Phê bình, giáo dục

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế giữa việt nam và các quốc gia thuộc khu vực nam mỹ giai đoạn 1991 2011 (Trang 83)

6. Bố cục của luận văn

3.3.3.Phê bình, giáo dục

Trong nội dung phê bình – giáo dục, các biểu vật được sử dụng có sự khác biệt lớn về mức độ và tần suất. Cũng giống như hai nội dung: mua vui – giả trí, châm biếm – mỉa mai, ở nội dung phê bình – giáo dục chủ yếu sử dụng các biểu vật của từ thuộc trường biểu vật chỉ con người (44%), trường

80

biểu vật chỉ động vật (11%), trường biểu vật chỉ đồ vật (29%). So với hai nội dung trên, tần số sử dụng biểu vật chỉ con người giảm mạnh hơn (44% so với 63%), thay vào đó là việc sử dụng những biểu vật chỉ đồ vật (29% so với 17%) và biểu vật chỉ động vật ở mức độ cao hơn so với hai nội dung con lại (11% so với 7.5%). Các biểu vật thuộc trường nghĩa chỉ thực vật và trường nghĩa chỉ hiện tượng tự nhiên vẫn có tần số xuất hiện ở mức độ thấp.

Từ mức độ sử dụng của các biểu vật trong nội dung này, chúng tôi tập hợp thành một bảng thống kê tần số xuất hiện của các biểu vật trong nội dung phê bình – giáo dục. ( Xem bảng 3.4).

Trường nghĩa Nội dung Trường biểu vật chỉ con người Trường biểu vật chỉ động vật Trường biểu vật chỉ thực vật Trường biểu vật chỉ đồ vật Trường biểu vật chỉ HTTN Tổng số truyện 17 5 6 14 2

Mua vui – giải trí 44% 11% 7% 29% 2%

(Bảng 3.4. Tần số xuất hiện của từ có nghĩa biểu vật trong nội dung phê bình – giáo dục)

Truyện cười không chỉ đơn thuần là tạo ra tiếng cười mua vui, giải trí mà đằng sau những tiếng cười ấy là sự châm biếm mỉa mai những thói hư tật xấu của con người, và trên tất cả những nội dung ấy truyện cười nhằm phê bình, giáo dục nhằm hướng con người tới sự hoàn thiện về chân – thiện – mỹ.

Một điều dễ nhận thấy, đằng sau nội dung của mỗi câu chuyện, tác giả muốn gửi gắm một thông điệp riêng nhằm giáo dục con người hướng tới những điều tốt đẹp, hợp với lẽ đời.

81

“Lợn cưới, áo mới” là một trong những truyện cười đặc sắc của kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam. Truyện chế giễu những người có tính hay khoe của. Tính xấu ấy biến người khoe của thành trò cười cho thiên hạ. Bên cạnh việc phê bình, câu chuyện còn hướng con người.

Tác giả dân gian đã tạo ra cuộc ganh đua gay cấn trong việc khoe của giữa hai nhân vật trong câu chuyện “Lợn cưới, áo mới”. Người đi tìm lợn sống mà cứ nhấn mạnh là lợn cưới. Kẻ trả lời là không thấy lợn thì lại cố đưa thêm cái áo mới của mình vào. Cái trái tự nhiên, không hợp với lẽ thường xuất hiện khiến cho tiếng cười chế giễu vang lên. Anh áo mới đứng hóng ở cửa, kiên nhẫn đợi suốt từ sáng đến chiều mà vẫn chưa khoe được áo. Đang tức tối thì lại bị anh lợn cưới khoe của trước. Anh áo mới đã không bỏ lỡ cơ hội cả ngày chỉ có một lần để khoe áo mới trước mặt anh lợn cưới. Kết thúc bất ngờ của truyện tạo cảm giác rất hấp dẫn và thú vị cho người đọc.

Tính khoe của là thói xấu của con người nói chung nhưng ở truyện này nó lại mang một sắc thái khá đặc biệt. Nhân vật trong truyện không phải là khoe tài, khoe lộc, khoe trí tuệ, học vấn, công lao đóng góp hay địa vị trong xã hội mà là khoe những thứ tầm thường, nhỏ nhặt, chẳng đáng đem khoe. Cái đáng cười của truyện là việc sử dụng các biểu vật gắn bó hàng ngày với con người (con lợn, cái áo), kết hợp với từ khác “mới” để tạo một sự mới lạ và từ đó gây cười. Dưới góc độ của truyện cười, những biểu vật này đã trở nên lạ lẫm và đặc sắc hơn, và khó có thể tìm thấy những biểu vật kiểu như vậy trong những loài hình văn học dân gian.

