Châm biếm, mỉa mai

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế giữa việt nam và các quốc gia thuộc khu vực nam mỹ giai đoạn 1991 2011 (Trang 75)

6. Bố cục của luận văn

3.3.2. Châm biếm, mỉa mai

Cũng như ở nội dung mua vui, giả trí, để thể hiện cái cười đậm chất châm biếm – mỉa mai, dân gian thường sử dụng các trường biểu vật chỉ con người (63%), trường biểu vật chỉ động vật (13%) và trường biểu vật chỉ đồ vật (17%). Thông qua những câu chuyện được tìm hiểu, chúng tôi thấy tần số xuất hiện của các biểu vật trong nội dung này có sự chênh lệch khá lớn. ( Xem bảng 3.3). Trường nghĩa Nội dung Trường biểu vật chỉ con người Trường biểu vật chỉ động vật Trường biểu vật chỉ thực vật Trường biểu vật chỉ đồ vật Trường biểu vật chỉ HTTN Tổng số truyện 35 13 7 22 4

72

(Bảng 3.3.Tần số xuất hiện của từ có nghĩa biểu vật trong nội dung châm biếm - mỉa mai)

Trong nội dung đầu, chúng ta thấy được vai trò quan trọng của nghĩa biểu vật trong việc tạo ra tiếng cười giải trí ở trong mỗi truyện. Các truyện cười được tìm hiểu trong luận văn này, phần lớn là những câu chuyện có nội dung châm biếm, mỉa mai. Nhưng bên cạnh màu sắc châm biếm, mỉa mai này, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của nội dung mua vui, giả trí trong truyện cười, cụ thể chúng ta thấy trong 128 truyện cười được tìm hiểu thì hầu hết câu chuyện nào cùng có chứa đựng yếu tố mua vui, giả trí ở trong đó. Vì thế số lượng các truyện có nội dung này chiếm tỉ lệ cao nhất so với các nội dung còn lại (65%). Có thể nói nội dung chính của truyện cười là châm biếm mỉa mai, hay nói cách khác đó là vũ khí sắc bén nhất nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì truyện cười không còn là giá trị theo đúng nghĩa đen của nó.

Truyện cười là một sáng tác của tập thể, nó sinh ra nhằm tạo ra tiếng cười sảng khoái, khích lệ, động viên con người trong lao động sản xuất. Vì thế bất kỳ một truyện cười nào muốn tồn tại được, trước tiên nó phải gây ra được tiếng cười, và ở mỗi một chủ đề tiếng cười ấy lại có một nội dung cụ thể. Trong nội dung này, truyện cười hay nói cách khác, tiếng cười được tạo ra nhằm mục đích châm biếm, mỉa mai những thói hư tật xấu của con người. Đây là một trong những nội dung trọng tâm của truyện cười.

Trong số 128 truyện cười, chúng ta thấy có hơn một nửa trong số truyện cười đề cập đến nội dung này. Những thói hư, tật xấu ấy có thể là: tính tham ăn (của những ông thầy, nhà sư, ông chồng,…), tính mê gái (của nhà sư, chánh tổng, quan huyện,…), thói hà tiện (của những người bạn, ông bố, lão nhà giàu, quan huyện,…), nói khoác (của những ông chồng vô

73

dụng,…), tính sợ vợ (của những ông chồng,…), sự ngu dốt (của những ông thây đồ, ông chồng vô dụng, quan lại đê tiện,…), sự tham lam vô độ của quan lai, địa chủ,....Thông qua những nội dùng này, chúng ta thấy được vai trò của các trường nghĩa biểu vật, cũng như thấy được mức độ sử dụng các trường nghĩa đó trong mỗi câu chuyện là như thế nào.

