Tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư

Một phần của tài liệu Cảm thức cô đơn trong tiểu thuyết của nguyễn ngọc tư (Trang 30)

8. Bố cục của khóa luận

1.3.2.Tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư

Đoàn Thị Duyên 25 25 K35A – Ngữ văn với chất lượng tác phẩm. Nguyễn Ngọc Tư trở thành một hiện tượng của văn học trong nước, gây dư luận xôn xao trong năm 2005 – 2006. Còn trẻ, song chị có một vị trí quan trọng đối với văn học Nam bộ nói riêng và Việt Nam nói chung.

Năm 2005 – 2006, Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến một “hơi gió mát” (chữ dùng của nhà văn Nguyên Ngọc) cho văn xuôi đương đại với các tác phẩm:

Hiu hiu gió bấc, Mối tình năm cũ, Thương quá rau răm… Có thể nói, nếu coi

tập kí sự Nỗi niềm sau cơn bão của Nguyễn Ngọc Tư là tác phẩm đánh dấu

bước khởi đầu trong hành trình trên con đường tiến vào làng văn thì tập

truyện Cánh đồng bất tận được xem như một ngã rẽ đầu tiên đưa nhà văn

bước vào một con đường dài rộng hơn. Với thành công mang một tiếng vang

lớn, Cánh đồng bất tận đã một lần nữa khẳng định tên tuổi của chị trong giới văn nghệ sĩ trẻ thập niên đầu của thế kỉ XXI. Tiếp sau Cánh đồng bất tận, với

Gió lẻ và Khói trời lộng lẫy, Nguyễn Ngọc Tư đã thu hút bạn đọc với những

bước đi mạnh dạn, thể hiện những nét mới lạ trong sáng tác của mình. Với loạt tác phẩm thành công liên tiếp ấy, Nguyễn Ngọc Tư ngày càng khẳng định được tài năng và vị trí của mình trên văn đàn.

Gần đây, Nguyễn Ngọc Tư vừa trải nghiệm thể loại tiểu thuyết với tác

phẩm Sông. Cuốn tiểu thuyết được đánh giá là một cú lột xác dũng cảm thêm lần nữa, hay nói như nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên: Một bước tiến của

Nguyễn Ngọc Tư, trước hết là về thể loại. Đẹp. Đáo để. Trần tục và hư ảo. Đó

là những “mỹ từ” đã được những người chăm sóc bản thảo tặng cho cuốn sách. “Đẹp” thì đúng rồi và đáng kể là cái đẹp của văn Ngọc Tư không bao giờ lên gân, lên cốt, mà rất gần gũi, giản dị như chính đời thường. Đáo để thì cũng đáo để thật, vì chị cũng chịu khó “thời sự” lắm, mới lắm, có cả “phượt”, đồng tính” và rất nhiều mảng hiện thực mới khác của đời sống dưới nhiều hình thức thể hiện. Và huyền ảo thì đương nhiên rồi, vì bên cạnh dòng sông tả

Đoàn Thị Duyên 26 26 K35A – Ngữ văn chỉ là bối cảnh và một cơn cớ cho những chuyến đi mà thôi.

Mặc dù không phải là tác phẩm của một ngòi bút mới vào nghề nhưng đọc từng câu, từng đoạn, người ta thấy nỗ lực của Nguyễn Ngọc Tư. Đó là một tác phẩm của một ngòi bút cẩn trọng, còn tương đối trẻ nhưng rất dày tuổi nghề và còn muốn kiếm tìm, thử nghiệm. Dù tác phẩm khó tránh khỏi sự khen chê,

nhưng phải nói rằng Sông là một bứt phá quan trọng và dũng cảm của Nguyễn

Ngọc Tư. Là chất “đặc sản” của một thế hệ nhà văn mới, tìm tòi và thử nghiệm, nhưng không vô lối. Bởi vì đặc sản ấy luôn bám chặt gốc rễ quê hương của cô. Cô vẫn vậy trong cách viết, nhẩn nha không đi đâu mà vội, nhẩn nha mà không xoáy sâu, nhẩn nha mà tinh con mắt sắc cái nhìn ở chi

tiết, mà bất ngờ ở câu chữ. Sông là cuốn tiểu thuyết độc đáo ở chỗ không thể

kể lại mà phải cảm nó, phải ngấm nó và ngẫm nó ở văn chứ không phải ở truyện.

Trong tác phẩm dài hơi đầu tiên của mình, Nguyễn Ngọc Tư đã nói được rất nhiều chuyện của cuộc sống đời thường. Nhà văn phản ánh cái bên ngoài, cái bề mặt là để khơi vào, chạm tới cái bên trong, cái bề sâu của con người.

Từng chương của Sông như một khúc rẽ, khúc ngoặt mở ra cho người đọc

thấy bao tâm trạng ngổn ngang, rối bời. Tác phẩm tuy không có cái sắc sảo,

riết róng của Mảnh đất lắm người nhiều ma, không có cái chiều sâu thăng trầm đến ám ảnh da diết của Nỗi buồn chiến tranh nhưng với sức nặng đề tài

cùng phương thức thể hiện độc đáo, đã khẳng định được giá trị của nó trong

lòng độc giả. Nó chứng tỏ: “Văn chương cũng có lửa, làm tan chảy những

bức tường thép mà mỗi người tự dựng lên; văn chương cũng là băng, gắn kết những ốc - đảo - người thành một khối, văn chương cũng là nước, dịu dàng mà mãnh liệt vượt qua những rào cản của lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ” [16].

Có thể nói, với Sông, Nguyễn Ngọc Tư thật sự đã có những tìm tòi, thể

Đoàn Thị Duyên 27 27 K35A – Ngữ văn Chương 2

NHẬN DIỆN CẢM THỨC CÔ ĐƠN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Cảm thức cô đơn trong tiểu thuyết của nguyễn ngọc tư (Trang 30)