Nhịp điệu trần thuật

Một phần của tài liệu Cảm thức cô đơn trong tiểu thuyết của nguyễn ngọc tư (Trang 51)

8. Bố cục của khóa luận

3.1.Nhịp điệu trần thuật

Từ điển thuật ngữ văn học khẳng định: “Nhịp điệu là một phương tiện quan trọng để cấu tạo hình thức nghệ thuật trong văn học, dựa trên sự lặp lại có tính chất chu kỳ, cách quãng hoặc luân phiên của các yếu tố có quan hệ tương đồng trong thời gian hoặc quá trình nhằm chia tách và kết hợp các ấn tượng thẩm mĩ. Trong văn học, nhịp điệu là sự lặp lại cách quãng đều đặn và có thay đổi của các hiện tượng ngôn ngữ, hình ảnh, môtíp... nhằm thể hiện sự cảm nhận thẩm mĩ về thế giới, tạo ra cảm giác vận động của sự sống, chống lại sự đơn điệu, đơn nhất của văn bản nghệ thuật” [4, 238].

Nhìn một cách tổng quát, nhịp điệu là sự lặp lại có tính chất chu kì, cách quãng hoặc luân phiên theo thời gian của các hiện tượng ngôn ngữ nhằm thể hiện sự cảm nhận thẩm mĩ về thế giới trong sự vận động của nó. Nhịp điệu có

vai trò hết sức quan trọng đối với tác phẩm nghệ thuật. Đọc Sông, ta nhận ra

nhịp điệu chậm, buồn, kéo dài lê thê. Điểm làm cho mạch sự kiện cũng như nhịp điệu trần thuật của truyện bị chậm lại, là do người kể chuyện dừng rất lâu ở những thành phần miêu tả bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống con người.

Ngay ở những trang đầu, nhà văn đã giới thiệu về địa lí, lịch sử của sông

Di: “Sông phát nguyên từ dãy Thượng Sơn, sườn đông bắc của Puvan, xuôi về

phía Nam. Đây là dòng sông duy nhất chảy dọc theo đất nước, qua nhiều địa hình phức tạp, độ rộng hẹp cũng thay đổi bất ngờ. Trước khi ra biển Tây, nó đã giao cắt với rất nhiều con sông nổi tiếng khác. Có quãng sông Di chảy song song với Mê Giang dài gần trăm cây số, hai con sông chỉ cách nhau vạt đồng. Cũng như từng vũng nước, cục đất trên quốc gia hình chữ S, sông Di

Đoàn Thị Duyên 46 46 K35A – Ngữ văn

đã phải chứng kiến nhiều cuộc binh biến, loạn lạc. Ngựa của Quang Trung hay của Nguyễn Ánh; voi của Hai Bà Trưng hay ông hoàng Bảo Đại; Nguyễn Thị Anh hay Huyền Trân công chúa cũng đã đều tắm trên sông này” [13, 8].

Lối giới thiệu, vào truyện như vậy cho ta thấy được lịch sử của sông Di. Trên một địa hình phức tạp như thế, con người cần có nghị lực, lòng dũng cảm để vượt qua. Đi trên một con sông đã từng có nhiều chiến công oanh liệt, hào hùng, con người hẳn phải tự hào. Thế nhưng, trái với quy luật thông thường, Ân không có được cái cảm giác vui vẻ, tự hào với con sông lịch sử này. Buổi đầu, sông Di hiện lên trong mắt cậu chẳng mấy vui. Bước chân vào, cậu đã

thấy mùi rầu rĩ: “Nước chảy xờ xạc như mất ngủ lâu ngày. Cậu ngắt một cái

bông đậu biếc thả xuống nước và thấy nó hầu như không trôi” [13, 46]. Câu

văn ngắn, sử dụng từ láy “xờ xạc” đã làm bật lên được dòng chảy của nước như ngưng đọng.

Bức tranh thiên nhiên ấy còn được mở rộng qua cảm nhận của “cậu”:

“Mở mắt ra thấy ngay một cảnh hoang tàn, một cánh đồng ngút trong những

lùm cỏ dại, bên bờ sông có con chó ròm trơ xương đứng yên như tượng, cậu cảm giác nó đã chết khô. Ông chủ ghe nói hay nhìn thấy con chó ở đó, dù suốt 7 cây số ròng bờ sông không có nhà. Chỉ còn những tiếng gà trưa eo óc vẳng ra từ đất, và con chó ma quái hình như chờ đợi người chủ cũ trở về.”

