Siêu hình học của Tôma Aquinô

Một phần của tài liệu toàn văn Tư tưởng triết học của Tôma Aquinô (Trang 76)

Quan niệm siêu hình học về tồn tại luôn là vấn đề trọng tâm và nan giải của triết học. Bởi lẽ, siêu hình học “có liên quan mật thiết đến sự lý giải của triết học, về động thái của đối tượng triết học và về sứ mệnh của triết học trong văn hoá” [72, 49].

Xuất phát từ cách giải quyết mối quan hệ giữa lý trí và đức tin, khoa học, triết học với thần học (mà ông gọi là môn học Thánh), Tôma Aquinô đã khu biệt được đối tượng và mục đích của triết học, siêu hình học và thần học. Có thể thấy rằng, là người chịu ảnh hưởng rất lớn triết học của Aritxtốt, sử dụng nó để phục vụ cho mục đích thần học, Tôma Aquinô đã đưa ra một sự lý giải, một quan niệm độc đáo về siêu hình học. Theo ông, siêu hình học được xem là hình thức tối cao của nhận thức về tồn tại, về sự phục tùng tri thức siêu lý trí được đem đến trong mạc khải. Siêu hình học là môn học cao siêu nhất vì đối tượng của nó là tồn tại và toàn bộ siêu hình học của Tôma Aquinô tập trung lý giải mọi hiện hữu trong quan hệ với Kitô với tính cách là Đấng sáng thế.

74

Trong tác phẩm Tổng luận thần học, Tôma Aquinô đã dành toàn bộ quyển I phần I với 15 tiết và hàng trăm vấn đề hỏi, đáp xung quanh khái niệm triết học, siêu hình học và thần học. Trong quan niệm của ông, siêu hình học có khi là bộ phận cao nhất, tinh túy nhất của triết học dùng để chứng minh cho những tín điều Kitô. Ông viết: “Triết học hạ tầng không minh chứng các nguyên lý của mình, cũng không thảo luận với những người phủ nhận chúng nó, nhưng giao việc cãi cọ này cho môn Triết học cao hơn, còn môn Triết học cao nhất là môn Siêu hình học, chỉ có thể thảo luận với những người phủ định các nguyên lý của mình, nếu người phản đối nhượng bộ một phần” [3, 26]; cũng có khi siêu hình học lại được đồng nhất với môn học Thánh - cùng nghiên cứu tồn tại cao siêu.

Với Tôma Aquinô, tồn tại có thể được hiểu theo các nghĩa như sau: nó là nguyên nhân thứ nhất, nó là những gì hoàn toàn thoát ly mọi khả giác, hữu hình và sau cùng nó là Chúa. Từ đó, “Tôma Aquinô đã chứng minh cho sự đồng nhất giữa “triết học thứ nhất”, siêu hình học và thần học khi cho rằng, triết học thứ nhất là sự nhận thức nguyên nhân tối cao (Chúa, Đấng sáng thế với tư cách là nguyên nhân thứ nhất của vạn vật) còn siêu hình học thì khảo cứu cái thực tồn và những gì có liên quan tới nó” [Xem 73, 49-53]. Điều này có nghĩa là, khi nhấn mạnh tồn tại với tư cách là nguyên nhân thứ nhất thì được gọi là triết học thứ nhất; khi nhấn mạnh đến tồn tại với những đặc tính của nó thì được gọi là siêu hình học vì đối tượng của nó vượt lên trên những gì hữu hình; sau cùng khi nhấn mạnh đến tồn tại xét như tồn

tại tuyệt đối thì được gọi là thần học. Trong bộ Tổng luận thần học, Tôma Aquinô

đã khẳng định cả triết học, siêu hình học đều hướng đến mục đích cứu rỗi nhân loại, mang lại hạnh phúc cho nhân loại. Do đặc điểm và tính chất của mình, mỗi một môn khoa học đều giúp loài người ở từng nấc thang của sự hiểu biết.

Với nghĩa như thế, toàn bộ siêu hình học của Tôma Aquinô tập trung lý giải mọi hiện hữu trong tương quan hướng tới Chúa trời - với tư cách là Đấng sáng tạo thế giới. Xác định được điều đó, chúng ta mới hoàn toàn có thể triển khai những hiểu biết của mình về những vấn đề cơ bản trong siêu hình học của Tôma Aquinô.

75

Một phần của tài liệu toàn văn Tư tưởng triết học của Tôma Aquinô (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)