6. Bố cục của luận văn
3.3.1. Mua vui, giải trí
Để thể hiện nội dung mua vui, giả trí, dân gian thường sử dụng các trường biểu vật chỉ con người (58%), trường biểu vật chỉ động vật (7.5%) và trường biểu vật chỉ đồ vật (24%). Trong trường biểu vật chỉ con người, các biểu vật chỉ đặc điểm ngoại hình và biểu vật chỉ tính chất đạo đức của con người được sử dụng nhiểu hơn cả; trong trường biểu vật chỉ động vật, biểu vật chỉ động vật nuôi có tần số xuất hiện cao hơn những biểu vật chỉ động vật hoang dã; trong trường biểu vật chỉ đồ vật, số lượng các biểu vật chỉ vật dụng trong sinh hoạt gia đình và biểu vật chỉ đồ vật là công cụ dùng
66
trong lao động sản xuất có số lượng biểu vật xuất hiện gần như nhau. Những trường biểu vật cũng như các tiểu trường được sử dụng chủ yếu trong nội dung này đều nhằm mục đích tạo ra tiếng cười giải trí, và hơn hết các biểu vật ấy có một giá trị riêng trong từng câu chuyện.
. Để thấy rõ hơn về mức độ sử dụng các biểu vật trong nội dung mua vui – giả trí, chúng tôi minh họa bằng bảng số liệu sau:
Trường nghĩa Nội dung Trường biểu vật chỉ con người Trường biểu vật chỉ động vật Trường biểu vật chỉ thực vật Trường biểu vật chỉ đồ vật Trường biểu vật chỉ HTTN Tổng số truyện 23 3 11 17 2
Mua vui – giải trí 58 % 7.5% 3% 24% 5%
(Bảng 3.2. Tần số xuất hiện của từ có nghĩa biểu vật trong nội dung mua vui – giải trí)
Như ban đầu đã nói, truyện cười là những truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, trong hành vi của con người hàng ngày, nhằm gây ra tiếng cười. Đó có thể là tiếng cười mỉm, nhưng thường là cười giòn giã; có thể là cười một cách vui vẻ, nhẹ nhàng nhưng thường là cười phẫn nộ, mà khinh ghét.
Trong truyện cười dân gian Việt Nam, số lượng những câu chuyện kể với mục đích mua vui giải trí chiếm một tỉ lệ nhỏ so với truyện cười có nội dung đả kích, mỉa mai, châm biếm. So với truyện cười dân gian Việt Nam thì truyện cười hiện đại chủ yếu nhằm mục đích mua vui giải trí hơn là mục đích đả kích, phê phán.
Cụ thể trong cuốn sách truyện cười dân gian Việt Nam, với 128 truyện cười được tìm hiểu, phần lớn là những câu chuyện có nội dung mỉa mai, châm biếm. Các truyện có nội dung mua vui, giải trí, chủ yếu nằm đan
67
xen cùng với những câu chuyện có nội dung châm biếm, mỉa mai, cũng như giáo dục, phê bình.
Những truyện cười có nội dung mua vui, giải trí thường là những câu chuyện có giọng điệu nhẹ nhàng, gián tiếp nhưng cũng không kém phần dí dỏm hài hước. Trong truyện cười, con người luôn là trung tâm, mọi nội dung như: phê bình, châm biếm, mỉa mai,… để nhằm vào nhân vật. Chính vì thế mà nội dung của những câu chuyện này thường được thể hiện ở các khía cạnh của nhân vật như: lời nói đáng cười, cử chỉ đáng cười, tính cách đáng cười, hoàn cảnh đáng cười,…
Trong truyện cười dân gian Việt Nam, có những câu chuyện đọc hết cả nội dung mới thấy cười nhưng cũng có câu chuyện chỉ bằng một câu nói, một lời nói của nhân vật cũng đủ để gây cười cho đọc giả. Những câu chuyện như thế, số lượng không nhiều những nó cũng là một phần nội dung của sự mua vui, giả trí. Một số truyện lấy lời nói ngộ nghĩnh (nghĩa là trái tự nhiên, không hợp với lẽ thường hoặc máy móc) để gây cười. Những
truyện Sang cả mình con, Cái bụng cổ, Trứng vịt muối,… là những truyện
chủ yếu dùng lời nói đáng cười. Nếu không có những lời nói đáng cười đó thì những hành động, cử chỉ kia của nhân vật sẽ không phát huy được tác dụng hiệu quả trong thủ thuật gây cười.
Trong truyện “Sang cả mình con”, người đầy tớ đã tạo ra tiếng cười
bằng một câu nói gây cười của mình. Đó là khi lão nhà giàu hỏi: “Ồ!...Mồ
hôi tao nó đi đâu mất cả rổi nhỉ?, anh đầy tớ nhanh nhẹn thưa: “Dạ! Nó sang cả mình con rồi ạ!”. Ở trong câu nói gây cười của người đầy tớ, chúng ta thấy sự đóng góp của những biểu vật chỉ tầng lớp, giai cấp: “Tao”
và “con”. Chúng có tác dụng tố cáo sự bất công, sự bóc lột sức lao động
của tầng lớp thống trị trong xã hội xưa.
