Quan niệm về đối tượng và quá trình nhận thức

Một phần của tài liệu toàn văn Tư tưởng triết học của Tôma Aquinô (Trang 93)

Trước khi trình bày quan điểm nhận thức luận của Tôma Aquinô, cần giải thích rõ một vấn đề quan trọng là ông đứng trên lập trường nào: “chủ nghĩa duy nghiệm” hay chủ nghĩa duy lý? Vấn đề là ở chỗ, một mặt, Tôma Aquinô rất thường xuyên đánh giá cao vai trò của kinh nghiệm và của nhận thức cảm tính trong các tác phẩm của mình, mặt khác, ông đưa vào các khái niệm này một nội dung hoàn toàn khác so với nội dung đã có ở Aritxtốt và ông nghiêng về chủ nghĩa duy lý hơn.

Mặc dù Tôma Aquinô liên tục sử dụng các thuật ngữ như các nhà triết học theo chủ nghĩa duy nghiệm, song nội dung của chúng đã hoàn toàn đối lập. Việc Tôma Aquinô khẳng định rằng, mọi tri thức “tự nhiên” đều bắt nguồn từ cảm giác, có cảm tưởng có nghĩa đối tượng của nhận thức là các vật được lĩnh hội thông qua các giác quan (sensibilia), tức là các vật thể vật chất. Song, ở đây lại xuất hiện vấn đề cần làm sáng tỏ.

Chúng ta cần xem xét một số khái niệm được Tôma Aquinô sử dụng, trước hết là “khách thể vật chất” và “khách thể hình thức”. Khách thể vật chất đơn giản là tồn tại cụ thể, là bất kỳ sự vật cảm tính nào không phụ thuộc vào ý thức và quan sát thấy hay lĩnh hội được nhờ cảm giác (thí dụ như hoa hồng). Khách thể hình thức là một thành tố, một phương diện nào đó của sự vật được nhận thức (thí dụ như màu của hoa hồng). Như vậy, “khách thể vật chất” là khái niệm rộng hơn khái niệm “khách thể hình thức”. Trong quá trình nhận thức, trí tuệ con người xét về một

91

phương diện nào đó là đồng nhất với khách thể, nói chính xác hơn, với hình thức tinh thần, chứ không phải với hình thức vật chất. Do vậy, theo Tôma Aquinô, bản chất của nhận thức là ở chỗ, cái nhận thức trở thành cái được nhận thức (cognoscens fit cognitum). Điều này xảy ra vì trí tuệ không mang tính vật chất và không thể chịu sự tác động của những vật thể cảm tính. Nhận thức lý trí luôn là nhận thức về cái chung, do vậy những vật thể riêng biệt, đơn nhất không thể trở thành khách thể của nó (Intellectus est universalium et non siggularium).

Luận điểm này cho thấy rõ quan niệm của Tôma Aquinô về khách thể của nhận thức. Nếu vật chất là cái riêng trong những sự vật đơn nhất, thì cái phi vật chất phải là cái chung. Kết luận này được suy ra từ chỗ, với tính cách là cơ quan nhận thức của linh hồn, trí tuệ không thể chịu sự tác động của các đối tượng vật chất. Trong quá trình nhận thức, như đã nói, chủ thể xét theo một nghĩa nào đó là đồng nhất với khách thể, nhưng không phải dưới hình thức vật chất mà dưới hình thức tinh thần, lý tưởng. Nói cách khác, muốn đồng nhất với khách thể được nhận thức về một phương diện nào đó, trí tuệ cần phải triệt để loại bỏ cái vật chất, cái riêng và quan tâm đến cái phi vật chất, cái chung. Từ đó, Tôma Aquinô kết luận rằng, khách thể của nhận thức không phải là hiện thực vật chất nhưng là hiện thực phi vật chất được bao chứa trong các sự vật đơn nhất. Theo ông, nhận thức căn cứ trên năng lực lĩnh hội các hình thức tinh thần từ những sự vật đơn nhất và là năng lực tiếp cận với tồn tại phi vật chất của Chúa. Do vậy, hiện thực phi vật chất (mutatis mutandis) là dấu ấn của Chúa ở những sự vật tự nhiên, “mở ra” sự lệ thuộc của chúng vào Chúa. Ông khẳng định: Dẫu sự thật của trí năng chúng ta được cấu tạo bởi sự vật, nhưng không cần thiết yếu tính của sự thật phải ở trong sự vật… Cũng thế, sự hiện hữu của sự vật không phải sự thật của nó mà là nguyên nhân của sự thật trong trí năng. Do đó, Triết gia nói một ý kiến hoặc một sự phát biểu thật do sự kiện một sự vật hiện hữu, chứ không do sự kiện một sự vật thật [4, 18-19].

