Vào thế kỷ XIII, nhiều nhà tư tưởng Tây Âu đánh giá rất cao những ưu điểm của khoa học kinh nghiệm, song vấn đề về các chân lý tối cao của Kinh Thánh vẫn còn bỏ ngỏ. Siger de Brabantia không thừa nhận vai trò hàng đầu của tôn giáo đối với triết học, qua đó, ông phủ nhận các cơ sở của triết học kinh viện. Theo ông, Chúa không nhận thức những sự vật riêng biệt. Hành vi của con người không phải do sự tiền định (thiên hựu) của Chúa định hướng [66, 282]. Song, những thử nghiệm nhằm đem tri thức khoa học kinh nghiệm đối lập với các chân lý tôn giáo hay, mặc dù, hình dung chúng như hai con đường nhận thức độc lập về thế giới và con người, đều là còn sớm đối với văn hóa Trung cổ. Điều này có lý do ở trạng thái “thơ ấu” của đa số khoa học, vì những nhu cầu của xã hội Trung cổ còn xa lạ với chủ nghĩa cá nhân, ngoài ra, còn vì sự cần thiết phải đoàn kết để đấu tranh chống lại Hồi giáo và những tà giáo đa dạng nhằm bảo vệ Kitô giáo. Tôma Aquinô nhận thức
99
rõ vai trò của cả lý trí và đức tin, của khoa học, triết học và thần học trên con đường nhận thức thế giới và tìm ra chân lý. Với tư cách là một nhà triết học, một người am hiểu những tri thức của khoa học tự nhiên (các khoa học thực nghiệm, thuật giả kim,…), Tôma khẳng định con người hoàn toàn có thể tiếp cận được chân lý thông qua con đường này. Mặt khác, với tư cách là một linh mục, được Giáo hội giao phó nhiệm vụ bảo vệ giáo lý Kitô, đương nhiên Tôma khẳng định vai trò to lớn của đức tin trong nhận thức chân lý. Ông khẳng định có hai con đường để đạt đến chân lý là con đường của đức tin và con đường của lý trí, của khoa học. Chân lý của đức tin và chân lý của lý trí bổ sung cho nhau.
Tôma Aquinô chủ trương chân lý không chỉ đạt được bằng mạc khải và xúc động mạnh. Theo ông, chỉ những người làm việc Thánh thần mới có được mạc khải còn đối với người bình thường thì cần phải có sự hỗ trợ của lý trí đối với đức tin để đến với Chúa và nhận thức chân lý. Đương nhiên đối với ông, chân lý tối cao chỉ có một đó là Chúa Kitô và học thuyết của Ngài. Nhưng có hai con đường để đạt đến chân lý là con đường của đức tin, mạc khải - là con đường ngắn, trực tiếp và con đường thứ hai là của lý tính, của khoa học đòi hỏi phải có những chứng minh. Chúng bổ sung nhau, hỗ trợ nhau. Có những chân lý nhận thức được bằng đức tin (chẳng hạn Chúa ba Ngôi, sự Nhập thể) nhưng cũng có những chân lý nhận thức được bằng cả đức tin và lý trí (sự hiện hữu của Thượng đế) và cũng có những chân lý chỉ nhận thức được bằng lý trí, bằng cảm giác, kinh nghiệm (như thế giới vật chất, giới tự nhiên). Đó là điều khác biệt của ông so với Augustinô. Bởi với Augustinô, linh cảm là bộ phận trung tâm của hệ thống tín điều tôn giáo, là cơ sở duy nhất của qúa trình nhận thức và chân lý. Theo Augustinô, chân lý tối cao ở trong con người chúng ta vì thế chúng ta chỉ cần linh cảm là Thượng đế ở trong chúng ta rồi.
