Trường từ vựng

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế giữa việt nam và các quốc gia thuộc khu vực nam mỹ giai đoạn 1991 2011 (Trang 25)

6. Bố cục của luận văn

1.2.4.Trường từ vựng

Trường từ vựng là tập hợp các đơn vị từ vựng có quan hệ với nhau theo một tiêu chí nào đó (quan hệ tuyến tính, quan hệ trực tuyến, quan hệ liên tưởng).

- Trường tuyến tính:

Là tập hợp các đơn vị từ vựng có khả năng kết hợp với một từ trung tâm nào đó trên trục tuyến tính.

- Trường trực tuyến

+) Trường biểu vật: Là tập hợp các từ có quan hệ dồng nhất về phạm vi biểu vật.

+) Số lượng từ ngữ không đồng đều nhau giữa các trường. Có những trường có nhiều từ biểu thị, có những trừơng có ít từ biểu thị. Số lượng từ ngữ cũng không đồng đều nhau giữa các miền trong các trường

22

biểu vật của các ngôn ngữ. Có những miền trong ngôn ngữ này có từ biểu thị, nhưng trong ngôn ngữ kia không có từ biểu thị.

+) Do từ có hiện tượng nhiều nghĩa nên mỗi từ có thể nằm trong nhiều trường khác nhau tạo nên hiện tượng giao trường. Mỗi trường thường có một nhóm từ trung tâm có tác dụng quy định đặc trưng ngữ nghĩa của trường.

+ Trường biểu niệm: Là tập hợp các đơn vị từ vựng có cùng cấu trúc biểu niệm khái quát.

+) Cũng như trường biểu vật, trường biểu niệm có thể được phân thành nhiều miền nhỏ, với mật độ từ ngữ khác nhau.

+) Vì cũng có hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm nên một từ có thể được nằm trong nhều trường biểu niệm khác nhau tạo nên hiện tượng giao trường.

+) Trường biểu niệm có quan hệ với khái niệm nhưng không đồng nhất với tập hợp các khái niệm về thực tế khách quan tồng tại trong tư duy.

- Trường liên tưởng tự do.

Là tập hợp các đơn vị từ vựng được gợi lên do sự liên tưởng tự do với một từ trung tâm nào đó.

+) Các từ trong trường có thể có cùng quan hệ về mặt cấu tạo.

+) Các từ trong trường có thể có quan hệ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa hay gần nghĩa.

+) Các từ trong trường có thể có khả năng kết hợp trong chuỗi lời nói.

1.3. Khái quát về trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa

1.3.1. Lí thuyết về trường nghĩa

Từ vựng của một ngôn ngữ không phải là một tập hợp ngẫu nhiên các từ và các đơn vị tương đương với từ mà là cả một hệ thống với những mối quan hệ nhất định. Một trong những mối quan hệ mà các nhà khoa học thường tập trung làm rõ là mối quan hệ về nghĩa giữa các đơn vị từ vựng.

23

Các từ ngữ đồng nhất về nghĩa được tập trung thành các nhóm được gọi là trường nghĩa hay là trường từ vựng hoặc trường từ vựng – ngữ nghĩa.

Lí thuyết trường nghĩa xuất phát từ tiền đề của trường phái Humboldt mới và phần nào từ những tư tưởng của F.de Saussure về tính hệ thống của ngôn ngữ và những phương pháp cấu trúc trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ. Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm trường nghĩa, nhưng có thể quy vào hai khuynh hướng chủ yếu.

Khuynh hướng thứ nhất quan niệm trường nghĩa là toàn bộ những khái niệm mà các từ trong ngôn ngữ biểu hiện. Đại diện cho khuynh hướng này là L. Weisgerber và J. Trier. Hai ông chịu nhiều ảnh hưởng của học thuyết về “hình thái bên trong của ngôn ngữ” của Humboldt mới trong ngữ nghĩa học. Đây là trường phái chủ trương sự phân chia từ vựng của ngôn ngữ bị quy định trước “bởi hình thái bên trong của ngôn ngữ”. Cơ sở ngôn ngữ học của Weisgerber là khái niệm thế giới trung gian của ngôn ngữ. Ông là một tác giả quan tâm nhiều đến mối quan hệ trường nghĩa giữa các

đơn vị từ vựng. Theo L. Weisgerber cần phải tính đến các “góc nhìn” khác

nhau mà tác động giữa chúng sẽ cho kết quả là sự ngôn ngữ hóa một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống. Ông thay thế sự phân tích các từ bằng sự phân

tích các khái niệm trong “tinh thần” của một ngôn ngữ nào đó. Ông thừa

nhận sự thống nhất giữa mặt bên ngoài (ngữ âm) và mặt bên trong (khái niệm) của ngôn ngữ nhưng ông lại coi sự thống nhất đó có tính chất song song hoàn toàn và đơn giản. Do đó, ông phủ nhận hiện tượng đa nghĩa và đồng nghĩa của các đơn vị từ vựng. Nhiều từ (các tên riêng) là ở ngoài ngôn ngữ. L. Weisgerber không giải thích sự khác nhau của những mô hình cấu tạo từ mà coi đó là kết quả của sự khác nhau trong tư duy các dân tộc.