Do vậy, khái niệm “kinh nghiệm” ở Tôma Aquinô có tính chất duy tâm khách quan. Luận điểm cho rằng, mọi tri thức “tự nhiên” đều bắt nguồn từ kinh nghiệm, vẫn chưa làm sáng tỏ được điều gì. Vấn đề cốt lõi ở đây là câu trả lời cho câu hỏi

92

sau đây: đối tượng của nhận thức là gì: vật chất hay tinh thần? Thừa nhận khả năng thứ nhất (là vật chất) có nghĩa là nhất quán giữ lập trường của chủ nghĩa duy nghiệm duy vật, còn thừa nhận khả năng thứ hai có nghĩa là giữ lập trường của chủ nghĩa duy nghiệm duy tâm khách quan.

“Chủ nghĩa duy nghiệm” và chủ nghĩa duy thực của Tôma Aquinô là sự chỉnh lý nhận thức luận của Aritxtốt theo tinh thần của triết học Kitô giáo. Vốn là thử nghiệm dung hòa giữa chủ nghĩa duy tâm với chủ nghĩa duy vật, triết học Aritxtốt chỉ coi những sự vật đơn nhất là thực tại, thực ra những sự vật này cũng bị quy định bởi nguyên nhân đầu tiên (hình thức tối hậu, tối cao), nhưng là nguyên nhân vĩnh hằng giống như bản thân vật chất. Với tính cách là nhà khoa học tự nhiên, Aritxtốt xuất phát từ chỗ cho rằng, nguồn gốc của tri thức con người là kinh nghiệm cảm tính xuất hiện do sự tác động của những đối tượng vật chất đến các giác quan của con người. Với ông thì nhận thức cảm tính là cơ sở của tri thức khái niệm, trừu tượng, còn đối tượng của tri thức này không phải là hiện thực phi vật chất hay là các dấu ấn của Chúa, mà là các quy luật chung chi phối tồn tại đơn nhất.

Xét về mặt hình thức, Tôma Aquinô đã thừa nhận kinh nghiệm luận của Aritxtốt cho rằng, mọi tri thức đều bắt nguồn từ cảm giác, qua đó chống lại học thuyết triết học truyền thống về ý niệm dưới các biến thể ở Platôn và Augustinô. Song, trong sự luận giải của ông, chủ nghĩa duy nghiệm của Aritxtốt đã đánh mất nội dung duy vật của nó, vì đối tượng của nhận thức không còn là vật chất, mà đơn giản là hiện thực phi vật chất. Nhận thức cái chung ở Aritxtốt có nghĩa là thâm nhập vào miền sâu của vật chất tồn tại vĩnh hằng, là phát hiện ra các quy luật chi phối tồn tại đơn nhất, trong khi Tôma Aquinô lại nói tới việc phát hiện ra nguyên nhân tối hậu (Chúa) ở trong những sự vật đơn nhất. Xét đến cùng, toàn bộ quá trình nhận thức ở Tôma Aquinô đều phục tùng mục đích này.

Tôma Aquinô còn chịu ảnh hưởng thêm nữa nhận thức luận của Aritxtốt khi ông cho rằng, con người có khả năng nhận thức được thế giới. Đối lập với Platôn và Augustinô, ông khẳng định trí khôn của con người biết điều nó biết nhờ đối chiếu với các đối tượng hiện thực cụ thể. Trên cơ sở đó, ông còn phân biệt hai loại “hình

93

dạng cảm tính” và “hình dạng trí tuệ” và mối quan hệ chặt chẽ giữa chúng. Đây là điểm mới trong lý luận về nhận thức của Tôma Aquinô so với Aritxtốt.

Tôma Aquinô bắt đầu phân tích quá trình nhận thức từ việc làm sáng tỏ sự bắt chước, sự phân cấp và chức năng của các cơ quan nhận thức cảm tính. Ông phân chia chúng ra thành cảm giác bên ngoài (senses exteriors) và cảm giác bên trong (senses interiores).

Xúc giác giữ vị trí thấp nhất trong sự phân cấp các cảm giác bên ngoài, vì nó có liên hệ nhiều nhất với vật chất. Tuy nhiên, nó thực hiện chức năng cơ bản, vì không những tính khí của con người mà cả sự hoạt động chuẩn của các cơ quan nhận thức cảm tính và trí tuệ phụ thuộc vào nó. Tiếp đến là vị giác và khứu giác. Đứng cao nhất trong các cảm giác bên ngoài là thính giác và thị giác. Tôma Aquinô gọi chúng là các cảm giác nhận thức tốt nhất (maxim cognoscivi) và hữu ích nhất đối với trí tuệ.

