6. Bố cục của luận văn
1.3.1. Lí thuyết về trường nghĩa
Từ vựng của một ngôn ngữ không phải là một tập hợp ngẫu nhiên các từ và các đơn vị tương đương với từ mà là cả một hệ thống với những mối quan hệ nhất định. Một trong những mối quan hệ mà các nhà khoa học thường tập trung làm rõ là mối quan hệ về nghĩa giữa các đơn vị từ vựng.
23
Các từ ngữ đồng nhất về nghĩa được tập trung thành các nhóm được gọi là trường nghĩa hay là trường từ vựng hoặc trường từ vựng – ngữ nghĩa.
Lí thuyết trường nghĩa xuất phát từ tiền đề của trường phái Humboldt mới và phần nào từ những tư tưởng của F.de Saussure về tính hệ thống của ngôn ngữ và những phương pháp cấu trúc trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ. Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm trường nghĩa, nhưng có thể quy vào hai khuynh hướng chủ yếu.
Khuynh hướng thứ nhất quan niệm trường nghĩa là toàn bộ những khái niệm mà các từ trong ngôn ngữ biểu hiện. Đại diện cho khuynh hướng này là L. Weisgerber và J. Trier. Hai ông chịu nhiều ảnh hưởng của học thuyết về “hình thái bên trong của ngôn ngữ” của Humboldt mới trong ngữ nghĩa học. Đây là trường phái chủ trương sự phân chia từ vựng của ngôn ngữ bị quy định trước “bởi hình thái bên trong của ngôn ngữ”. Cơ sở ngôn ngữ học của Weisgerber là khái niệm thế giới trung gian của ngôn ngữ. Ông là một tác giả quan tâm nhiều đến mối quan hệ trường nghĩa giữa các
đơn vị từ vựng. Theo L. Weisgerber cần phải tính đến các “góc nhìn” khác
nhau mà tác động giữa chúng sẽ cho kết quả là sự ngôn ngữ hóa một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống. Ông thay thế sự phân tích các từ bằng sự phân
tích các khái niệm trong “tinh thần” của một ngôn ngữ nào đó. Ông thừa
nhận sự thống nhất giữa mặt bên ngoài (ngữ âm) và mặt bên trong (khái niệm) của ngôn ngữ nhưng ông lại coi sự thống nhất đó có tính chất song song hoàn toàn và đơn giản. Do đó, ông phủ nhận hiện tượng đa nghĩa và đồng nghĩa của các đơn vị từ vựng. Nhiều từ (các tên riêng) là ở ngoài ngôn ngữ. L. Weisgerber không giải thích sự khác nhau của những mô hình cấu tạo từ mà coi đó là kết quả của sự khác nhau trong tư duy các dân tộc.
Lí thuyết trường của J. Trier phù hợp với luận điểm của Weisgerber về sự tồn tại trong ngôn ngữ những phạm vi khái niệm được tổ chức một cách có hệ thống. Theo J. Trier, trường khái niệm là một hệ thống rộng gồm những khái niệm có quan hệ với nhau, được tổ chức lại xung quanh một khái niệm trung tâm. Mỗi trường khái niệm được các từ phủ lên trên, mỗi từ tương ứng với một khái niệm. J.Trier cho rằng "Trong ngôn ngữ,
24
mỗi từ tồn tại trong một trường, giá trị của nó là do quan hệ với các từ khác trong trường quyết định, rằng “trường” là những hiện thực ngôn ngữ nằm giữa từ (riêng lẻ) với toàn bộ từ vựng, trường quan hệ với toàn bộ từ vựng cũng như từ quan hệ với trường của mình” […]. Mặc dù còn có những điểm cần tranh luận như vấn đề phân biệt giữa ý nghĩa của từ với khái niệm nhưng những đề xuất của J. Trier thực sự là nền móng quan trọng cho những nghiên cứu về trường từ vựng – ngữ nghĩa sau này.
Khuynh hướng thứ hai cố gắng xây dựng lí thuyết trường nghĩa trên cơ sở các tiêu chí ngôn ngữ học. Trường nghĩa không phải là phạm vi các khái niệm nào đó nữa mà là phạm vi tất cả các từ có quan hệ với nhau về nghĩa. Những trường nghĩa được xây dựng trên cơ sở ngôn ngữ học cũng
rất phong phú và đa dạng. Trong cuốn “Giáo trình ngôn ngữ học”, Nguyễn
Thiện Giáp đã trình bày rất cụ thể về khuynh hướng này như sau:
Ipsen đã căn cứ vào hình thái và chức năng của các từ để xây dựng trường nghĩa. Theo ông, trường nghĩa bao gồm các từ có quan hệ họ hàng với nhau về tiêu chí hình thái và ý nghĩa.
M. Konradt – Hicking lại xây dựng trường nghĩa căn cứ vào các từ ghép. Mỗi kiểu trường nghĩa, trong đó từ rời với tư cách thành tố của từ ghép đóng vai trò là thành viên của trường. Theo ông, trong phạm vi một trường từ vựng duy nhất, tức là trong các từ ghép, chỉ có thể tập hợp các từ thuộc cùng một phạm vi biểu tượng.
Một kiểu trường nghĩa khác gọi là “trường từ vựng – cú pháp” do Muller và Porzig xây dựng trường nghĩa căn cứ vào các ý nghĩa ngữ pháp của các quan hệ. Các ông cho rằng ý nghĩa của từ lệ thuộc vào những quan hệ đơn giản gồm động từ hành động và danh từ chủ thể hành động hay danh từ bổ ngữ, tính từ và danh từ,…
Tuy nhiên kiểu trường nghĩa được xem là phổ biến nhất được gọi là “nhóm từ vựng – ngữ nghĩa”. Theo quan điểm của Weisgerber, sự phân chia ngữ nghĩa của một hệ thống ngôn ngữ được xác định không phải bởi những mối quan hệ có thực trong thực tế khách quan, mà được xác định bởi những nguyên tắc nằm trong bản thân ngôn ngữ, trong kết cấu ngữ nghĩa
25
của nó. Vì vậy, Weisgerber thích dùng thuật ngữ “trường từ vựng”, “trường ngôn ngữ” hơn.
Trên đây là những quan điểm nền tảng về trường nghĩa trong ngôn ngữ học. Chúng ta thấy rằng, lí thuyết trường nghĩa là một trong những lí thuyết ngữ nghĩa đã và đang được vận dụng một cách rộng rãi để nghiên cứu từ vựng của rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới.