Giáo phụ học (Patristics)
Khái niệm giáo phụ vừa chỉ về thời kỳ các bậc sư phụ đầu tiên của Giáo hội, vừa chỉ về hệ tư tưởng thần học được phát triển trong thời kỳ sơ khởi của Giáo hội này. Thời kỳ các giáo phụ: bao gồm quãng thời gian từ khi kết thúc Tân Ước (quãng năm 100) cho đến thời điểm công đồng Chalcedon (địa danh tại eo biển giữa Địa Trung Hải và Biển Đen thuộc thành phố Istanbul nước Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) vào năm 451. Thần Học Giáo Phụ: chỉ về các hệ tư tưởng thần học do các giáo phụ thuộc nhiều trường phái đã xây dựng nên. Giáo Phụ Học: chỉ về môn học về lịch sử
47
và tư tưởng nhân văn, tôn giáo cũng như thần học của các giáo phụ. Các tiêu chuẩn để được nhìn nhận như một giáo phụ là: giáo lý chân chính, cuộc sống thánh thiện, hợp thông với giáo hội và sinh sống trong thời kỳ các giáo phụ.
Trong lịch sử, có nhiều nhà thần học trong thời kỳ các giáo phụ nhưng có sáu người có tầm vóc tư tưởng và ảnh hưởng lớn trong lịch sử Kitô giáo cần được giới thiệu là: Justinô-Tử-Đạo (100-165); Irênê thành Lyon (130-200); Origênê (185-254); Tertullian (160-225); Athanasiô thành Alexandria (297-373); Augustinô (354-430).
Thời kỳ các giáo phụ là một trong những thời kỳ hưng thịnh và sáng tạo nhất trong lịch sử tư tưởng Kitô giáo. Mỗi giáo phái và hệ phái trong cộng đồng Kitô giáo - từ Chính Thống Giáo Đông Phương, Công Giáo La Mã, Cải Chánh hệ phái Luther, Cải Chánh hệ phái Cải Cách (Reformed), cho đến cả Anh Giáo - đều xem thời kỳ các giáo phụ như là mốc đường quyết định trong tiến trình phát triển giáo lý Kitô. Nhiều vấn đề của Giáo Hội ở thời kì này đã được giải quyết như: tương quan giữa Kitô giáo và Do Thái giáo, cấu trúc vừa hợp thông vừa bình đẳng của cộng đoàn chung quanh vị giáo chủ thường là giám mục. Việc suy tư thần học căn bản dựa trên Kinh Thánh, đồng thời tiếp xúc và trao đổi với các trào lưu văn hóa và triết học đương thời.
Theo sử gia R.M.Grant trích dẫn G.Bardy thì ta có một bức ảnh như sau: Các giáo phụ Rôma khác biệt bởi tính thực tiễn, tinh thần trách nhiệm và yêu cầu luân lý. Các giáo phụ Ai Cập thì lại có óc lý tưởng, thiên về tổng hợp, tìm cách giải thích thế giới và trình bày tổng bộ giáo lý Kitô giáo. Trong khi các giáo phụ miền Tiểu Á lại chú trọng đến vấn đề truyền thống đã đón nhận được từ tay các sứ đồ, đồng thời nỗ lực chống trả các bè phái lạc đạo. Cuối cùng là các giáo phụ miền Syri và Palestin thường lại có khuynh hướng sử gia, tìm cách ghi chép lịch sử và sắp xếp các quy luật đạo đức, luân lý và phụng tế. Ngay trong vấn đề thân phận con người, cũng có hai quan điểm khác nhau giữa đông và tây. Các giáo phụ phương đông thì lạc quan và không phức tạp tỉ mỉ tranh biện về vấn đề ân điển; trong khi các giáo phụ phương Tây thì lại bi quan, lo lắng và ráo riết tranh luận, như trường hợp giáo phụ Augustinô. Tuy nhiên, dù có khác biệt trong suy tư và cách sống, các ngài vẫn
48
đồng thuận trên cơ bản của một đức tin. Nói cách khác: khác biệt nhưng đồng nhất, đồng nhất nhưng khác biệt. Chính qua sự khác biệt mà sự đồng nhất lại càng súc tích giàu có, bởi đồng nhất không có nghĩa là đồng loạt. Quan điểm đồng nhất trong khác biệt này cũng đã được trào lưu tư tưởng Platôn hồi bấy giờ khai triển một cách rất sâu rộng qua thế giới quan từ "Một ra Nhiều" và từ "Nhiều trở về Một".