Gắn liền con người với môi trường, các cảm giác bên ngoài chịu sự tác động của các vật thể vật chất để lại ở chúng hình ảnh cảm tính (species sensibiles) của các đối tượng đơn nhất. Theo Tôma Aquinô, hình thức nhận thức cho phép nhận thức đối tượng được nhận thức, do vậy nó là một cái đứng giữa chủ thể nhận thức và khách thể được nhận thức. Ông gọi hình ảnh của các khách thể vật chất ở trong các cảm giác bên ngoài chính là các hình thức nhận thức cảm tính (species sensibiles). Mặc dù các hình ảnh này không phải là một cái gì đó đứng giữa chủ thể và khách thể được nhận thức, song theo Tôma Aquinô, chúng có tính hiện thực, mặc dù cách ý hướng thuần túy (in esse intentionali). Hình thức nhận thức không phải là khách thể của nhận thức (obiectum quod), mà chỉ là khách thể mà nhờ đó thì có thể nhận thức được sự vật đơn nhất như khách thể hình thức (obiectum quo), tức là một phương diện nào đó của khách thể vật chất. Song, trên thực tế, nhận thức của con người định hướng vào chính các hình thức nhận thức này.

Như vậy, theo Tôma Aquinô, các cảm giác bên ngoài bao chứa các hình thức nhận thức cảm tính - dấu ấn của các sự vật đơn nhất. Song ở đây xuất hiện một vấn đề rất quan trọng: những dấu ấn ấy trong cảm giác có biến đổi hay không, có mang

94

tính vật chất thuần túy hay không? Tôma Aquinô khẳng định rằng, mọi nhận thức cảm tính đều là sự đồng nhất về một phương diện nào đó giữa chủ thể với khách thể được nhận thức thông qua hình thức. Do vậy việc các giác quan nhận được cảm giác không mang tính chất thuần túy vật chất. Theo ông, hai biến đổi diễn ra trong quá trình nhận thức cảm tính. Biến đổi thứ nhất mang tính chất vật chất (immutatio naturalis), biến đổi thứ hai mang tính chất phi vật chất, tinh thần (immutatio spiritulis). Nói cách khác, chủ thể bị biến đổi khi nhận được một số thuộc tính của khách thể và chủ thể trải nghiệm chúng về mặt linh hồn, tức là ý thức về chúng. Theo Tôma Aquinô, sự hoạt động chuẩn của các cảm giác cần đến biến đổi phi vật chất, vì nhờ nó mà hình thức nhận thức bắt đầu hiện diện trong một giác quan cụ thể.

Tóm lại, theo tác giả, nhận thức cảm tính thể hiện là một giai đoạn nhận thức. Cảm giác là hình thức đầu tiên của nhận thức. Chúng ta sẽ xem xét quan niệm của Tôma Aquinô về quá trình nhận thức tiếp tục diễn ra như thế nào thông qua các hình thức nhận thức ấy. Tôma Aquinô đưa ra khái niệm “cảm giác chung” (sensus communis), nó cùng với tưởng tượng, trí nhớ và tư duy cấu thành các cảm giác bên trong (senses interiores). Sự cần thiết tồn tại của các cảm giác này bắt nguồn từ chỗ các cảm giác bên ngoài hỗn loạn, phân tán, không liên hệ với nhau. Nhiệm vụ của cảm giác chung là phân nhóm, so sánh chúng. Nó đóng vai trò kẻ phối hợp các kích thích vật chất, tách biệt các chất lượng và biểu hiện của chúng, qua đó trở thành nguyên nhân của tưởng tượng.

Tưởng tượng (imagitatio) lĩnh hội những ấn tượng cảm tính tản mạn được liên kết trong cảm giác chung, thể hiện là kho chứa các hình thức được lĩnh hội thông qua cảm giác [6, 353-358]. Nó bảo đảm tính liên tục của đời sống cảm tính, kiện toàn quan niệm về những đối tượng từng quan sát thấy được cảm giác chung tích lũy, không cho phép đánh mất liên hệ với chúng.

Trí nhớ (memoria) sẽ tiếp nhận nhận thức về các sự vật riêng biệt được biểu thị trong cảm giác chung và được giữ lại trong tưởng tượng. Nó là thuộc tính chung của động vật và con người. Theo Tôma Aquinô, khác biệt ở đây là con người có năng lực tích cực nhớ, còn động vật thì không có năng lực này.