Trong câu chuyện “Cái bụng cổ”, anh con rể tạo ra tiếng cười mua
68
chén cổ thật!.Cái ấm cũng cổ, cái khay cũng cổ, cổ tất”. Vừa hay, lúc đó
mẹ vợ đi ra, bụng chửa vượt mặt. Thấy vậy, anh chàng rể vội khen: “Ôi
chà! Cai bụng của mẹ mới thật là cổ!”. Tác giả dân gian đã khéo lồng ghép các biểu vật chỉ người và biểu vật chỉ đồ vật vào với nhau để tạo ra
tình huống gây cười. Thông qua câu nói kết truyện của chàng rể “Ôi chà!
Cái bụng của mẹ mới thật là cổ!”, người đọc thấy được giá trị của việc sử
dụng biểu vật “cái bụng – cổ” gây cười như thế nào. Anh chàng rể đã thể
hiện sự vụng về của mình trong lời khen, anh ta khen mọi thứ đồ vật có trong nhà ông bố vợ, thậm chí “cái bụng” của mẹ vợ, anh ta cũng coi đó giống như một đồ vật cổ. Chính cái sự ngây ngô của câu nói này đã không thể ngăn được tiếng cười của độc giả khi nghe anh khen như vậy. Ngoài ra, biểu vật “cái bụng cổ” chỉ người cũng cho thấy một lớp nghĩa khác, đó là việc mang bầu, sinh nở ở cái độ tuổi này của bà mẹ vợ thì cũng thật là cổ.
Sự ngây ngô trong lời nói của nhân vật nhằm tạo ra tiếng cười giải trí không chỉ đơn thuần là những câu nói đơn giản, đôi khi nó còn được bắt nguồn từ những suy nghĩ thiếu hiểu biết, đáng buồn cười của nhân vật.
Trong câu chuyện “Trứng vịt muối” là một ví dụ điển hình. “Hai anh em
nhạ nọ vào quán ăn cơm. Nhà hàng dọn cơm trứng vịt muối cho ăn. Người em hỏi người anh: - Cũng là trứng vịt, sao quả này lại mặn thế nhỉ? Người anh bảo: - Chú hỏi thế người ta cười cho đấy! Qủa trứng vịt muối mà cũng không biết! Người em lại hỏi: - Thế trứng vịt muối thì ở đâu ra? Người anh ra vẻ thông thạo, bảo: - Chú mày kém thật! Có thế mà cũng không biết! Con vịt muối thì nó lại dể ra trứng vịt muối chứ sao!”. Hai biểu vật “con vịt muối” và “quả trứng muối” đã bị nhầm lẫn trong cách suy nghĩ của người anh trai: người anh cho rằng con vịt muối thì ắt sẽ đẻ ra quả trứng muối, trong khi thực tế không đúng như vậy. Cái suy nghĩ thiếu hiểu biết của anh ta, cộng với sự ra vẻ thông thạo đã làm cho lời nói của anh ta đáng buồn cười. Tác giả đã sử dụng biểu vật chỉ động vật “con vịt”, “quả
69
trứng” bằng việc kết hợp với từ “muối” và đặt vào trong hoàn cảnh của truyện cười để nhằm tạo ra tiếng cười mang nội dung giải trí. Việc sử dụng những biểu vật có sự kết hợp của các từ khác nhằm tạo ra tiếng cười là nét đặc trưng và phổ biến trong truyện cười dân gian.
Ở truyện “Lợn cưới, áo mới”, hình ảnh biểu vật chỉ động vật là con lợn cũng vậy. Cái đáng cười được tạo ra từ câu nói của anh khoe khoang đã tạo ra giá trị mua vui, giả trí cao. Nếu chỉ đơn thuần là con lợn bình thường thi sẽ không có gì đáng cười, nhưng cũng là biểu vật ấy, tác giả dân gian đã khéo kết hợp nó với từ “cưới” và ngay lập tức giá trị của biểu vật này đã tạo ra hiệu ứng gây cười tức thì cho người đọc. Ngoài nội dung chế giễu tính khoe khoang, khoác lác của nhân vật, thì truyện cười này còn có nội dung tạo ra tiếng cười giải trí thông qua lời nói đáng cười của những anh khoác lác: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”
Nội dung mua vui giả trí trong truyện cười không chỉ khai thác ở khía cạnh lời nói đáng cười, mà nó còn thể hiện ở những cử chỉ đáng cười của nhân vật. Đây là hai nhân tố cơ bản tạo nên một hình tượng nhân vật. Trong truyện cười dân gian, có rất nhiều tuyện chỉ bằng một cử trỉ, một tư thế hoặc một hành động ngỗ nghĩnh cũng đã tạo ra tiếng cười giòn giã. Truyện cười là một thể loại văn học dân gian, mang tính truyền miệng, nó có một phương thức diễn xướng đặc biệt trên sân khấu. Chính vì thế với dáng bộ có chút “khác người” cùng với những cử chỉ, hành động rất “ngố” đã tạo nên một tràng cười vỡ bụng.