Các vấn đề thần học là trọng tâm của giáo phụ học. Thần học với tư cách là một môn học Thánh hướng tới đối tượng là đức Chúa toàn năng. Các nhà tư tưởng Kitô giáo ý thức rất rõ nội dung phong phú, những kết luận về mặt đạo đức và thế giới quan được rút ra từ một luận điểm thần học nào đó. Song, họ đã không quan tâm tới việc giải mã các luận điểm thần học và phiên dịch chúng sang ngôn ngữ triết học thế tục. Thực tế này có nguyên nhân của nó là chú giải học thể hiện như một loại hình triết lý đặc biệt - triết lý trong đức tin (niềm tin tôn giáo). Nhiệm vụ của nó không phải là thuyết phục ai đó tin vào chân lý mạc khải, mà là giải thích rõ nghĩa của các chân lý Kitô giáo, là tìm ra cách trình bày chúng một cách chính xác nhất về mặt thần học, là làm sáng tỏ văn bản Kinh Thánh. Qua việc làm này họ đã đặt cơ sở cho truyền thống tư tưởng triết học của Giáo hội [78, 98].
Các nhà giáo phụ học xuất phát từ ý thức rõ ràng về khác biệt của tư tưởng Kitô giáo so với triết học Hy Lạp cổ đại, cũng như so với những quan niệm gắn liền với Do Thái giáo. Các nhà giáo phụ học quan niệm triết học Hy Lạp cổ đại là “sự thông thái ngoại tâm”, khác với “sự thông thái nội tâm” bắt nguồn từ Mạc khải. Thái độ đối với Do Thái giáo được quy định bởi một quan niệm khác hẳn về Chúa. Đây là khác biệt giữa Chúa chỉ ban hành luật, ra lệnh và chỉ đạo, với Chúa là tình yêu. Do vậy, những khác biệt ở đây được ghi nhận thông qua hình ảnh Chúa Giê-su. Nội dung triết học - thần học của hiện tượng Chúa Giê-su trở thành đề tài trung tâm của chú giải học.
Triết học Augustinô (354-430) đã được Tôma Aquinô tiếp thu và chỉnh lý cho phù hợp với các mục đích của thần học Kitô giáo trong bối cảnh lịch sử mới.
49
Một khía cạnh đặc biệt trong phần đóng góp của Augustinô vào việc phát triển thần học là khía cạnh giáo huấn có tính hệ thống và hàn lâm. Không thể đoan quyết được là Giáo Hội sơ thời đã có một nền "thần học hệ thống". Nhiệm vụ trước mắt của Giáo Hội thời bấy giờ là biện bác đối với với những người phê bình chỉ trích (như công việc biện giáo của Justinô -Tử - Đạo), và thông giải đức tin đối với những bè phái lạc đạo (như công việc chống Ngộ Đạo của Irênê). Dù vậy, Giáo Hội trong bốn thế kỷ đầu cũng đã thực hiện được những phát triển thần học đáng kể như trong giáo lý về ngôi vị của Đức Giêsu Kitô và về giáo lý Chúa Ba Ngôi.
Đóng góp của Augustinô được diễn tả cách riêng trong tác phẩm chính của ông viết Về Thành đô của Thượng đế (De civitate Dei), một tổng hợp tư tưởng Kitô giáo nói về "Nước Đức Chúa Trời" gồm có nước trần gian và nước trời (sẽ bàn đến sau này). Tác phẩm mang một âm hưởng biện giáo: Augustinô nhạy cảm phản ứng lại lời tố cáo cho rằng Rôma bị rơi vào tay các "thị tộc man rợ" (thị tộc Goths với tướng lãnh Alarich năm 410), bởi Kitô giáo đã chiếm lãnh các tôn giáo cổ truyền. Để bảo vệ Kitô giáo trước những lời tố cáo như thế, Augustinô đã phải trình bày và giải luận một cách có hệ thống những tư tưởng và sinh hoạt của đức tin Kitô giáo.
Ngoài ra, Augustinô còn đóng góp vào ba lĩnh vực quan trọng của nền thần học Kitô giáo: giáo lý về Hội Thánh và bí tích qua những tranh luận với bè phái của Donatô (+355), giám mục thành Carthago chủ trương các bí tích sẽ không thành tựu nếu do các giám mục hoặc linh mục bội tín trong các cơn bắt đạo cử hành; giáo lý về ân điển qua những tranh luận với bè phái của Pêlagiô (350-420), nhà thần học khổ tu trụ trì ở miền Bắc Phi chủ trương sự tinh khiết và dũng mạnh của ý chí con người; và cuối cùng là giáo lý về Chúa Ba Ngôi (cả ba vấn đề này sẽ được bàn đến trong phần ba). Có một điều khá ngạc nhiên là Augustinô không bao giờ rốt ráo bàn về lĩnh vực Kitô học, điều mà với trí thông minh sắc sảo của Augustinô có thể đã là một đóng góp lớn.