95

Giai đoạn cuối cùng và cao nhất của nhận thức cảm tính là hoạt động của giác quan phán đoán (vis aestimativa). Cơ quan này vốn có ở động vật, cho phép chúng đánh giá cái gì tốt, cái gì xấu, chạy trốn khỏi cái gì, v.v. Đề cập tới con người, Tôma Aquinô không nói đến vis aestimativa, mà nói đến vis cogitativa - giác quan tư duy. Sự tách biệt này bắt nguồn từ chỗ con người có trí tuệ luôn tác động đến các cơ quan nhận thức cảm tính. Nhấn mạnh sự tương đồng giữa trí tuệ và cảm giác bên trong của con người - tư duy, Tôma Aquinô gọi giác quan tư duy là lý trí đặc biệt - ratio particularis, chính nó đưa chúng ta bước vào ngưỡng cửa của cấp độ nhận thức thứ hai - nhận thức trí tuệ.

Như vậy, khác với Augustinô, Tôma Aquinô không phủ định giá trị của nhận thức cảm tính, ngược lại, nhiều lần đã nhận mạnh rằng, mọi tri thức tự nhiên đều bắt nguồn từ cảm giác, từ kinh nghiệm. Nếu Augustinô cho rằng, chân lý “trú ngụ” trong con người, cần thâm nhập vào đó để nhận thức nó, thì Tôma Aquinô cho rằng, mặc dù mục đích của nhận thức đã được định trước, song quá trình nhận thức vẫn bắt đầu từ cảm giác. Toàn bộ quan điểm nhận thức luận của Tôma Aquinô dựa trên chủ nghĩa duy nghiệm của Aritxtốt được luận giải theo tinh thần Kitô giáo. Đây là một điểm mới về nhận thức luận của triết học Kitô giáo. Nó bắt nguồn từ chỗ thuyết Aritxtốt theo cách luận giải của triết học Ả Rập được phổ biến rộng rãi đã bắt buộc thần học phải khước từ sự phủ định hoàn toàn giá trị của nhận thức cảm tính. Thực tế này đòi hỏi Tôma Aquinô luận giải nhận thức luận của Aritxtốt cả trong lĩnh vực nhận thức trí tuệ.

Xuất phát từ luận điểm “trong trí tuệ không có gì chưa từng có trong cảm giác”, Tôma Aquinô khẳng định rằng, mọi nhận thức trí tuệ của con người đều nhận được nội dung của mình từ vật liệu cảm giác cung cấp. Theo luận án, có thể gọi sự chứng minh như vậy cho liên hệ giữa nhận thức trí tuệ với nhận thức cảm tính là sự chứng minh nhận thức luận. Nó có truyền thống bắt nguồn từ Aritxtốt. Song, Tôma Aquinô đưa ra một cách chứng minh khác cho sự thống nhất giữa nhận thức trí tuệ với nhận thức cảm tính - sự chứng minh bản thể luận nhờ dựa trên nguyên tắc liên can. Nguyên tắc này được Platôn sử dụng để biểu thị quan hệ giữa thế giới ý niệm với

96

thế giới cảm tính. Tôma Aquinô đặt ra vấn đề về liên can theo cách khác: không phải sự phản ánh các sự vật cảm tính có liên can với các ý niệm, mà kết quả có liên can với nguyên nhân của mình. Vì kết quả trở thành thực tại nhờ nguyên nhân, từ đó suy ra rằng, vạn vật thực tại không chỉ vì có liên can với những nguyên nhân trung gian mà còn có liên can với nguyên nhân tối hậu - Chúa. Tương tự, trí tuệ cũng có liên can với trí tuệ của các thiên thần và với trí tuệ hoàn hảo nhất - trí tuệ Chúa.

Áp dụng vào nhận thức luận, Tôma Aquinô khẳng định rằng, cảm giác bên ngoài có liên can và tham dự vào cảm giác bên trong, cảm giác bên trong có liên can và tham dự vào nhận thức trí tuệ. Theo ông, sự tham dự này không loại bỏ khác biệt giữa các cấp độ nhận thức nhưng chỉ nhấn mạnh liên hệ, phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng. Sự vượt trội của nhận thức trí tuệ thể hiện không những ở sự hoàn hảo của giác quan nhận thức mà cả ở bản thân khách thể của nhận thức.

Như đã trình bày ở trên, Tôma Aquinô coi khách thể của nhận thức luận là các hình thức nhận thức cảm tính. Giống như các giác quan nhận thức cảm tính, trí tuệ có khách thể nhận thức phù hợp với khả năng của mình - bản chất (hay cái chung, tinh thần) của các vật thể vật chất. Từ quan niệm như vậy về khách thể của nhận thức trí tuệ, Tôma Aquinô rút ra kết luận rằng, trí tuệ không thể có tính chất vật chất mà có tính chất phi vật chất, tinh thần. Trong quá trình nhận thức, nó đồng nhất với hình thức tinh thần của đối tượng. Theo ông, trái ngược với hình thức, vật chất cản

Một phần của tài liệu toàn văn Tư tưởng triết học của Tôma Aquinô (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)