Thói tham ăn, chúng ta gặp được rất nhiểu những nhân vật khác nhau trong những câu chuyện:

Chẳng hạn trong truyện “Chó cắn”, nhân vật được gọi là thầy đồ hiện ra với hình ảnh của một ông thầy tham ăn. Ông ta lừa cả một đứa học trò nhỏ bằng cách giả vờ làm cái trăng khuyết cho nó. Câu chuyện nếu chỉ dừng ở đó thì không có gì đáng cười. Cái đáng cười khi ông thầy tham ăn quá, cắn hết cả miếng bánh của nó, thậm chí cắn nhầm cả vào tay nó, nó khóc. Thầy đã phải dỗ rằng: “Thôi, thôi, bữa nay thầy cho con nghỉ học, về nhà có ai hỏi thì con cứ nói bị chó cắn vào tay nhé!”.

Biểu vật được sử dụng trong câu chuyện này tương đối đa dạng: có biểu vật chỉ người (gắn với đó là những biểu vật chỉ hành động, tính chất của con người), có biểu vật chỉ hiện tượng tự nhiên (trăng khuyết, trăng

lặn), và biểu vật chỉ động vật (con chó). Nhưng một trong những biểu vật

đắt giá nhất của câu chuyện, đó là “thầy đồ” và “con chó”. Trong câu chuyện này, hai biểu vật thuộc hai trường nghĩa khác nhau (thầy đồ thuộc biểu vật chỉ con người, con chó thuộc biểu vật chỉ động vật), nhưng ở đây để chế giễu thói tham ăn của ông thầy, tác giả đã đặt biểu vật chỉ động vật bằng với biểu vật chỉ nghề nghiệp để mỉa mai cái tật xấu của ông ta. Cái đáng cười của câu chuyện, là việc sử dụng biện ẩn dụ: biểu vật con chó

thầy đồ, làm cho người đọc liên tưởng tới câu thành ngữ “Tham ăn như chó”.

Cũng là biểu vật chỉ con người và biểu vật chỉ động vật “con chó”, nhưng cái cười trở nên mỉa mai, châm biếm và sâu cay hơn. Câu chuyện “Bẩm, chó cả” cho thấy bọn quan lại tham nhũng vô độ, tham ăn, đục khoét

74

của dân. Một nhà Nho nọ mời các quan đến nhà chơi, rồi dùng bữa. Người

nhà vừa bưng mâm lên, các quan thi nhau gắp, vừa ăn vừa hỏi “Đây móm

gì, kia móm gì…nhà Nho thong thả nói – Đây là chó, kia cũng là chó, bẩm, toàn là chó cả”.

Rõ ràng ở đây, cái cười không chỉ đơn thuần là gây cười nữa, mà cái cười đã biến thành thữ vũ khí sắc bén chửi thẳng vào bộ mặt của bon tham quan vô lại. Nhà Nho mượn biểu vật “miếng thịt chó”, “con chó” để chửi vào lũ chó kia.

Trong truyện “Làm cao”, ba ông thầy: thầy địa lý, thầy phù thủy, thầy bói tỏ ra mình làm cao, nhưng đến khi đói bụng, các thầy bắt đầu bộc lộc bản tính tham ăn của mình, “Anh thầy bói vốn háu ăn, nghe nói thế, bụng bảo dạ: "Hắn đi thì có gì hắn ăn trước đã, chứ đâu đến phần mình!”. Nhưng số các thầy không may: “Chẳng may cho thầy, loạng choạng giẫm phải cái lưỡi cuộc dựng ở xó nhà, cán cuốc đập đánh “bộp” một cái vào đầu…”

Biểu vật sự dụng trong truyện cũng khá đa dạng: có biểu vật chỉ con người (thầy địa lý, thầy phù thủy, thầy bói,…), biểu vật chỉ đồ vật (cái cuốc, chiếu, giường). Sự đa dạng của các biểu vật, cũng với việc sử dụng hợp lí chúng đã tạo nên tiếng cười mỉa mai cái thói tham ăn của các ông thầy.