Có thể nói, triết học của Augustinô có ảnh hưởng sâu sắc đến nội dung triết học trong suốt thời kỳ trung cổ. Augustinô đã dựa theo triết học của Platôn và đi
50
triết học cụ thể. Chính Augustinô đã có công xây dựng mẫu lý tưởng của Kitô giáo. Với ông, con đường đến với Chúa là con đường của đức tin, con đường mạc khải. Tôma Aquinô đã tiếp thu rất nhiều quan niệm của Augustinô. Nhưng đến thế kỷ XIII, có nhiều hướng triển khai tư tưởng khác nhau dẫn đến các khác biệt và mâu thuẫn giữa các trường phái Platôn và Aritxtốt. Tôma Aquinô phải giải quyết trong xu thế đối chọi đồng thời với tư tưởng của Augustinô, và tiến hành bảo vệ mẫu lý tưởng của Kitô giáo bằng con đường lý trí.
Tư tưởng nhân học của Augustinô là đối tượng quan tâm và chỉnh lý chủ yếu từ phía Tôma Aquinô. Augustinô có đóng góp cho việc phát triển tư tưởng Kitô giáo về con người như là hình ảnh và sự tương tự của Chúa. Trước hết ông nói về con người bên trong. Chân lý về sự tương tự giữa Chúa và con người có quan hệ với chính con người bên trong. Ông vạch ra rằng trong con người bên trong có những cơ cấu là tương tự với Chúa Ba Ngôi. Đó là bộ ba cơ bản và chủ yếu: tồn tại, nhận thức và tình yêu - ba phẩm chất của con người giống như các phẩm chất của Chúa. Con người bên trong (Ngã) có thể hoặc không thể làm chủ “phi Ngã”, qua đó bộc lộ nhân cách của mình. Augustinô nhấn mạnh đặc điểm của tình yêu là định hướng vào cái xứng đáng với tình yêu. Tức là tình yêu làm sáng tỏ hình ảnh con người như hình ảnh và sự tương tự của Chúa [Xem 78, 103-105].
Một vấn đề quan trọng khác trong triết học Augustinô đã có ảnh hưởng đáng kể đến Tôma Aquinô là vấn đề về bản chất của cái ác và tự do ý chí. Theo Augustinô, cái ác không mang tính thực thể. Nó không phải là tồn tại, nhưng không bị tước mất tồn tại, mà là sự vắng mặt của tồn tại. Xét về mặt đạo đức, cái ác là việc con người vi phạm những lời răn của Chúa, tức mắc tội. Nó xuất phát từ những khát vọng và mong muốn vô đạo đức từ ý chí vô đạo đức. Tuy nhiên, sự vô đạo đức không phải là việc hướng tới cái thế tục, nhưng là việc lãng quên cái thần thánh. Sự xa rời cái thiện chính là cội nguồn cơ bản của ý chí vô đạo đức. Cái thiện là chuẩn tắc của tồn tại, cái ác là sự làm rạn nứt, sự vi phạm chuẩn tắc. Cái thiện là sự thực hiện đúng kế hoạch của Chúa, cái ác là tội lỗi của con người, là sự phản bội lại cái thiện.
51
Theo Augustinô, tự do là đặc điểm của ý chí chứ không phải của lý trí con người. Điều này có nghĩa là khi lý trí biết cái thiện là gì nhưng ý chí bác bỏ nó. Theo Augustinô, ý chí có sự tự trị của mình và, hơn nữa, nó là cái khác so với lý trí. Sự lựa chọn của ý chí có thể mang tính phi duy lý, không phù hợp với quan niệm của lý trí. Chính vì vậy mà diễn ra sự phản bội cái ác, tức phản bội Chúa. Sự không phù hợp giữa lý trí và ý chí thường xuyên diễn ra nhất do có thái độ kiêu ngạo hay mong muốn sự vĩ đại: con người có thói quen cố gắng vượt lên trên những người khác và đứng ngang hàng với Chúa. Tuy nhiên, tự do ý chí là tự do đích thực khi nó không cho phép có cái ác. Nỗ lực độc lập, thiếu sự giúp đỡ của Chúa là không đủ để con người thường xuyên định hướng ý chí của mình tới cái thiện.