[13, 55]. Cảnh vật thiếu sức sống, lụi tàn, cánh đồng trơ trọi, bạt ngàn giữa lùm cỏ dại đầy hoang sơ. Bờ sông vắng tanh, con chó còm ròm như chết khô từ bao giờ không hay. Tất cả hiện lên tàn tạ, ảm đạm, buồn rười rượi. Người

ta “không thể nhận ra là nước đang chảy nếu không có những váng rêu nhớt

phập phều” [13, 69]. Nhịp kể bình thản, đều đều, kéo dài lê thê giúp ta nhận

diện dòng sông vắng rõ hơn: “Mưa và nước sông trắng mịt mù khó mà phân

định được, trời đất một màu. Sông vắng, lâu lắm mới có chiếc tàu khách khẳm lừ ngang qua, chỉ vài ba chiếc xuồng ngoi ngóp cày nghiêng cày xéo để mong vớt được những vật dụng nổi trôi từ Ngã Chín về” [13, 25] với “một cái

Đoàn Thị Duyên 47 47 K35A – Ngữ văn

cây soi mình xuống dòng sông, những em nhỏ trên đường tan học về bóng dài ngoằng quái dị, một chiếc xuồng câu đối thoại với chính nó giữa nước sông”

[13, 110]. Cảnh vật vắng vẻ, dòng sông bỗng dưng mất đi nhịp chảy xiết và

dữ dội, chỉ còn là “một dòng lá đỏ chảy ung dung, đá dưới đáy làm nên những

xoáy nước nhỏ, như xoáy trâu, làm cho vài chiếc lá xoay thất thần. Mặt sông bình thản như chưa từng chặn” [13, 127].

Miêu tả bức tranh thiên nhiên, nhà văn đã cho người đọc cảm nhận nhịp

chảy của dòng nước, cảnh vật bên sông. Sông buồn với dòng nước chảy chậm,

trôi lững lờ, đâu cũng là cảnh hoang tàn, vắng vẻ. Những trang văn miêu tả cảnh vật đã làm thời gian kéo dài, mỗi trang là một cảnh, một câu chuyện khác nhau. Thậm chí, có những câu chuyện kéo dài tới cả một chương. Qua từng phần, bức tranh về cuộc sống con người được khắc họa tỉ mỉ, mang đầy ám ảnh cô đơn với nhịp kể chậm, rời rạc.

Người đọc cảm thương trong hình ảnh “những đứa nhỏ đi mua rượu về

tha thẩn bắt chuồn chuồn trên con đường đất… bóng những người đàn bà lai vãng ở đường mòn bên sông, bên hiên nhà, qua cây cầu khỉ, dưới chòi vó…” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[13, 41]. Cuộc sống hiện hữu mở ra với những số phận khác nhau. Ta như đau

với nỗi đau của từng nhân vật qua tiếng khóc não nề, thiết tha: “Lúc chuẩn bị

rời Sô Ro, cậu nhìn thấy bên vệ đường có một ông lão lưng còng đến mức như bị gấp đôi lại, ngồi bên cái thúng mủng đang kêu khóc ơ hờ. Mếu máo nói mất rồi, đâu mất ấy, mất thật rồi…” [13, 110]; “Ông chồng thì héo xèo như cái cây bị nhổ gốc rời đi, chẳng buồn lay động mặt, cứ ôm đứa con trong lòng” [13, 131].

Trấn Biên, nơi được coi là sầm uất nhất thì “cư dân thưa thớt, chợ cũng

không đông. Ngang qua một bà già ngồi co ro bán củi, ông già dừng lại hỏi đến bây giờ em vẫn chờ tôi sao? Bà già rớm nước mắt…” [13, 145]. Nhịp

điệu khoan thai, cho ta cảm nhận được cuộc sống buồn thương, mòn mỏi của

Đoàn Thị Duyên 48 48 K35A – Ngữ văn

tuổi nằm như ngủ, nước săm sắp đến vành tai. Nửa dưới để truồng, da xanh ngắt. Cậu không khóc được khi ôm xác em nhỏ trên tay.” [13, 211].

Qua trang văn của Ngọc Tư, nỗi niềm của từng nhân vật đã được biểu hiện một cách cụ thể. Bức tranh đời sống hiện lên đa diện, mang nỗi buồn của

con người trong cuộc sống đương đại. Hình ảnh Sông hoang vắng, lặng im,

buồn chán lặp đi lặp lại tạo nỗi buồn thê thiết. Những câu chuyện hoang đường, nửa hư nửa thực về cuộc sống nơi đây cũng không làm cho chuyến đi dằng dặc hết đơn điệu, nhàm chán. Cảm nhận bức tranh thiên nhiên và con người với nhịp điệu chậm rãi, rời rạc, ta rõ hơn cảm giác của con người về một không gian – thời gian thực tế: cuộc sống mỏi mòn, chậm chạp, đơn điệu, nghèo nàn, xơ xác. Một cuộc sống hiện tại bất như ý.

Một phần của tài liệu Cảm thức cô đơn trong tiểu thuyết của nguyễn ngọc tư (Trang 51)