Kinh Thánh

Một phần của tài liệu toàn văn Tư tưởng triết học của Tôma Aquinô (Trang 48)

Nội dung triết học của Kinh Thánh là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tư duy của

tất cả các nhà triết học Kitô giáo trung cổ, trong đó có Tôma Aquinô. Bước sang thế kỷ XII, quá trình thế tục hoá xã hội trung cổ đã diễn ra mà cốt lõi hạt nhân lý luận là đề cao khoa học, đề cao tư duy duy lý. Nếu như thời kỳ đầu trung cổ, người ta sống chủ yếu dựa vào đức tin thì đến thời kỳ này, với xu thế thế tục hoá, một số người bắt đầu nghi ngờ tính chân thực của Kinh Thánh nghĩa là nghi ngờ sự tồn tại của Chúa. Trong hoàn cảnh đó, Tôma Aquinô đã cố gắng củng cố cơ sở triết học của Kitô giáo, bởi lẽ nhiệm vụ của ông là phải xuất phát và bảo vệ hệ giá trị Kitô giáo.

Tôma Aquinô tiếp nhận các tư tưởng triết học cơ bản của Kinh Thánh. Đó là: 1) quan niệm về một Chúa có Nhân cách. Khác với các thần linh không có nhân cách theo đúng nghĩa của từ này trong thần thoại Hy Lạp, Kinh Thánh đưa ra được quan niệm về Chúa như một Thần linh duy nhất và có nhân cách độc đáo, có tính thần thánh vượt hoàn toàn lên trên con người và tự nhiên. Quan niệm của Kinh Thánh về Chúa độc đáo, vô tận về tiềm năng, khác hoàn toàn với mọi cái khác, loại

trừ khả năng của đa thần giáo và ngẫu tượng giáo; 2) tư tưởng sáng thế. Kinh Thánh

công khai khẳng định Chúa tạo ra trời và đất, sinh vật và con người, toàn bộ thế gian này. Các nhà thần học Kitô giáo nhấn mạnh rằng, đây là sự sáng tạo ra từ hư vô. Điều này chỉ ra tính tuyệt đối, toàn năng của Chúa: Chúa là tồn tại không được tác thành, mọi cái được tác thành (thế tục) không phải là tồn tại đích thực, mà chỉ có

được tồn tại, nhận được tồn tại thông qua sự liên can với tồn tại; 3) chủ nghĩa con

người là trung tâm (The man-centrism). Nếu tư tưởng triết học Hy Lạp xác định con

46

trụ nhưng còn đứng trên mọi sinh thể vì được tạo ra “theo hình ảnh và sự tương tự của Chúa”, tức là mang trong mình tính thánh thiện. Do vậy, quan hệ giữa người

với người phục tùng các quy tắc có cội nguồn thần thánh; 4) là hệ giá trị tinh thần

“niềm tin, hy vọng và tình yêu” [Xem 77, 12-21]. Kinh Thánh phát hiện ra niềm tin

như một năng lực đặc biệt của linh hồn, là một trong các bản thể quan trọng nhất của sự hiện sinh Người, biểu thị bình diện tinh thần của nó. Bình diện này đòi hỏi một đặc tính của linh hồn là tình yêu như tinh thần tự hy sinh, lòng nhân từ và thái độ đồng cảm (bác ái). Tình yêu Chúa quy định tính không loại bỏ được của hy vọng như sự tin tưởng rằng, lối sống mộ đạo, chính nghĩa, căn cứ trên việc tuân thủ những lời răn của Chúa, sẽ đem lại thành quả của mình bất chấp toàn bộ sự ngu dốt và tội lỗi không thể tránh khỏi trong cuộc sống trần tục.

Tôma Aquinô đánh giá cao những tư tưởng trong các văn bản Kinh Thánh và coi đó là vấn đề trung tâm của những suy tư triết học, thần học của mình. Ông trực tiếp kế thừa tư tưởng “sáng thế” của Thiên Chúa giáo, tiến hành chọn lọc tư tưởng coi con người là trung tâm của thế giới thế tục, từ đó triển khai những vấn đề về đời sống đạo đức của chính con người. Đặc biệt, việc Kinh Thánh khước từ xem xét niềm tin như một hiện tượng thuần tuý nhận thức, bị đặt thấp hơn tri thức (quan niệm phổ biến trong triết học Hi Lạp), mà khẳng định nó là một năng lực đặc biệt của linh hồn đã giúp Tôma Aquinô có được những quan điểm độc đáo trong nhận thức luận.

Một phần của tài liệu toàn văn Tư tưởng triết học của Tôma Aquinô (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)