Điều này đưa chúng ta đến với vấn đề về chân lý. Thiện chí và trái tim trong sạch thực chất là những điều kiện để nhận thức chân lý. Với Augustinô, con đường nhận thức là sự vươn lên của lý trí được đức tin dẫn dắt đến với Chúa. Nhận thức thực sự bắt đầu từ trực giác cảm tính (vì Chúa được nhận thức thông qua những tạo phẩm của Người) và đi lên chân lý dường như theo các nấc thang. Cảm giác bên trong cho phép con người có được quan niệm khúc triết về hiện thực. Quan niệm như vậy trở thành vật liệu để lý trí xem xét, và từ đó xuất hiện tri thức. Con người phải cảm ơn lý trí về trực giác sâu sắc hơn và có trật tự về thế giới. Chính vì vậy mà Augustinô nói rằng: lý trí là “cái nhìn của tâm hồn”.
Triết học Boethius (480? - 525?)
Boethius là một nhà tư tưởng thường xuyên được Tôma Aquinô nhắc tới trong
các tác phẩm của mình, điều này cho thấy ảnh hưởng của Boethius rất đáng kể đến tư tưởng triết học của Tôma Aquinô. Boethius là nhà triết học La Mã, nhà hoạt động nhà nước, nhà thần học Kitô giáo. Với tư cách nhà triết học, ông nhận thấy nhiệm vụ của mình là La Tinh hóa và thống nhất triết học Hy Lạp - Platôn, Aritxtốt và phái Platôn mới, qua đó hoàn thiện văn hóa La Mã và chế độ nhà nước trước sự xâm lược của “người man rợ”. Ông được tôn thờ ở phương Tây như một nhà giáo phụ; cho đến trước thế kỷ 14, ông được coi là “nhà triết học chủ đạo” (summus philosophus). Với thời trung cổ, Boethius là một trong những thầy dạy chính về triết
52
học cổ đại và logic học, cũng như các khoa học chuyên ngành (số học, hình học, âm nhạc, thiên văn học, tu từ học).
Khó có thể quy Boethius về một trường phái triết học nào đó. Ông là người đầu tiên xây dựng hệ thuật ngữ La Tinh về tồn tại, điều này đòi hỏi để trình bày những vấn đề Ba Ngôi luận và Kitô luận được bàn tới tại các Công đồng, cũng như để bình phẩm các tác phẩm của Aritxtốt. Trong vật thực tồn, Boethius phân biệt “tồn tại” (esse) và cái hiện hữu (id quod est). Tồn tại thuần túy là cái thiện, là Chúa. Nhờ có quan hệ với nó mà tất cả những gì đang hiện hữu mới hiện hữu; chỉ có ở trong Chúa thì tồn tại và cái hiện hữu mới đồng nhất. Vật đang hiện hữu độc lập, với tư cách cái mang những tiềm năng, được gọi là thực thể, còn vật thực tồn tự thân (không có quan hệ với những tiềm năng) được gọi là tồn tại (subsistentia). Tính quy định của vật, thực chất của tồn tại của vật được gọi là bản chất (essentia). Cái đồng nghĩa với bản chất là bản tính (bản tính là khác biệt họ, cấu thành bất kỳ vật nào). Trong suy lý logic, bản tính, hình thức hay bản chất của vật là “chủng tối hậu”, hay là dấu hiệu khác biệt (differentia specifica) của chủng. Trong ngôn ngữ, đó là định nghĩa; câu trả lời đúng cho câu hỏi “Vật này là gì?” là việc chỉ ra loài gần nhất và dấu hiệu khác biệt cấu thành chủng.
Cuối cùng, Boethius tách biệt một phương thức tồn tại nữa: cá nhân. Nếu một cái thực tồn nào đó có quan hệ với lớp thực thể, nếu tồn tại hình thức (essentia) của nó bao hàm dấu hiệu khác biệt của lý trí và nếu nó tồn tại độc lập (subsistentia), thì nó được gọi là “cá nhân”. Phương thức tồn tại như vậy đặc trưng cho Chúa, các thiên thần và con người. Trong Chúa duy nhất và tuyệt đối thống nhất, tất cả mọi dạng thức (modus) của tồn tại đều trùng hợp: tồn tại đồng nhất với cái thực tồn và với bản chất của cái thực tồn; Chúa là tồn tại và cá nhân.
Vô số luận điểm được Boethius hình thành đã trở thành cơ sở của triết học kinh viện: tồn tại và cái thiện chuyển hóa lẫn nhau; nhân cách là bản chất không phân chia được của tự nhiên có lý trí; cần phải hợp nhất đức tin với lý trí ở đâu có thể; cần phải tiếp cận với những đối tượng thần thánh bằng lý trí; tiếp cận với Chúa Ba Ngôi.
53