Khi khoe của đã trở thành một thói quen, một nhu cầu cần thiết đến mức không khoe không chịu được thì nó sẽ là thói xấu và thói xấu ấy làm cho những người xung quanh khó chịu. Câu chuyện dí dỏm Lợn cưới, áo mói là một bài học bổ ích cho tất cả chúng ta. Thông qua câu chuyện cười, tác giả nhằm hướng con người tới sự trung thực, giản dị trong lời nói cũng

82

như cách sống thường ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người.

Trong câu chuyện “Được một bữa thả cửa”, thông điệp mà câu chuyện muốn gửi gắm đến người đọc là những hành vì ứng xử, lề lối sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày giữa những người trong cùng một gia đình và giữa những người trong gia đình với những người ngoài xã hội.

“Một chị lấy phải anh chồng tham ăn, hễ ngồi vào mâm là chúi mũi gắp lấy, gắp để, không nghĩ đến ai cả. Chị ta rất lấy làm xấu hổ, đã nhiều lần khuyên chồng ăn uống phải từ tốn, nhưng anh chồng vẫn không chừa được thói xấu ấy.

Một hôm, nhà bố vợ có giỗ, hai vợ chồng đưa nhau đi ăn cỗ. Vợ sợ chồng ăn uống thô lỗ thì xấu mặt với chị em, liền nghĩ ra một cách: chị ta lấy một sợi dây, một đầu buộc vào chân chồng, còn đầu kia thì chị ta cầm lấy và dặn chồng: - Hễ bao giờ tôi giật dây mới được gắp đấy!... Quả nhiên, lúc ngồi vào mâm, mọi người đều thấy anh này ăn uống từ tốn, lịch sự. Chị vợ ở dưới bếp vừa làm vừa giật dây. Đôi lúc mải làm, quên không giật, anh chồng cứ phải ngồi ngây ra nhìn món ăn mà nhỏ dãi. Bố vợ phải gắp thức ăn cho.

Đến giữa bữa, một con gà chạy qua, chẳng may vướng phải dây, co chân giật giật gỡ mãi vẫn không được. Ở nhà trên, anh chồng thấy dây giật lia lịa, vội vàng cắm đầu gắp. Càng gắp thấy dây càng giật, tưởng vợ cho thả cửa, anh ta vớ luôn cả đĩa thức ăn trút vào bát”..

Trong câu chuyện này, tác giả sử dụng các biểu vật chỉ động vật (con gà), biểu vật chỉ đồ vật là những đồ dùng trong sinh hoạt gia đình (bát, đĩa,…) kết hợp với các biểu vật chỉ tính chất, đạo đức của con người (từ tốn, xấu hổ,…) để làm nổi bật tính xấu của anh ta. Cái đáng cười là ở chỗ, anh chồng bị “điều khiển” bởi một con gà - con vật rất gần gũi với cuộc sống của con người. Truyện cười khéo sắp xếp các tình tiết, cũng như sự

83

logic của các biểu vật ấy lại với nhau, để từ đó làm tăng giá trị hài hước của câu chuyện.

Ở truyện “Đối được”, tác giả giáo dục con người hướng tới một cách nhìn nhận vấn đề theo nhiểu mặt, chứ không đơn thuần chỉ là một phía, đánh giá con người không chỉ dựa vào bề ngoài, hay xuất thân của người ta. Điều đó dẫn tới kết quả khôn lường, tự mình nhận lấy bài học “gậy ông đập lưng ông”.

Mày đã cắp sách đi học hẳn phải biết đối, bây giờ tao ra cho một vế, nếu mày đối được thì có thưởng, không đối được thì tao sẽ đánh đòn về tội vô lễ, nghe!

Thằng bé nhơn nhơn gật đầu. Quan bèn đọc: “Quan huyện Thạch sang bến đò Thạch”.

Thằng bé gãi đầu gãi tai:

Bẩm quan…có cho phép thì tôi mới dám đối! Quan giục: Cứ đối xem!

Thằng bé bấy giờ mới mạnh dạn đọc: “Con chó vàng ăn cục cứt vàng

Trong câu chuyện này, tác giả chủ yếu sử dụng biểu vật con người làm bối cảnh chính. Cụ thể trong truyện, tác giả sử dụng hai biểu vật

chính chỉ tầng lớp giai cấp rõ rệt: “quan huyện”, “thằng bé”, mày, tao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và những biểu vật chỉ tính chất đạo đức của con người: nhơn nhơn, vô

lễ,…Câu chuyện nếu chỉ dừng ở đó thì chưa thành công trong việc gây

cười, nhưng khi nó kết hợp với biểu vật chỉ động vật “con chó” và biểu

vật “cục cứt vàng” thì ngay lập tức tiếng cười được tạo ra. Tiếng cười ở đây đầy vẻ thán phục và cũng thương thay cho tên quan luôn nghĩ mình là học cao hiểu rộng nhưng cuối cũng bị một thằng bé chơi xỏ. Quan

84

một bài học đắt giá cho những ai luôn nghĩ mình là tài giỏi và luôn khinh thường người khác là dốt nát.