Lí thuyết trường của J. Trier phù hợp với luận điểm của Weisgerber về sự tồn tại trong ngôn ngữ những phạm vi khái niệm được tổ chức một cách có hệ thống. Theo J. Trier, trường khái niệm là một hệ thống rộng gồm những khái niệm có quan hệ với nhau, được tổ chức lại xung quanh một khái niệm trung tâm. Mỗi trường khái niệm được các từ phủ lên trên, mỗi từ tương ứng với một khái niệm. J.Trier cho rằng "Trong ngôn ngữ,

24 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mỗi từ tồn tại trong một trường, giá trị của nó là do quan hệ với các từ khác trong trường quyết định, rằng “trường” là những hiện thực ngôn ngữ nằm giữa từ (riêng lẻ) với toàn bộ từ vựng, trường quan hệ với toàn bộ từ vựng cũng như từ quan hệ với trường của mình” […]. Mặc dù còn có những điểm cần tranh luận như vấn đề phân biệt giữa ý nghĩa của từ với khái niệm nhưng những đề xuất của J. Trier thực sự là nền móng quan trọng cho những nghiên cứu về trường từ vựng – ngữ nghĩa sau này.

Khuynh hướng thứ hai cố gắng xây dựng lí thuyết trường nghĩa trên cơ sở các tiêu chí ngôn ngữ học. Trường nghĩa không phải là phạm vi các khái niệm nào đó nữa mà là phạm vi tất cả các từ có quan hệ với nhau về nghĩa. Những trường nghĩa được xây dựng trên cơ sở ngôn ngữ học cũng

rất phong phú và đa dạng. Trong cuốn “Giáo trình ngôn ngữ học”, Nguyễn

Thiện Giáp đã trình bày rất cụ thể về khuynh hướng này như sau:

Ipsen đã căn cứ vào hình thái và chức năng của các từ để xây dựng trường nghĩa. Theo ông, trường nghĩa bao gồm các từ có quan hệ họ hàng với nhau về tiêu chí hình thái và ý nghĩa.

M. Konradt – Hicking lại xây dựng trường nghĩa căn cứ vào các từ ghép. Mỗi kiểu trường nghĩa, trong đó từ rời với tư cách thành tố của từ ghép đóng vai trò là thành viên của trường. Theo ông, trong phạm vi một trường từ vựng duy nhất, tức là trong các từ ghép, chỉ có thể tập hợp các từ thuộc cùng một phạm vi biểu tượng.

Một kiểu trường nghĩa khác gọi là “trường từ vựng – cú pháp” do Muller và Porzig xây dựng trường nghĩa căn cứ vào các ý nghĩa ngữ pháp của các quan hệ. Các ông cho rằng ý nghĩa của từ lệ thuộc vào những quan hệ đơn giản gồm động từ hành động và danh từ chủ thể hành động hay danh từ bổ ngữ, tính từ và danh từ,…

Tuy nhiên kiểu trường nghĩa được xem là phổ biến nhất được gọi là “nhóm từ vựng – ngữ nghĩa”. Theo quan điểm của Weisgerber, sự phân chia ngữ nghĩa của một hệ thống ngôn ngữ được xác định không phải bởi những mối quan hệ có thực trong thực tế khách quan, mà được xác định bởi những nguyên tắc nằm trong bản thân ngôn ngữ, trong kết cấu ngữ nghĩa

25

của nó. Vì vậy, Weisgerber thích dùng thuật ngữ “trường từ vựng”, “trường ngôn ngữ” hơn.

Trên đây là những quan điểm nền tảng về trường nghĩa trong ngôn ngữ học. Chúng ta thấy rằng, lí thuyết trường nghĩa là một trong những lí thuyết ngữ nghĩa đã và đang được vận dụng một cách rộng rãi để nghiên cứu từ vựng của rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới.

