáo sư và một tiến sĩ hoàn toàn không cãi cọ, chỉ là ít nhìn mặt nhau như nhìn mặt sách” [13, 80]. Cuộc sống gia đình Bối giàu có, tiện nghi,

bố mẹ và em đều giữ những chức vị cao quý, danh giá… nhưng ở gia đình lại thiếu đi sự quan tâm, chia sẻ, yêu thương lẫn nhau. Họ rất ít khi nhìn mặt nhau. Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người càng trở nên lãnh cảm với mọi người xung quanh. Những người thân thiết trong gia đình chưa bao giờ cảm nhận thấy hai chữ “thương yêu”. Người ta chạy theo danh vị, bỏ lại sau lưng người thân của mình, để những đứa con trong gia đình ấy luôn khắc khoải với nỗi buồn chán, cảm giác cô đơn vì không có ai quan tâm. Những đứa trẻ luôn cần có tiếng nói, niềm vui từ gia đình. Chính vì vậy mà nhân vật

Bối đã tạo kịch tính cho mình: “Hồi nhỏ nổi hứng cắt tay cho chảy máu chơi,

coi cả nhà rộn lên cũng sướng. Hay là cứ biến mất coi ai là người tìm mình đầu tiên” [13, 80]. Tuy là trò đùa vô cùng nguy hiểm, ngốc nghếch nhưng nó

cho thấy khát khao của nhân vật. Suy cho cùng, Bối hành động như vậy cũng là muốn tìm lấy sự quan tâm, xem ai là người quan tâm, tìm mình đầu tiên khi

Đoàn Thị Duyên 36 36 K35A – Ngữ văn anh bỏ đi. Có ai quan tâm, yêu thương tới anh chăng? Trò chơi của Bối muốn phá tan cái cuộc sống vô vị của gia đình, để mọi người có thể nói cười vui vẻ, mà không phải là cái gia đình lặng lẽ, bằng phẳng, không chút gợn sóng. Gia đình Bối, mỗi cá nhân là một cá thể độc lập, hoàn toàn cách xa nhau, cô đơn vì không thể hòa hợp.

Trong cuộc sống, khi gặp thất bại, con người dễ trở nên cô đơn hơn bao giờ hết, nếu họ không có đủ nghị lực để vượt qua. Nhân vật chính với danh xưng “cậu” đã bỏ lại sau lưng mối tình đồng tính vừa kết thúc do người yêu cưới vợ. Bỏ lại công việc ở một công ty truyền thông, đi tìm “quên” với lí do viết một cuốn sách về sông Di do sếp đặt hàng. Hành trình trên sông Di, nhưng Ân càng đi càng lần ngược trở lại quãng đời của mình khi còn trẻ. Mỗi

khúc quanh co của Sông, những cảnh sống bên Sông mở ra như thức tỉnh quá

khứ của nhân vật. Càng đi nhân vật càng nhớ.

Ân sinh ra có cha, có mẹ nhưng cũng như một đứa trẻ sinh ra trong lạc loài, vô thừa nhận. Cậu tách dời môi trường gia đình để đi phiêu du, quên

lãng. Với anh, “hình ảnh của cha mẹ, hình ảnh căn phòng hơi tối man mác

mùi cây cỏ mà cậu đã ngủ mười bảy năm trời cũng đã trở nên xa vời”. Cuộc

sống thanh thiếu niên của cậu tồn tại trong gia đình cũng chỉ là cái cớ để mà tồn tại, để ở mà thôi. Cậu không thấy gần gũi với mái ấm gia đình. Sống trong ngôi nhà bé nhỏ ấy mà nhân vật không thấy ấm lòng, lạ lẫm, cho thấy Ân đang dần thu mình để ôm trọn nỗi cô đơn. Cũng như Xu và Bối, Ân thấy xa lạ

với ngôi nhà của mình. Vào nhà cha, cậu cũng “không cảm giác mình thuộc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

về nơi ấy”. Cậu không thừa nhận mình có một gia đình. Tự trong bản thể,

nhân vật luôn mặc cảm, ám ảnh với nỗi cô đơn. Không cần sự chia sẻ từ ai, Ân xa lạ với những người thân yêu. Hành trình trên sông Di đã làm cậu tự vấn

lương tâm. “Tại sao lúc mẹ vật vã đau mà cậu vẫn tóm lấy cúc cu Tú ngủ yên

lành? Tại sao lúc chị San chuẩn bị cho giấc ngủ để đời cậu lại điềm nhiên vác ba lô lang thang miền cát?” [13, 105]. Những câu hỏi như xoáy sâu, đòi

Đoàn Thị Duyên 37 37 K35A – Ngữ văn hỏi nhân vật tự nhận thức. Ân hiểu nhưng không sẻ chia được, nên cô đơn.

