Chính sách cho vay du học của Chi nhánh *Các hình thức cho vay

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay du học tại Ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 31)

*Các hình thức cho vay

ACB Huế hiện cho vay du học dưới 3 hình thức: 1. Cho vay ký quỹ du học:

Là việc ACB tài trợ vốn để khách hàng mở thẻ tiết kiệm, tài khoản nhằm mục đích chứng minh tài chính với các cơ quan xét cấp Visa.

2. Cấp hạn mức tín dụng du học:

- Là hình thức vay vốn dưới dạng ngân hàng đồng ý cấp hạn mức tín dụng để giúp cho du học sinh có thể trang trải học phí và sinh hoạt phí trong suốt thời gian học tập tại nước ngoài.

- Tiền giải ngân từ hạn mức tín dụng du học là tiền ACB cho vay, khách hàng phải trả lãi vay trên số tiền ACB đã giải ngân. Toàn bộ số tiền vay giải ngân sẽ được chuyển vào tài khoản của trường tại nước ngoài.

3. Cho vay thanh toán chi phí du học:

* Điều kiện cho vay

Thân nhân của du học sinh phải thỏa mãn các điều kiện sau: - Có đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự.

- Có mục đích sử dụng vốn vay để thanh toán chi phí du học cho du học sinh. - Có thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ vay cho ACB.

- Có tài sản thế chấp hoặc cấm cố đảm bảo cho khoản vay hoặc được bên thứ ba có quan hệ thân nhân với người vay có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.

1. Loại tiền cho vay: VND hoặc USD. Việc cho vay bằng USD thực hiện theo quy định của Tổng Giám Đốc trong từng thời kỳ.

2. Loại tiền thu nợ: khoản vay được giải ngân bằng loại tiền nào thì trả nợ (vốn gốc và lãi) bằng loại tiền đó.

* Phương thức cho vay

Cho vay theo hai hình thức: Cho vay từng lần hoặc cấp hạn mức tín dụng. Cả hai hình thức này được thực hiện theo quy chế cho vay hiện hành của ACB.

* Thời gian cho vay

- Trường hợp cho vay theo hình thức cấp hạn mức tín dụng : thời gian giải ngân từ hợp đồng hạn mức tín dụng tối đa 60 tháng và không quá thời gian đi học còn lại của du học sinh.

- Thời gian trả nợ khế ước nhận nợ tối đa 10 năm.

* Phí - lãi suất cho vay

1. Phí:

a. Các loại phí: Phí cấp hạn mức tín dụng; Phí duy trì hạn mức tín dụng. b. Mức phí: Áp dụng theo qui định của ACB tại từng thời điểm.

c. Thời điểm thu phí:

- Đối với phí cấp hạn mức tín dụng : được thu ngay khi ký hợp đồng tín dụng hạn mức.

- Đối với phí duy trì hạn mức tín dụng: được thu sau khi hết thời hạn 1 quý mà khách hàng chưa tiến hành giải ngân từ hạn mức được cấp hoặc sau khi khách hàng đã thanh lý tất cả các khế ước nhận nợ nhưng muốn duy trì hạn mức tín dụng.

2. Lãi suất:

Theo qui định của ACB trong từng thời kỳ và lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn.

- Mức cho vay tối đa: Không vượt quá 100% chi phí du học của du học sinh và dưới 100% trị giá tài sản đảm bảo.

* Tài sản đảm bảo

Là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của người vay và / hoặc của người bảo lãnh.

* Quy trình cho vay

Các bước thực hiện:

Bước 1: Hướng dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ

- Hướng dẫn thủ tục vay: Loan CSR tiếp xúc khách hàng có nhu cầu vay vốn, xác định nhu cầu vay vốn của khách hàng và hướng dẫn khách hàng.

- Tiếp nhận hồ sơ vay: Khi khách hàng đến ACB để nộp hồ sơ vay Loan CSR kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ vay và tiến hành ký nhận trên biên nhận hồ sơ vay vốn gửi khách hàng.

Bước 2: Xác định nhu cầu khách hàng: Loan CSR xác định nhu cầu của khách hàng.

Bước 3: Thẩm định : - Thẩm định TSĐB

- Thẩm định khách hàng:

Bước 4: Lập tờ trình và trình phê duyệt.

Bước 5: Thông báo kết quả phê duyệt: A/O thông báo kết quả phê duyệt hồ sơ cho khách hàng.

Bước 6: Công chứng và đăng ký tài sản đảm bảo theo quy định - Lập hồ sơ tín dụng

- Lập hồ sơ công chứng thế chấp và đăng ký giao dịch đảm bảo

- Thu phí phát hành hợp đồng hạn mức tín dụng và giao hồ sơ cho khách hàng Bước 7: Giải ngân hồ sơ vay

Bước 8: Theo dõi và thu hồi nợ vay: Loan CSR phụ trách việc theo dõi và thu hồi nợ vay thực hiện theo quy định của ACB.

