Về thủ tục phân tích trong phân tích Nợ phải thu khách hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán thăng long thực hiện (Trang 89)

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520, quy trình phân tích “là việc phân tích các số liệu thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến”. Kỹ thuật phân tích được sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán có hiệu lực gồm ba loại: kiểm tra tính hợp lý, phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất.

Trong quá trình kiểm toán Nợ phải thu khách hàng, Công ty đã thực hiện thủ tục phân tích ở tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán. Điều này là hoàn toàn phù hợp với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Tuy nhiên, các thủ tục phân tích mà Công ty áp dụng mới chỉ dừng lại ở phân tích tỷ suất và phân tích xu hướng. Việc áp dụng nhiều thủ tục phân tích khác nhau sẽ đem lại những kết quả đánh giá tin cậy hơn và tổng quát hơn.

Công ty có thể thực hiện thêm việc kiểm tra tính hợp lý, công việc này thường bao gồm những so sánh cơ bản như:

• So sánh số Nợ phải thu thực tế và số kế hoạch, dự toán,...Từ đó, đánh giá và điều tra các chênh lệch lớn giữa thực tế và kế hoạch để tìm ra nguyên nhân.

• So sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị và số liệu bình quân của ngành.

• So sánh các thông tin tài chính và phi tài chính như mối quan hệ giữa doanh thu và sản lượng bán ra, giữa doanh thu và số lượng khách hàng.

• So sánh số liệu của khách hàng với số liệu ước tính của kiểm toán viên. Đối với phân tích tỷ suất, Công ty có thể thực hiện phân tích thêm một số tỷ

• Phân tích cơ cấu nợ phải thu ngắn hạn trong tổng số nợ phải thu của doanh nghiệp để xem xét các khoản thu hồi trong thời gian gần của khách hàng, điều này cũng ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của khách hàng.

• Phân tích ảnh hưởng của các khoản phải thu khách hàng đối với khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

3.2.2.2 Về phía các cơ quan chức năng

Hoàn thiện quy trình kiểm toán Nợ phải thu khách hàng nói riêng và hoàn thiện kiểm toán nói chung luôn đòi hỏi có sự tham gia rất lớn từ phía các cơ quan chức năng. Hiện nay, hệ thống chuẩn mực kiểm toán và kế toán của Việt Nam đã được ban hành khá đầy đủ. Tuy nhiên với một khối lượng kiến thức lớn vừa mới được ban hành, kiểm toán viên khó có thể nắm bắt được hết. Nhà nước nên ban hành những thông tư hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện các chuẩn mực. Bên cạnh đó, các hiệp hội nghề nghiệp như Hội Kế toán Kiểm toán Việt Nam (VAA), Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) cũng cần tăng cường các hoạt động trao đổi bồi dưỡng những kiến thức chuẩn mực mới cho các kiểm toán viên trong nước. Khi có điều kiện và thấy cần thiết, cần cập nhật những chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế với những thay đổi quan trọng nhằm giúp lĩnh vực kiểm toán ở Việt Nam luôn bắt kịp với thế giới trên con đường hội nhập.

Ngoài ra một hành lang pháp lý đầy đủ và chặt chẽ cũng tạo nên khung luật lệ cần thiết cho hoạt động kiểm toán như luật, pháp lệnh về kiểm toán trong đó có quy định nguyên tắc tổ chức, đối tượng, nội dung kiểm toán,…nâng cao hơn nữa tính pháp lý của báo cáo kiểm toán.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế của nước ta đang ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự lớn mạnh cảu nghành kiểm toán nước nhà. Tuy nhiên, tính chất cạnh tranh giữa các công ty trong cùng một nghành nghề kinh doanh cũng khốc liệt hơn. Để đứng vững thì phải có chiến lược, những kế hoạch phát triển đúng đắn, phù hợp với xu thế thời đại, cần có nhữn con người có năng lực, có những giả pháp hợp lý nhằm đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp, chuyên nghiệp hóa công tác kiểm toán. Hoàn thiện chu trình nợ phải thu của khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính kà một trong những giải pháp cực kì hữu hiệu vì kiểm toán nợ phải thu thường phức tạp và thường là phần mất thời gian nhất trong cuộc kiểm toán bởi tình chất phức tạp, đa dạng và trọng yếu của nợ phải thu khách hàng. Sự chính xác và đầy đủ của các bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán chu trình bán hàng tồn kho sẽ quyết định quan trọng đến sự thành công của cuộc kiểm toán.

Em xin chân thành cảm ơn khoa kế toán – Trường Học Viện Tài Chính và đặc biệt là GV. Đỗ Thị Thoa đã tạo điều kiện cho em có cơ hội được nghiên cứu, học hỏi những kinh nghiệp bổ ích từ thực tế, giúp em định hướng, phát triển chuyên đề và củng cố thêm kiến thức đã được học ở Giảng Đường Đại Học.

Trong thời gian khảo sát thực tế tại công ty TNHH kiểm toán TNHH kiểm toán Thăng Long và được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ công nhân viên trong công ty em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp: ‘‘Hoàn thiện kiểm toán chu trình nợ phải thu của khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán TNHH kiểm toán Thăng Long. Em mong chuyên đề này sẽ giúp công ty hoàn thiện hơn nữa công tác kiêm toán của mình, tạo điều kiện cho công ty ngày càng khẳng định được danh tiếng và vị thế trong và ngoài nước

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Auditinh – kiểm toán ‘‘. Alvin A.Arens, James K. Loebbecke. Nhà xuất bản thống kê 1995

Biên dịch :Đặng Kim Cương, Phạm Văn Được

2. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Nhà xuất bản tài chính

3. Kiểm toán. PTS Vương Đình Huệ, PTS Đoàn Xuân Tiên.

4. Lý thuyết kiểm toán. Gs. Ts Nguyễn Quang Quynh.

5. Tạp chí kế toán kiểm toán.

6. Kiểm toán tài chính. Gs.Ts Nguyễn Quang Quynh.

7. Một số luận văn và chuyên đề thực tập tham khảo về chu trình nợ phải thu của khách hàng

8. Các tài liệu làm việc của kiểm toán viên công ty TNHH kiểm toán Thăng Long

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán thăng long thực hiện (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w