Trong câu chuyện “Được một bữa thả cửa”, một chị vợ lấy phải anh

chồng tham ăn, anh ta tham ăn đễn độ đi đâu người vợ cũng phát ngại “…cứ hễ ngồi vào mâm là chũi mũi gắp lấy gắp để, không nghĩ đến ai”. Một hôm nhà bố vợ có giỗ, chị vợ không còn cách nào khác “Chị ta lấy một sợi dây, một đầu buộc vào chân chồng, còn đầu kia chị ta cầm lấy…”. Lúc đầu không có vấn đề gì, chỉ đến khi con gà vướng phải dây, co chân giật giật mãi vẫn không được “Ở trên nhà, anh chồng thấy dây giật lia lịa, vội vàng cắm đầu gắp…”. Tác giả đã khéo kết hợp biểu vật chỉ con người (anh chồng, chị vợ,…), cùng với biểu vật chỉ động vật (con gà) để bộc lộ

75

bản chất của nhân vật trong truyện. Bằng việc đặt các biểu vật song song cùng một lúc như thế này, bản chất tham ăn vô độ của anh chồng được bộc lộ một cách hài hước nhất, và từ đó tạo tiếng cười mỉa mai cho người đọc.

Ở một câu chuyện khác, tính tham ăn xảy ra giữa mẹ chồng và nàng dâu. Trong câu chuyện này, cả hai mẹ con đều bộc lộ tính tham ăn “ăn vụng” của mình, nhưng với việc khéo sử dụng các biểu vật (biểu vật chỉ đồ vật: vựa lúa, cái bát, bồ lúa,…) nên câu chuyện có một cái cười nhẹ nhàng và tế nhị hơn. Truyện cười là một thể loại văn học dân gian, vì thế những biểu vật chỉ những vật dụng trong sinh hoạt gia đình cũng như những biểu vật chỉ những công cụ trong lao động sản xuất được sử dụng trong nội dung này là điều dễ hiểu.

Bên cạnh tính tham ăn được đề cập trong truyện cười, tính hà tiện của các nhân vật cũng được truyện cười khắc họa rõ nét bằng nhiều nhân vật khác nhau thông qua việc sử dụng những trường nghĩa biểu vật, hay những biểu vật để tạo nên tiếng cười châm biếm, mỉa mai tật xấu của con người.

Trong truyện “Cá gỗ”, nhân vật ông bố hà tiện đến mức “vắt cổ chày ra nước” với cả những đứa con của mình “Anh ta treo một con cá gỗ lơ lửng giữa nhà, dặn các con khi ăn cơm thì nhìn lên cá gỗ, chép miệng một cái rồi hãy và”. Nếu câu chuyện chỉ dừng lại ở đấy, thì người đọc chỉ thấy được tính hà tiện của ông bố, mà chưa thấy được mục đích của câu chuyện là nhằm tạo ra tiếng cười cho độc giả. Chỉ đến khi, đứa con lên bốn tuổi háu ăn, nhìn lên con cá gỗ, chép miệng luôn mấy cái rồi mới và cơm.

Thằng anh lên sáu trông thấy liền mách bố: “Thằng này nó chép miệng mấy

cái liền mới và cơm đấy bố ạ! Anh ta mắng – Cứ để cho nó ăn mặm cho khát nước chết!”. Đến đây câu chuyện khép lại với tiếng cười đầy chua chát với cái thói hà tiện của ông bố này. Những biểu vật như: con cá gỗ, chày, miệng, cơm, nhà,…đã làm cho câu chuyện thêm sinh động hơn.

76

Hay trong câu chuyện “Thà chết còn hơn”, anh keo kiệt đã chọn cái

chết để giữ tiền của mình. Và người đọc sẽ tự hỏi “Chết rồi thì tiền cũng có nghĩa gì đâu?” nhưng với anh ta, tiền quan trọng hơn cả mạng sống của mình, đó là cái bi hài trong câu chuyện này. Thậm chí, khi ranh giới của sự sống và cái chết cận kề, anh ta vẫn con mặc cả với số phận của chính mình. Cái thói hà tiện đi kèm với nó là sự ti tiện của mình. Cùng với đó là những trường nghĩa biểu vật xuất hiện (quan tiền, đò, thuyền, nước, dòng sông,…)

để là tăng tính bi hài của câu chuyện.