Vấn đề là ở chỗ, đối với Tôma Aquinô, chân lý phải tìm trong chủ thể biết hay nơi khách thể được biết? Ông đã chấp nhận cả hai miễn là chúng phải được phân biệt rõ ràng. Nếu khách thể hiện hữu nhờ chủ thể thì tương quan đó là tất yếu. Chẳng hạn, căn nhà sẽ không có những đặc điểm mà nó đang có nếu kiến
100
trúc sư không dự kiến nó như vậy, do đó những đặc điểm đó là thiết yếu cho ý tưởng trong trí óc nhà kiến trúc sư. Tương tự như vậy, khi xét đến vạn vật thiên nhiên, tương quan của chúng với trí hiểu Thượng đế là thiết yếu vì Ngài tạo dựng nên chúng, chúng hiện hữu nhờ những ý tưởng của Ngài. Ngược lại, tương quan giữa ngôi nhà và một người qua đường nào đó là tương quan phụ thuộc bởi lẽ bản thân căn nhà này không phụ thuộc vào người khách ấy. “Sự phân biệt ấy đã giúp Tôma Aquinô khẳng định là chân lý, mặc dù theo cách thức khác nhau nhưng hiện diện cả ở nơi trí hiểu lẫn khách thể mà nó hướng tới. Nói cách khác, nếu quan hệ của sự vật là thiết yếu với trí hiểu thì chân lý hiện diện đầu tiên nơi trí hiểu rồi sau đó có nơi sự vật, còn nếu quan hệ một cách phụ thuộc với trí hiểu thì chân lý hiện diện đầu tiên nơi sự vật rồi trong trí hiểu. Trong mỗi trường hợp đều nói lên được quyết định do thứ tự của mối tương quan. Chân lý là phụ thuộc khi nó bị lệ thuộc”[ 68; 68]. Như vậy, chân lý của căn nhà nằm trong sự phù hợp của nó với kế hoạch còn chân lý của người khách qua đường nằm trong sự phù hợp với ý tưởng của ông ta về căn nhà. Từ đó, ông khẳng định chân lý là sự phù hợp của trí hiểu và khách thể bên ngoài. Và theo ông, chân lý là nhiều hơn so với sự sai trái vì chân lý về những thụ tạo được tri thức của Thượng đế biết đến là vô hạn trong khi ý kiến sai lạc mà các thụ tạo có là vô nghĩa so với chân lý mà Thượng đế có.
Rõ ràng, việc Tôma Aquinô thừa nhận sự tồn tại song song của hai dạng chân lý có những điểm hợp lý nhất định. Bởi lẽ, lý trí và đức tin, khoa học và thần học là những lĩnh vực thế giới quan tương đối độc lập. Mỗi lĩnh vực có những đặc trưng riêng.
Nhìn chung, lý luận nhận thức của Tôma Aquinô tuy còn chứa đựng những yếu tố tiêu cực của cảm giác luận pha lẫn yếu tố duy tâm, nhưng nó là bước tiến lớn trong sự phát triển triết học kinh viện Trung cổ bởi vì nó đã tiếp thu những tinh tuý của học thuyết Arixtốt chứ không phải của Platôn để bảo vệ những tín lý Kitô trong xu thế thế tục hóa ở môi trường văn hóa lúc bấy giờ.
101
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Học thuyết triết học của Tôma Aquinô là một công trình triết học hết sức đồ sộ. Sự đồ sộ ấy không chỉ thể hiện ở khối lượng trước tác mà còn thể hiện nội dung phong phú của nó như: siêu hình học, nhận thức luận, vấn đề con người và các quan điểm về chính trị - xã hội…
Toàn bộ những luận giải triết học của Tôma Aquinô đặc biệt là về siêu hình học và nhận thức luận bắt nguồn từ cách ông giải quyết mối quan hệ giữa lý trí và đức tin mà ẩn sau nó là mối quan hệ giữa khoa học và thần học – một vấn đề trọng tâm của những tranh luận triết học kinh viện thời trung cổ ở Tây Âu. Tôma Aquinô đã khẳng định cả lý trí và đức tin đều có những ưu thế của mình trong việc vươn tới những tín điều Kitô giáo; tương tự, khoa học và thần học không hề mâu thuẫn nhau trên con đường tìm kiếm những chân lý. Tuy nhiên, Tôma Aquinô luôn đặt lý trí thấp hơn đức tin, triết học, khoa học phục vụ cho tôn giáo. Điều này để lại dấu ấn đậm nét trong cách ông giải quyết những vấn đề siêu hình học và đặc biệt là những vấn đề nhận thức luận.
Trong các vấn đề siêu hình học và nhận thức luận, Tôma Aquinô không chỉ đơn giản bảo vệ cho thần học trên quan điểm đơn thuần của đức tin mà ở đó chúng ta thấy chứa đựng những tư tưởng có giá trị về mặt triết học. Tôma Aquinô đã dung hoà mối quan hệ giữa lý trí và đức tin, triết học và thần học. Ông viện dẫn lý trí để bảo vệ mẫu lý tưởng (hệ giá trị Kitô giáo). Thực chất công việc ông làm là “duy lý hoá thần học”. Cũng vì thế mà các nội dung như chứng minh sự tồn tại của Thiên Chúa, về mối quan hệ giữa Thiên Chúa và thế giới, về quá trình nhận thức của con người và quan niệm về chân lý… được ông lý giải khá độc đáo và chứa đựng những tư tưởng tích cực trong môi trường văn hoá lúc bấy giờ. Nó góp phần làm xoa dịu cuộc đấu tranh gay gắt giữa chủ nghĩa duy danh và chủ nghĩa duy thực thời Trung cổ. Cũng chính sự “duy lý hóa thần học” của Tôma Aquinô nên có những đánh giá khác nhau về các di sản của ông.
102
CHƢƠNG 4
NHÂN HỌC, ĐẠO ĐỨC HỌC, QUAN NIỆM CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA TÔMA AQUINÔ VÀ MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