Nghĩa biểu vật chỉ hiện tượng tự nhiên

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế giữa việt nam và các quốc gia thuộc khu vực nam mỹ giai đoạn 1991 2011 (Trang 58)

6. Bố cục của luận văn

2.2.5.Nghĩa biểu vật chỉ hiện tượng tự nhiên

Trong các loại biểu vật mà chúng tôi khảo sát, biểu vật chỉ hiện tượng tự nhiên có số lượng thấp: 80/1763, chiếm 5%. Với loại biểu vật này, chúng ta thấy rất nhiều truyện cười xuất hiện "ô trống” biêu vật, hoặc nếu có biểu vật xuất hiện trong truyện thì cũng với số lượng rất khiêm tốn: một hoặc hai biểu vật xuất hiện.

Trong tổng số 80 biểu vật chỉ hiện tượng tự nhiên được tìm ra, chúng được phân chia thành các tiểu trường: trường biểu vật chỉ những vật thể trong vũ trụ, trường biểu vật chỉ hiện tượng tự nhiên, trường biểu vật chỉ đối tượng địa lí. Trên cơ sở của việc phân chia như vậy, chúng tôi tiến hành phân loại những biểu vật này dựa vào mặt cấu tạo của từ, để thấy được tỉ lệ của việc cấu tạo giữa các biểu vật trong cùng một tiểu trường với nhau.

2.2.5.1. Trường biểu vật chỉ những vật thể trong vũ trụ

Số lượng biểu vật xuất hiện trong trường này khá thấp 15/80, chiếm 19% trong tổng số. Các biểu vật trong trường chỉ những vật thể là vũ trụ chủ yếu là những từ ghép: mặt trời, mặt trăng, thiên văn, trặng lặn, trăng khuyết,…Trong 15 biểu vật được tìm ra, thì cả 15 biểu vật (chiếm 100%) đều là từ ghép. Không có biểu vật nào là từ đơn và từ láy.

Một điều dễ nhận thấy ở trong các truyện cười dân gian, ít xuất hiện các biểu vật có liên quan đến hiện tượng tự nhiên, đặc biệt là những biểu vật chỉ những vật thể trong vũ trụ. Chính vì thế, trong phần phân loại cấu tạo của từ chúng tôi không lập bảng biểu để so sánh tỉ lệ giữa các biểu vật với nhau. Vì phần lớn các biểu vật trong một tiểu trường đều cấu tạo theo một loại từ nhất định.

2.2.5.2. Trường biểu vật chỉ hiện tượng tự nhiên

Trong số 3 tiểu trường, trường chỉ hiện tượng tự nhiên có số lượng biểu vật nhiều nhất: 55/80, chiếm 68% trong tổng số của cả trường. Số lượng các biểu vật tuy không phong phú như ở các trường khác nhưng các biểu vật được tìm ra ở đây cũng là những biểu vật cơ bản trong hiện tượng

55

tự nhiên, mà trong cuộc sống hàng ngày con người vẫn gặp phải. Chính vì thế mà nó xuất hiện trong những câu chuyện cười dân gian.

Về mặt cấu tạo của từ, những biểu vật xuất hiện trong trường này phần lớn là những từ đơn. Tần số xuất hiện của chúng 55/55 biểu vật, chiếm 100%. Điều đó có nghĩa là trong tổng số 55 biểu vật được tìm thấy có những biểu vật có mức độ xuất hiện cao, hay nói cách khác nó có thể có mặt đều đặn trong một số truyện. Chẳng hạn: biểu vật “nước” , tần số xuất hiện của nó là 12 lần/ 55 biểu vật, chỉ tính riêng biểu vật này đã chiếm 21% trong tổng số các biểu vật chỉ hiện tượng tự nhiên. Đây cũng là biểu vật có độ bao phủ cao nhất trong số các biểu của hiện tượng tư nhiên.