Truyện cười dân gian, ngoài việc phê phán, mỉa mải những thói hư tật xấu như: thói tham ăn, tính sợ vợ của những ông chồng nhu nhược, tính hà tiện,…thì nó còn chế giễu, đả kích tật mê gái của những con người mà đáng lí ra được dân chúng kính trong, như: nhà sư, lý trưởng, thầy đồ thì đằng này trong truyện “Nam mô boong”, nó được phơi bày một cách trần trụi bản tính “dâm dê” trong con người họ, và kết cục họ được nhận lại những trận đánh nhớ đời. Cài đáng bàn ở đây là truyện sử dụng rất linh hoạt những biểu vật mang đặc trưng của chính nghề nghiệp của họ.

Ông sư bị sợi dây treo lên trần nhà "Thôi sẵn có cái túi ở đây, nhà chùa vào nằm trong đó, rồi tôi rút dây treo thầy lên xà nhà, hễ có ai hỏi, tôi bảo là cái chuông”. Thầy lý, chui tạm xuống gầm giường, giả làm chó

“Hay thầy chui tạm xuống gậm giường, giả làm chó vậy. Nhỡ có ai nghi ngờ gì thì thầy cứ gâu gâu lên đôi ba tiếng là không việc gì!”. Đến lượt

thầy đồ cũng không ngoại lệ “Thầy đồ sợ quá, run như cầy sấy. Người đàn

bà vội ấn thầy đồ ào hòm khóa chuông”.

Thói hư, tật xấu của ba tên ham gái đã bị trừng trị một cách thích đáng, đó coi như bài học đề đời cho những kẻ có ý định mượn danh là những nhà sư, ông thầy, hay quyền hạn để ức hiếp dân lành. Chính họ bị xỏ mũi một cách không hay biết. Những hành động trong trường nghĩa biểu vật chỉ hoạt động của con người như: nằm, treo, chui, gâu gâu, run, ấn,

77

sủa, cắn, trói, đánh, đâm,…, hay những biểu vật trong trường nghĩa chỉ đồ vật: cái chuông, cái hòm, cái giường, sợi dây, xà nhà, con dao,..cùng với những biểu vật chỉ tính chất, đạo đức của con người, như: cuống lên, sợ quá, run như cầy sấy, rối rít, lủng lẳng, lùng nhùng, lung tung,… đã giúp tô điểm cho những tính cách của nhân vật được bộc lỗ rõ, cụ thể trong câu chuyện này, những con người như nhà sư, thầy đồ, thầy lý, chỉ được coi như những con vật (chó, mèo, chuột): con chó biết sủa “gâu gâu’, cái chuông biết kêu “Boong! Boong!”,

Nói khoác là một tật xấu của con người nhưng dưới góc độ của truyện cười, nó được nhìn nhận một cách rất khôi hài. Tác giả mượn sự khôi hài đó để chế giễu những thói hư tật xấu của anh chồng (trong truyện

Con rắng vuông), những người bạn trong truyện: Qủa bí, cái xanh, Nói khoác gặp nhau, Mắt tinh tai tinh,... Mục đích của những câu chuyện này là phê phán tật xấu của con người, nói quá hay nói cách khác phóng đại quá mức câu chuyện đơn giản thành to tát. Chính cái phóng đại đấy tạo ra tiếng cười mỉa mai thói hư tật xấu này của con người. Và ở mỗi một câu chuyện tả giả đều đưa vào những biểu vật để tăng sức gợi, cũng như làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn.