Ở nội dung phê bình, giáo dục, các truyện cười đều hướng tới sự hoàn thiện của con người trong lời ăn, tiếng nói, và những hành động hàng ngày của con người với con người và con người với cộng động xã hội. Cũng như hai nội dung trên, nội dung phê bình - giáo dục chủ yếu sử dụng các biểu vật thuộc trường nghĩa chỉ con người, trường nghĩa chỉ đồ vật và trường nghĩa chỉ động vật.

3.4. Tiểu kết

Trên đây là những vai trò nghĩa biểu vật của từ đối với những nội dung của truyện cười dân gian Việt Nam, từ những vai trò đó, bước đầu chúng tôi rút ra những nhận định sau đây:

1. Thông qua những câu truyện được tìm hiểu ở trên, chúng ta thấy

giá trị việc vận dụng các trường nghĩa biểu vật vào trong mỗi câu chuyện này là như thế nào. Trong nội dung tố cáo thói hư tật xấu của con người, các nghĩa biểu vật được sử dụng rất linh hoạt vào trong từng hoàn cảnh cụ thể. Nổi hơn cả, sự có mặt với tần số tương đối cao của các trường nghĩa như: trường nghĩa biểu vật chỉ con người, nó gồm các tiểu trường (trường biểu vật chỉ hoạt động con người, trường biểu vật chỉ tính chất, trạng thái con người, trường biểu vật chỉ tâm lý con người,…), trường nghĩa biểu vật chỉ đồ vật, nó gồm các tiểu trường (trường biểu vật chỉ đồ dùng trong sinh hoạt, trường biểu vật chi đồ dùng trong lao động sản xuất,…). Những trường chỉ hiện tượng tự nhiên, trường chỉ động vật hay thực vật xuất hiện khá ít trong nội dung này của truyện cười.

2. Việc sử dụng linh hoạt các nghĩa biểu vật trong truyện cười, tạo ra hiệu ứng rất cao trong từng khía cạnh mà nó phản ánh. Thông qua những biểu vật này, độc giả có thể hiểu một phần nào đó cuộc sống lao động của người dân xưa kia, đồng thời nó cũng góp phần tạo ra tiếng cười sảng khoái, lẫn cả bi hài cho độc giả.

85

3. Với các chủ đề ở trên được tìm hiểu, phần lớn các trường biểu vật đều thuộc hai trường nghĩa chính: trường nghĩa biểu vật chỉ con người và trường nghĩa biểu vật chỉ đồ vật. Trong truyện cười, những trường nghĩa chỉ động vật, trường nghĩa chỉ thực vật, trường nghĩa chỉ hiện tượng tự nhiên chỉ đóng vai trò làm nền cho hai trường trên. Có nghĩa là, sự xuất hiện của các biểu vật chỉ động vật, thực vật hay biểu vật chỉ hiện tượng tự nhiên, chủ yếu là dạng ẩn ý một nội dung nào đó, hoặc ẩn dụ, so sánh hoặc liên tưởng của những nhân vật, sự việc nào đó trong câu chuyện. Chính vì thế mà sự có mặt của các trường nghĩa trong mỗi chủ đề là hoàn toàn khác nhau.

4. Ở mỗi một chủ đề khác nhau, các trường lại có mức độ sử dụng cũng như phạm vi ảnh hưởng khác nhau. Chẳng hạn, ở nội dung mua vui – giả trí, tác giả chủ yếu sử dụng trường biểu vật chỉ con người, ở nội dung châm biếm – mỉa mai, những biểu vật thuộc trường biểu vật chỉ hoạt động con người cùng với những biểu vật chỉ động vật nuôi có số lượng biểu vật xuất hiện với tần số cao,… trong khi đó những biểu vật chỉ thực vật và hiện tượng tự nhiên có tần số xuất hiện của biểu vật thấp.