Bước 9: Thanh lý hồ sơ vay

2.2.1.2 Kết quả cho vay du học của Chi nhánh * Doanh số cho vay:

Doanh số cho vay du học tăng lên nhanh vào năm 2008, tăng với tốc độ kỷ lục đến 541.71%, tương ứng với tăng thêm 177.051 triệu đồng so với năm 2007. Tuy nhiên vào năm 2009, doanh số cho vay du học lại có phần giảm sút, chỉ đạt 132.120 triệu đồng, giảm đi 77.615 triệu đồng, giảm 51% so với năm 2008, chỉ còn gần bằng 1 nữa. Năm 2008, kinh tế đất nước cũng như trên thế giới gặp khó khăn, làm cho nhu cầu vay tiền đi du học giảm đi, đồng thời Chi nhánh tiến hành thắt chặt tín dụng nên đã làm giảm doanh số cho vay. Mặt khác, Chi nhánh cũng gặp sự cạnh tranh của các ngân hàng khác cho vay du học ở trên địa bàn mà chủ yếu là sự cạnh tranh về lãi suất.

Trong 3 năm 2007, 2008, 2009 thì năm 2008 là năm mà doanh số cho vay du học đạt cao nhất, đạt 209.735 triệu đồng. Đây cũng là năm mà Chi nhánh đạt doanh số cho vay cao nhất. Doanh số cho vay du học chỉ đạt từ 5 - 9% tổng doanh số cho vay. Đây là một con số khá khiêm tốn, tuy nhiên điều này cũng dễ hiểu vì đây không phải là phân đoạn thị trường chính của Chi nhánh, đồng thời tâm lí du học tốn rất nhiều tiền, hiệu quả mang lại phải có thời gian, do đó phần đông người ta cho con đi du học khi trong nhà đã tích lũy đủ số tiền cần thiết. Tuy vậy, nền kinh tế ngày càng đi lên, nên người ta đầu tư cho con cái học hành tăng lên, tỷ trọng cho vay du học trong tổng doanh số cho vay cũng tăng mặc dù về mặt số tuyệt đối có phần giảm. Năm 2007, doanh số cho vay du học chiếm 4.95% tổng doanh số, năm 2008 tăng lên 7%, năm 2009 lên đến 9%. Như vậy có thể nói cho vay du học đang ngày càng có vị thế trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh.

Bảng 2.5: Doanh số cho vay du học tại Chi nhánh qua 3 năm 2007 - 2009

Tiêu chí 2007 2008 2009

So sánh

2008/2007 2008/2009

+/- % +/- %

Tổng doanh số cho vay 657.278 2.996.209 1.468.000 2.338.931 355.85 -1.528.209 -51.00

Doanh số CVDH 32.684 209.735 132.120 177.051 541.71 -77.615 -37.01

Tỷ lệ DS CVDH/Tổng DSCV (%) 4.97 7.00 9.00

* Dư nợ cho vay:

Dư nợ cho vay du học của Chi nhánh liên tục tăng trong 3 năm 2007, 2008, 2009 mặc dù doanh số cho vay năm 2009 có phần giảm sút. Tuy nhiên dư nợ của Chi nhánh ở lĩnh vực này đều là nợ nhóm 1, là nợ tốt, chưa có dấu hiệu rủi ro. Năm 2008, dư nợ tăng 40.95% tương ứng với tăng thêm 609 triệu đồng. Đây phần lớn là nợ vay vào dịp cuối năm để chuẩn bị cho đợt phỏng vấn đầu năm mới, chưa đến hạn trả. Năm 2009, tăng trưởng dư nợ có phần chậm lại, tăng 8.44% so với năm 2008, tức là tăng 177 triệu đồng. Tuy dư nợ tăng nhưng nhờ cho vay du học ít rủi ro, phần lớn vay để chứng minh năng lực tài chính, thời gian vay ngắn nên tỷ trọng dư nợ trong tổng dư nợ của Chi nhánh chỉ dao động xung quanh 1%. Đây là con số khá nhỏ, điều này không hẳn là tốt vì ngân hàng mà có dư nợ ít thì không được thu được lãi nhiều, thu nhập và lợi nhuận Chi nhánh giảm xuống. Thời hạn của các khoản vay thường là ngắn, làm cho chi phí tăng lên, lợi nhuận giảm đi. Đây là một hạn chế của dịch vụ này.

Bảng 2.6: Dư nợ cho vay du học tại Chi nhánh qua 3 năm 2007 - 2009 Tiêu chí 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 2008/2009 GT % GT % Tổng dư nợ 138.410 153.240 236.900 14.830 10.71% 83.660 54.59% Dư nợ CVDH 1.487 2.096 2.273 609 40.95% 177 8.44% 1. Nợ nhóm 1 1.487 2.096 2.273 609 40.95% 177 8.44%

Tỷ lệ dư nợ CVDH/Tổng dư nợ 1.07% 1.37% 0.96%

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay du học tại Ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w