1.3.2. Trường nghĩa biểu vật

Như chúng ta biết, để chỉ ra tính hệ thống của ngôn ngữ, F. De Saussure trong “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương” đã chỉ ra hai dạng quan hệ cơ bản giữa các đơn vị đồng loại của ngôn ngữ, đó là quan hệ ngang và quan hệ dọc. Cũng theo hai mối quan hệ này, trường từ vựng ngữ nghĩa cũng được phân loại thành các trường từ vưng - ngữ nghĩa theo quan hệ ngang và trượng từ vựng – ngữ nghĩa theo quan hệ dọc.

Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung vào giới thiệu trường nghĩa biểu vật (thuộc trường nghĩa dọc). Chúng tôi dựa vào quan điểm của Đỗ Hữu Châu trong giáo trình “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” để trình bày loại trường biểu vật này.

Trường nghĩa biểu vật là tập hợp các từ ngữ đồng nhất với nhau về nghĩa biểu vật (về phạm vi biểu vật). Để xác lập trường nghĩa biểu vật, người ta chọn một danh từ biểu thị sự vật làm gốc, rồi trên cơ sở đó thu thập các từ ngữ có cùng phạm vi biểu vật với danh từ được chọn làm gốc đó. Các danh từ này phải có tính khái quát cao gần như là tên gọi của các phạm trù biểu vật, như: người, động vật, thực vật, hiện tượng tự nhiên, đồ vật,…Các danh từ này cũng là tên gọi các nét nghĩa có tác dụng hạn chế, ý nghĩa của từ về mặt biểu vật, là những nét nghĩa cụ thể, thu hẹp ý nghĩa của từ. Như vậy, chúng ta sẽ đưa một từ và một trường biểu vật nào đó khi nét nghĩa biểu vật của nó trùng với tên gọi của danh từ trên.

Khi phân lập các trường, chúng ta chú ý đến nghĩa biểu vật chứ không chú ý đến từ. Nói rõ hơn, phân lập trường không phải là phân loại từ. Không phải là một từ đã ở trường này thì không thể ở trường kia. Vì từ có tính nhiều nghĩa biểu vật, do đó từ có thể nằm trong nhiều trường biểu

26

vật khác nhau hay trong nhiều trường nhỏ khác nhau tùy theo số lượng các ý nghĩa biểu vật của nó. Tuy nhiên, vì có sự phân biệt ý nghĩa biểu vật chính và ý nghĩa biểu vật phụ, cho nên chúng ta có thể phân biệt các trường biểu vật chính và phụ của từ. Nếu nghĩa chính của từ nằm trong trường nào thì trường đó là trường biểu vật chính của từ.

Các từ có chỉ số trường biểu vật thấp là những từ bị qui định về biểu vật rất mạnh, trái lại nhưng từ càng đi vào nhiều trường thì tính bị quy định về biểu vật càng yếu, ý nghĩa càng khái quát.

Do chỗ các từ đi vào nhiều trường, cho nên các trường biểu vật có thể “thẩm thấu” vào nhau “giao thoa” với nhau. Hai trường biểu vật giao thoa với nhau khi một số từ của trường này cũng nằm trong trường kia. Căn cứ vào số lượng các từ chung cho hai trường nhiều hay ít mà chúng ta nói đến tính độc lập tương đối nhiều hay ít giữa hai trường.

Như thế, quan hệ của các từ ngữ đối với một trường biểu vật không giống nhau. Có những từ gắn rất chặt với trường, có những từ ngữ gắn bó lỏng lẻo hơn. Căn cứ vào tính chất quan hệ giữa từ ngữ với trường, chúng ta nói các trường biểu vật có một cái lõi trung tâm qui định những đặc trưng ngữ nghĩa của trường gồm những từ ngữ điển hình cho nó. Ngoài các từ trung tâm của trường là các lớp từ khác mỗi lúc một đi xa ra khỏi từ trung tâm, liên hệ với trường mờ nhạt đi.

1.4. Khái quát về truyện cƣời trong văn học dân gian Việt Nam

1.4.1. Thế nào là truyện cười?

Trong các giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, trước kia cũng như hiện nay, truyện cười được coi là một loại truyện, và dĩ nhiên là truyện dân gian, nên khi giới thuyết khái niệm này, nhiệm vụ chủ yếu và gần như duy nhất của các nhà nghiên cứu là chỉ ra dấu hiệu tiêu biểu để tách nó ra khỏi những loại truyện dân gian khác (như truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn...),

đó là yếu tố gây cười. Trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, Đinh

Gia Khánh viết: "Truyện cười, nó một cách đơn giản, là truyện làm cho người ta cười (...). Trong truyện cổ tích cũng đã có nhiều yếu tố gây ra