86

KẾT LUẬN

Sau khi tìm hiểu trường nghĩa biểu vật của từ được thể hiện trong truyện cười dân gian Việt Nam, một điều không thể phủ nhận vai trò các nghĩa biểu vật của từ với từng nội dung của truyện cười. Giá trị mà chúng đem lại cho mỗi câu chuyện đã được chứng minh rất cụ thể ở phần trên. Tùy thuộc vào từng khía cạnh của nội dung mà các biểu vật của từ lại có những mục đích cũng như tác dụng khác nhau nhưng trên tất cả, biểu vật đươc sử dụng trong truyện cười dân gian như là một phương tiện đắc lực trong các nội dung ấy nhằm tạo ra sự mua vui – giả trí, châm biếm – mỉa mai, và từ đó nhằm phê bình - giáo dục con người hướng tới sự hoàn thiện bản thân và những lối sống tốt đẹp hơn trong mối quan hệ giữa con người và con người, gia đình và xã hội.

1. Truyện cười dân gian sử dụng nhiều các nghĩa biểu vật và vai trò của các nghĩa biểu vật này đem lại cho nội dung của mỗi câu chuyện cười một giá trí khác nhau. Các trường biểu vật được tìm hiểu là những cơ bản, có mối quan hệ gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Ở mỗi một trường lớn, hầu hết đều gồm các tiểu trường và những biểu vật mỗi tiểu trường có thể thẩm thấu vào nhau tạo nên những sự tương đồng cũng như khác biệt về nghĩa của từ.

2. Biểu vật được sử dụng chủ yếu trong truyện cười dân gian là biểu vật chỉ của con người, biểu vật chỉ đồ vật và biểu vật chỉ động vật. Trong trường biểu vật chỉ con người, đa phần nghĩa biểu vật xuất hiện trong truyện chủ yếu là những biểu vật chỉ hoạt động 36%), tính chất – đạo đức (23%), tầng lớp – giai cấp (17%); trong trường biểu vật chỉ đồ vật, chủ yếu đồ vật xuất hiện trong truyện là vật dụng dùng trong sinh hoạt hàng ngày của con người (63%; trong trường biểu vật chỉ động vật, các biểu vật chi động vật nuôi trong gia đình chiếm đa số (65%), các loại biểu vật còn lại chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng số biểu vật được sử dụng.

3. Xét về mặt cấu tạo, phần lớn các biểu được cấu tạo từ từ đơn và từ ghép. Số lượng các biểu vật xuất hiện trong truyện cười tương đối phong phú về mặt số lượng cũng như chủng loại và chúng có sự thẩm thấu vào nhau, tạo nên nét tương đồng cũng như khác biệt về nghĩa. Ở trong mỗi một hoàn

87

cảnh cụ thể, chúng đều có những giá trị khác nhau để nhằm tạo ra tiếng cười với những mục đích nhất định hợp với lô gíc chủ đề của truyện.

4. Mối quan hệ giữa các hình thức biểu vật của phương tiện ngôn ngữ với lối suy nghĩ của con người được thể hiện rất rõ qua các nội dung của truyện cười. Thông qua những nội dung ấy, thấy được nét văn hóa riêng của truyện cười, cũng như đặc trưng văn hóa của người Việt nói chung. Chính điều này giúp truyện cười không thể lẫn với bất kì một loại hình văn học dân gian nào.

5. Truyện cười có những tiếp điểm với những thể loại sử dụng cái cười như truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn. Tác giả dân gian tạo ra tiếng cười vì những hành động, cử chỉ, những hoàn cảnh của nhân vật, tuy có gây ra tiếng cười nhưng mục đích của nó chỉ giữ vai trò điểm xuyết làm cho truyện thêm duyên dáng, đậm đà mà thôi. Trái lại, truyện cười bao giờ cũng nhằm mục đích gây cười, và tiếng cười ấy không phải là tiếng cười bản năng mà là tiếng cười để giáo dục. Thông qua những câu chuyện cười để giáo dục con người hướng tới sự chân – thiện – mỹ để hoàn thiện bản thân.

6. Tìm hiểu trường nghĩa biểu vật trong truyện cười dân gian tuy còn hạn chế nhưng cũng một phần nào cho thấy cách sử dụng biểu vật mang đặc trưng của truyện cười dân gian nói riêng và cách sử dụng biểu vật trong lối tư duy của người Việt nói chung. Điều đó giúp văn hóa Việt không thể lẫn với bất kỳ với văn hóa của một quốc gia nào trên thế giới. Sự khác biệt về văn hóa dẫn tới sự khác biệt về ngôn ngữ, sự khác biệt cách định danh các sự vật cũng không hoàn toàn giống nhau. Đó là do tư duy văn hóa của dân tộc ở mỗi nước khác nhau.

7. Mỗi nền văn hóa đều được cấu thành bởi một tập hợp các hệ biểu

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế giữa việt nam và các quốc gia thuộc khu vực nam mỹ giai đoạn 1991 2011 (Trang 83)