Truyện cười “Kén rẻ lười” là một thí dụ. Lão nhà giàu đưa ra tiêu chí kén rể độc nhất vô nhị mà không giống với bất kỳ ai. Chàng nào phải là người lười nhất thì mới được làm con rể lão ta. Vừa hay, có một anh áo quần xộc xệch đi giật lùi từ cổng vào. Thấy vậy lão phì cười hỏi: “Ngoảnh mặt lại đây xem nào! Sao đi cái kiểu lạ lùng như vậy? Anh kia vẫn không
70
ngoảnh mặt lại, nói: - Nếu ông không bằng long cho tôi lấy con gái ông thì tôi cứ thế này mà đi ra, khỏi phải mất công quay lại”. Rõ ràng ở đây, cử chỉ lạ của anh ta cũng phải làm cho lão nhà giàu phì cười. Một điều đáng bàn ở đây, trước khi tạo ra cử chỉ đáng cười này thì tác giả đã tập trung vào miêu tả các đặc điểm bề ngoài của nhân vật, bằng việc đưa biểu vật chỉ đổ vật như: áo quần kết hợp với biểu vật chỉ đặc điểm ngoại hình “xộc xệch”, để cùng với cử chỉ đáng cười góp phần tạo ra tiếng cười giải trí cho người đọc.
Sang đến câu chuyện“Con ruồi và quan huyện”, ngoài việc tạo ra cử
chỉ đáng cười “vả miệng quan” vì quan cho phép , chúng ta còn thấy giá trị của việc sử dụng hai biểu vật chính, đó là biểu vật chỉ người “quan huyện” và biểu vật chỉ động vật “con ruồi” hợp logic. Chính lời nói của quan huyện cho phép vợ chồng anh ta cứ hễ nhìn thấy con ruồi ở đâu là đánh cho nó chết. Quan vừa buông lời xong thì một con ruồi đến đậu ngay trên má quan. Anh kia trông thấy, mắm môi giang tay tát bốp vào mặt quan. Việc anh ta đánh vào con ruồi tức là đánh vào miệng quan là hợp lý. Thế là gậy ông lại đập lưng ông, quan bị đánh vào mặt mà chẳng dám làm gì cả, chỉ ngậm đắng nuốt cay trong lòng. Cái hay của câu chuyện là khéo sắp xếp các tình tiết của câu chuyện hợp lí và logic, thông qua giá trị biểu vật chỉ người và chỉ động vật mang lại đã tạo ra tiếng cười giải trí cho truyện.
Truyện “Nam mô boong”, xét về phương diện cấu tạo thì có cả lời nói đáng cười: thầy đồ kêu “chí chí” như chuột, lý trưởng kêu “gâu gâu” như chó, nhà sư hổ mang kêu “boong boong” như chuông; cử chỉ đáng cười: thầy đồ đội váy trong hòm quần áo, thầy lý chui gầm giường, còn nhà sư treo lơ lửng giữa nhà và hoàn cảnh đáng cười: cả ba đều ham gái gặp nhau trong cùng một “ngõ hẻm”, ba vị đại diện cho chính quyền, lễ giáo, đạo đức. Cái gây cười ở đây là ở chỗ, tác giả đã biết cách vận dụng các biểu vật chỉ đồ vật, cũng như biểu vật chỉ động vật để gán cho cho con
71
người, sự logic hợp lí khi từng nhân vật xuất hiện dưới các lớp nghĩa biểu vật này, và hoàn toàn trùng khớp với những biểu vật đặc trưng ấy.
Tóm lại, qua những những ví dụ ở trên, chúng tôi thấy được giá trị mà các biểu vật đóng góp vào nội dung của mỗi câu chuyện, đồng thời nó có “sức nặng” trong việc tạo ra tiếng cười giải trí trong mỗi một biểu vật mà nó chuyên chở những lớp nghĩa, những hàm ý sâu xa mà tác giả dân gian muốn gửi gắm vào trong mỗi câu chuyện của họ. Những biểu vật được sử dụng ở nội dung này chủ yếu là những biểu vật nằm trong trường biểu vật chỉ con người, trường biểu vật chỉ đồ vật, trường biểu vật chỉ động vật. Số lượng các biểu vật thuộc trường chỉ thực vật và trường chỉ hiện tượng tự nhiên ít thấy xuất hiện trong nội dung này, hoặc nếu có thì tác dụng của những biểu vật này với các truyện cười là không nhiều