27

tiếng cười(...). Song tiếng cười ở đây chỉ có vai trò điểm xuyết, làm cho truyện thêm duyên dáng, đậm đà mà thôi chứ không chiếm vị trí trung tâm trong sự phát triển của truyện. Giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười thì có sự thâm nhập sâu hơn. Một số truyện vừa có thể coi là truyện ngụ ngôn mà lại vừa có thể coi là truyện cười (...). Tuy nhiên, truyện ngụ ngôn không nhằm mục đích gây ra tiếng cười. Truyện cười trái lại bao giờ cũng nhằm mục đích ấy. Đằng sau mục đích gây ra tiếng cười có thể còn mục đích khác sâu sắc hơn. Nhưng trước hết phải đạt mục đích gây cười đã” [26]. Với cách hiểu này thì “truyện” nói chung và “truyện dân gian” nói riêng được coi như là những khái niệm có sẵn, ổn định, không có gì đáng bàncãi.

Thế nhưng thời gian gần đây, trong việc sử dụng thuật ngữ lại có hiện tượng, cái mà từ trước tới nay gọi là truyện dân gian thì một số nhà nghiên cứu gọi là chuyện dân gian.

Cái cười, xét chung có ba loai: 1- cái cười có nguyên nhân về thể xác (do cảm giác nhột…), 2- cái cười có nguyên nhân về mặt nhân tâm lý, tình cảm (do sự vui sướng…), cái cười do hiện tượng buồn cười gây ra. Ở đây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nói về cái cười do hiện tượng buồn cười gây ra. Và hiện tượng buồn cười

nói ở đây là hiện tượng buồn cười được kể thành truyện cười.

Trong Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê định nghĩa truyện cười là “chuyện kể dân gian dùng hình thức gây cười để giải trí, hoặc để phê phán nhẹ nhàng” [31].

Tuy đây chỉ là cách hiểu thông thường về khái niệm "truyện cười”, song vẫn là một quan niệm đáng được tham khảo.

Theo cách hiểu đầy đủ nhất truyện cười được hiểu như sau:

Truyện cười (còn gọi là truyện tiếu lâm) là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước...

28

Tiếng cười trong sinh học mang tính bản năng, vô thức phát ra do phản ứng của cơ thể một cách đơn thuần. Trong khi, tiếng cười tâm lý xã hội biểu thị thái độ, bộc lộ tư tưởng, tình cảm con người. Tiếng cười tâm lý xã hội có hai loại nhỏ: tiếng cười tán thưởng và tiếng cười phê phán.

- Tiếng cười tán thưởng biểu thị niềm vui, sự yêu mến. Tiếng cười phê

phán biểu thị sự khinh ghét, sự phủ nhận.

- Tiếng cười phê phán là cái cười trong truyện cười. Cái cười phát ra

từ cái đáng cười. Cái đáng cười chứa đựng cái hài hiểu theo nghĩa triết học, nghĩa là có mâu thuẫn bên trong. Ðó là mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp, giữa hình tượng và ý niệm, giữa sinh động và máy móc.

1.4.2. Vai trò của truyện cười trong đời sống văn hóa dân tộc

Truyện cười là một thể loại văn học dân gian, nó ra đời nhằm mục đích phục vụ tập thể, chứ không đơn thuần là phục vụ một cá nhân cụ thể nào. Những chủ đề mà nó hướng tới thường cũng rất gần gũi với đời sống của nhân dân lao động. Dưới đây là những chủ đề chính thường được đề cập trong truyện cười dân gian Việt Nam.

1.4.2.1. Vai trò mua vui, giả trí

Như chúng ta biết, truyện cười là sản phẩm của một tập thể những con người lao động. Vì thế mà đối tượng được truyện cười phản ánh thường là những người lao động, những cảnh sinh hoạt của người dân diễn ra hàng ngày trên chính mảnh vườn, bờ ruộng, sân đình, giếng nước của họ. Nội dung trong truyện cười không sâu sắc hay phải tập trung vào một vấn đề nào đó, nó thường là những nội dung đơn giản, gần gũi với chính đối tượng mà nó phản ánh. Đôi khi đơn giản chỉ là những câu chuyện ngắn gọn sau một ngày làm việc mệt nhọc và tiếng cười được tạo ra để mua vui và nó được coi như một liều thuốc tinh thần, một cách giả trí không tốn tiền mà

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế giữa việt nam và các quốc gia thuộc khu vực nam mỹ giai đoạn 1991 2011 (Trang 25)