Công tác quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay du học tại Ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 85)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY DU HỌC TẠI NGÂN HÀNG TMCP – CHI NHÁNH HUẾ

3.2.1.3Công tác quản trị rủi ro

Thẩm định là một trong những khâu quan trọng của quy trình tín dụng vì chất lượng thẩm định ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng khoản vay sau này. Khi chất lượng thẩm định không tốt, rất dễ phát sinh rủi ro tín dụng về sau. Công tác thẩm định cần phải được tiến hành một cách thận trọng và đầy đủ. Tuy nhiên, không vì thế mà kéo dài thời gian thẩm định, gây khó khăn cho khách hàng. Hiện nay Chi nhánh mới chỉ có một chuyên viên thẩm định bất động sản, do đó trong trường hợp khách hàng đông sẽ làm chậm tiến độ hoàn thiện hợp đồng, làm mất thời gian của khách hàng vay nói chung và khách hàng vay du học nói riêng. Mặt khác, vì chỉ có một người cho nên người này cũng không thể thường xuyên tham gia các khóa học nâng cao nghiệp vụ được, do đó có ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng thẩm định. Hơn nữa, toàn bộ công việc tập trung cho một người thì hiệu quả chất lượng công việc khó đạt được như mong đợi. Đồng thời cần phải có cán bộ chuyên phụ trách việc thẩm định lại quá trình

thẩm định của cán bộ tín dụng. Như vậy sẽ đảm bảo tính tin cậy của các thông tin thu thập được. Hiện nay thì trưởng bộ phận thường đảm nhiệm luôn công việc này, dễ dẫn đến các sai sót dây chuyền.

- Mặc dù trong ba năm qua Chi nhánh không có rủi ro tín dụng ở lĩnh vực cho vay du học nhưng Chi nhánh cũng cần phải có các biện pháp để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra. Hiện tại Chi nhánh đã xây dựng được “Hệ thống chấm điểm tín dụng khách hàng cá nhân”, tuy nhiên hệ thống chỉ mới tập trung chấm diểm đối với một số khách hàng lớn, quan hệ tín dụng thường xuyên với Chi nhánh, trong khi đó khách hàng vay du học thường quan hệ tín dụng không thường xuyên nên chưa được xem xét áp dụng. Do đó, nâng cao chất lượng cho vay du học của Chi nhánh thì ngoài các thông tin thu thập bằng cách hỏi trực tiếp khách hàng cán bộ tín dụng cần phải vận dụng các mối quan hệ, sự đánh giá chủ quan của bản thân trong việc đánh giá một khách hàng. Tuy số tiền giải ngân từ việc cho vay du học hoặc là mở tiết kiệm tại ACB hoặc gửi trực tiếp vào tài khoản của du học sinh tại nước ngoài nhưng Chi nhánh cũng cần theo dõi, đề phòng các khách hàng xấu sử dụng vốn sai mục đích. Đặc biệt là các khách hàng mượn STK đã cầm cố để xin Visa, phải theo dõi chặt chẽ để tránh gian lận, rủi ro. Đồng thời với đó là theo dõi tình trạng tài sản đảm bảo, tình trạng nguồn thu nhập trả nợ để có các biện pháp kịp thời khi có các bất lợi xảy ra. Ngoài ra Chi nhánh cần phải xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Đây là một nguyên lý quan trọng trong việc quản lý rủi ro tín dụng vì nó là một cách để Chi nhánh thu thập được những thông tin chính xác về khách hàng. Thông qua mối quan hệ lâu dài, Chi nhánh sẽ biết được tình hình thực sự của khách hàng, thiện chí trả nợ, các rủi ro sẽ gặp phải khi cho khách hàng này vay. Mặc dù như đã nói ở trên, Chi nhánh chưa xuất hiện nợ xấu nhưng cũng cần có sự chuẩn bị để xử lí, không được chủ quan.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay du học tại Ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 85)