Cậu ghét sự gần gũi: “Đôi lúc sự thân tình làm cậu khó chịu còn hơn sự ác

cảm” [13, 107]. Ân nhớ mãi hình ảnh bà ngoại xô cậu, “cú xô đó làm đầu cậu va vào góc ván, phù bánh cam” [13, 150]. Từ đó, cậu không bao giờ gần bà

nữa. Nỗi giận bà ngày càng sâu. Bà lạnh lẽo:“Cậu cố moi móc cho ra một

hình ảnh ấm áp như vậy, nhưng vô vọng. Hình ảnh bà cứ lẫn lộn giữa cuộc đời này với cuộc đời kia, giữa đám giỗ ông ngoại và những đám cưới của mấy dì, cái miệng móm mém của bà chưa từng nhếch mép lên biểu thị một nụ cười, mắt chưa từng hiện lên gì khác ngoài nỗi thờ ơ” [13, 151]. Như vậy,

trong gia đình, Ân và bà ngoại đã không tìm thấy tiếng nói chung. Bà ngoại lạnh lùng với anh. Cái gia đình có cả bà, bố, mẹ cũng không đủ để làm cho Ân thấy hạnh phúc. Cuộc sống gia đình ấy chông chênh như những con thuyền lênh đênh trên sông nước mênh mông. Hoàn toàn cô độc, Ân đi du khảo trên sông Di và anh không muốn quay về. Cậu bỗng sợ và không biết mình sẽ làm gì ở đó. Ân như một đứa trẻ vô thừa nhận trong gia đình.

Có thể thấy, mỗi nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư đều mang nỗi ám ảnh cô đơn. Dòng sông chảy qua bao ghềnh thác, chứng kiến bao thân phận con người nổi nênh trong những giá trị khuất lấp và cả sự chênh vênh, bất cần trên điểm tựa chung nhất là nỗi đau mà mỗi con người phải gồng gánh.

Sự chông chênh về cuộc sống ấy, còn được biểu hiện trong tình cảm vợ chồng. Đó là hình ảnh người vợ chết trong sự cô độc, là người phụ nữ tên Bế mòn mỏi đợi Tường trong nỗi cô đơn, vô vọng. Các nhân vật đều gánh chịu

những nỗi đau, sự mất mát: “Chiến tranh mang đi tất cả những đứa con khác

cùng với mười hai người vợ” [13, 146] của trưởng làng Ể U. Bom đạn đã lấy

đi những người thân yêu nhất của ông, đẩy ông vào nỗi cô độc. Đau thương, mất mát ấy quá lớn lao. Hòa bình về, ông vẫn phải sống trong sự cô đơn - cái cô đơn của tuổi già, không vợ con. Đó còn là sự cô đơn của bao nhân vật khi

Đoàn Thị Duyên 38 38 K35A – Ngữ văn

trong cuộc sống này họ không tìm thấy một nửa yêu thương: “Son sinh ra với

cái môi sứt rộng, hở khoảng lợi đỏ hỏn cùng vài chiếc răng đen xếu xáo… Mười sáu tuổi không một thằng con trai nào ngoái nhìn theo. Hai mươi sáu tuổi chưa gã đàn ông nào nhìn thẳng mặt. Ba mươi sáu tuổi Son vẫn hay ngồi khóc khi trong làng có cưới, là lũ nhỏ con cháu của đám bạn đồng trang lứa ngày xưa” [13, 146]. Cuộc sống vô thường, biết bao gia đình đã rạn nứt, biến

mất “chẳng chịu được cảnh chồng mình suốt ngày cứ quẩn quanh cái tượng

đá kia, bà em cũng đã bỏ đi” [13, 148]. Và đỉnh điểm của sự cô đơn là khi

người mẹ - “một đứa con gái chưa qua mười lăm tuổi” - “từ giờ cô có thể sinh

con và bán, giống như mẹ cô sinh con bán đến mức bà không nhớ đã đẻ bao nhiêu đứa” [13, 182]. Sự bất thường của cuộc sống buộc người mẹ phải xa

con, những đứa con từ lúc sinh ra đã bơ vơ, cô đơn.

Những người dân ven sông Di cũng lặng đi với những đêm bất ngờ sạt lở cuốn cả làng đi mất. Sự khắc nghiệt của sông Di gây ra bao thương tổn. Nó cuốn trôi chó, gà, miếu đền và cả con người, để lại nỗi đau cho người ở lại. Người già thì ngậm ngùi nỗi niềm nước mắt, người trẻ kêu khóc, giữ giằng, cào xé mênh mông. Đàn ông thì sống chậm rãi, bất cần. Đàn bà thì cũng chơi vơi nghiêng ngả. Sự khắc nghiệt của con sông Di đã làm vỡ biết bao hạnh phúc của con người, khiến con người đớn đau, cô độc. Nó chứng kiến tất cả và cũng cuốn đi tất cả của con người.

Có thể thấy, sông Di là bối cảnh để nhân vật ra đi, cũng là nhân chứng kể lại những câu chuyện buồn của cuộc đời. Đó là câu chuyện về những số phận bị tổn thương, không lành lặn cả thể chất lẫn tinh thần - Những câu chuyện được khởi nguồn từ cuộc sống vốn đầy rẫy u minh, hư thực này. Đằng sau những câu chuyện ấy, cho ta thấy tấm lòng đôn hậu của nhà văn.

Một phần của tài liệu Cảm thức cô đơn trong tiểu thuyết của nguyễn ngọc tư (Trang 39)