Trong câu chuyện “Con rắn vuông”, anh chồng thao thao bất tuyệt

kể câu chuyện của mình cho vợ nghe, người vợ tỏ ra không hề hay biết. Vì thực ra chị ta cũng thừa hiểu chồng mình là một tay chuyên nói khoác, thế nên chị ta cứ mặc cho anh ta kể. Đến cuối câu chuyện, chị ta bò lăn ra cười vì tài nói khoác của anh chồng nhà mình. Trong câu chuyện này, chúng ta thấy biểu vật chỉ động vật “con rắn” là trung tâm của câu chuyện. Dưới cái tài “thêu dệt” của anh chồng thì biểu vật này hiện lên với đầy sức gợi và tạo sự tò mò cho người đọc. Bình thường có bao giờ người ta thấy con rắn nào hình vuông, nhưng qua cách kể giàu trí tưởng tượng của anh ta thì con rắn đã “thiên biến vạn hóa” và trở thành con rắn vuông. Nếu như chỉ để là biểu vật “con rắn” thì sẽ không tạo ra tiếng cười giòn giã nhưng bằng việc thêm

78

từ “vuông” vào biểu vật này, thì ngay lập tức tiếng cười được tạo ra. Đó chính là điếm đặc trưng của truyện cười dân gian mà chúng ta thường thấy có sự kết hợp của các biểu vật thuần túy với một từ khác để tạo các khác lạ, thậm chí kỳ dị thì ngay lập tức tạo ra hiệu ứng là những tràng cười giòn giã. Một điều không thể phủ nhận, vai trò của các trường nghĩa biểu vật trong việc khắc họa nhân vật, đồng thời cũng góp phần tạo nên tiếng cười mang giá trị tố cáo bọn quan lại và tầng lớp thống trị. Ngoài tần số xuất hiện cao của trường nghĩa biểu vật chỉ con người, biểu vật chỉ đồ vật, thì những nghĩa biểu vật nằm trong trường nghĩa chỉ động vật, thực vật hay trường nghĩa chỉ hiện tượng tự nhiên cũng có tấn số xuất hiện cao hơn hẳn so với ở chủ đề khác.

Bản chất của quan lại và tầng lớp trên thường gắn với sự tham lam vô độ, ăn đút lót và bóc lột dân lành,… chúng xuất hiện trong những câu

chuyện: Tại ông không hỏi, Sang cả mình con, Ông huyện thanh liêm, Quan

lớn mua vàng, Giả ơn con lợn, Hai kiểu áo,... Để phán ảnh một cách chân thực chủ đề này, sự góp mặt của các trường nghĩa biểu vật chỉ con người ( trường biểu vật chỉ tầng lớp, giai cấp, trường nghĩa biểu vật chỉ đặc điểm ngoại hình, trường biểu vật chỉ hoạt động, trường biểu vật chỉ tính chất, đạo đức,…) đóng một vai trò quan trọng. Vì thế mà tần số xuất hiện của các trường nghĩa biểu vật chỉ con người chiếm số lượng cao hơn cả.

Trong hai câu chuyện sau, chúng ta thấy được bản chất tham lam vộ độ của những tên quan, người đáng lẽ ra là quan phụ mẫu của dân nhưng lại ra sức tham ô, vơ vét,thậm chí là cướp trắng trợn của con dân. Tác giả đã sử dụng các biểu vật chỉ động vật như: con chuột (Tý), con trâu (Sửu) kết hợp với các biểu vật chỉ tính chất đạo đức của con người để làm nổi bật cái bản châm vơ vét bóc lột của quan lại

Truyện “Ông huyện thanh liêm”, có nội dung hoàn toàn khác với

cái tiêu đề của nó. Chính cái sự “thanh liêm” của quan huyện cũng đã “lây” sang cả bà vợ. Chính bà là người “bày cách” để hối lộ quan, tức

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế giữa việt nam và các quốc gia thuộc khu vực nam mỹ giai đoạn 1991 2011 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)