Các biểu vật khác như: mưa (3/55), gió (5/55), ngày (4/55), đêm

(6/55), bụi (1/55), không khí (1/55), lửa (1/55), mây (1/55),…có tần số xuất hiện hay khả năng có mặt trong các truyện cười rất ít. Chúng hoàn toàn đều là những từ đơn, không có biểu vật nào là từ láy hay từ ghép.

2.2.3.3. Trường biểu vật chỉ đối tượng địa lí

Cũng giống như các biểu vật trong trường chỉ những vật thể trong vũ trụ, các biểu vật có tần số xuất hiện rất thấp trong trường, và cũng không đa dạng vể mặt cấu tạo của từ như ở các trường biểu vật khác. Trong số 80 biểu vật chỉ hiện tượng tự nhiên, chỉ có 10 biểu vật là chỉ đối tượng địa lí, chiếm 13%.

Các biểu vật trong trường này được phân chia tương đối đồng đều ở cả hai mặt từ: từ đơn (50%) và từ ghép (50%). Dưới đây là bảng phân loại về mặt cấu tạo của từ.

Bảng 2.13. Bảng thống kê tần số xuất hiện của từ có nghĩabiểu vật xét về mặt cấu tạo Đặc điểm Cấu tạo Số lƣợng Tỉ lệ (%) Ví dụ

Từ đơn 5/10 50 Sông, núi, đất,

56

Nhìn vào bảng phân loại số lượng ở trên, đối tượng địa lí ít được sử dụng trong truyện cười dân gian. Do nội dung mà truyện cười phản ánh không đề cập hay có liên quan đến nhiều các đối tượng này. Chính vì thế mà các biểu vật chỉ đối tượng địa lí gần như vắng bóng trong các truyện cười. Số loại các biểu vật xuất hiện không phong phú (từ đơn 3 biểu vật, từ ghép cũng là 3 biểu vật ), và những biểu vật này có mặt ở một số câu chuyện cười nên nó mới nâng số lượng các biểu vật lên là 10 biểu vật trong trường chỉ đối tượng địa lí.

Để làm rõ hơn về sự phân tích ở trên, chúng tôi thể hiện bằng biểu đồ sau (Xem hình 2.5).

Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện tần số xuất hiện của từ có ý nghĩa biểu vật chỉ HTTN

Sau khi thu thập và phân loại biểu vật của các trường cơ bản trong truyện cười dân gian, cùng với những kết quả đánh giá ban đầu, chúng tôi tổng hợp thành một bảng số lượng biểu vật (Xem bảng 2.14) của 5 trường và

57

thể hiện bằng biểu đồ tỉ lệ (Xem hình 2.6) để có cái nhìn khái quát hơn về những phần phân tích ở trên. Qua đó thấy rõ sự chênh lệch trong việc sử dụng biểu vật trong các trường nghĩa.

Bảng 2.14. Bảng thống kê tần số xuất hiện và tỉ lệ của từ có ý nghĩa biểu vật trong các trường

Số lƣợng Phân loại

Số lƣợng Tỉ lệ (%)

Tổng số 1763 100

Trường nghĩa biểu vật chỉ con người

1036 58

Trường nghĩa biểu vật chỉ đồ vật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

423 24

Trường nghĩa biểu vật chỉ HTTN

80 5

Trường nghĩa biểu vật chỉ động vật

167 10

Trường nghĩa biểu vật chỉ thực vật

58 0 10 20 30 40 50 60 Trường nghĩa biểu vật chỉ con người Trường nghĩa biểu vật chỉ đồ vật Trường nghĩa biểu vật chỉ HTTN Trường nghĩa biểu vật chỉ động vật Trường nghĩa biểu vật chỉ thực vật 58 24 5 10 3

Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các biểu vật trong các trường.

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế giữa việt nam và các quốc gia thuộc khu vực nam mỹ giai đoạn 1991 2011 (Trang 58)