Mối quan hệ giữa thể xác và linh hồn con người

Một phần của tài liệu toàn văn Tư tưởng triết học của Tôma Aquinô (Trang 105)

Theo truyền thống, người Do Thái không bao giờ tách rời linh hồn và thân xác ở một con người, nếu có phân biệt thì chỉ nhằm mục đích nói lên rằng linh hồn tồn tại một cách tách biệt. “Theo Kinh Thánh, thể xác là vật chất được Thiên Chúa tạo ra và thổi sinh khí vào” [119, 179]. Còn linh hồn thì chỉ ở trong con người mới có, nhờ có hồn mà con người được xác định ngôi vị đứng đầu trong giới sinh vật. Thể xác là nơi thể hiện của linh hồn, là phương tiện giúp linh hồn hoạt động nhưng thể xác cũng mang ý nghĩa tiêu cực vì dục vọng thể xác là nguồn gốc tội lỗi và có thể trở thành mối nguy hại cho linh hồn. Còn linh hồn được coi là thiêng liêng, là bất

103

tử. Sau khi thể xác chết, linh hồn vẫn duy trì cuộc sống của nó. Đến ngày thể xác sống lại thì hồn và xác sẽ tái hợp hình thành lại nhân vị đã có, vì hồn và xác chỉ là một con người. Trong mối quan hệ này, “linh hồn là dấu hiệu nhưng không phải là nguồn mạch sự sống” [120, 294].

Áp dụng quan điểm siêu hình học vào quan niệm con người, Tôma Aquinô xuất phát từ chỗ cho rằng, con người giống với vũ trụ, nó là “tiểu vũ trụ”, do vậy, nó cũng cần đến “động cơ đầu tiên”. Động cơ này chính là linh hồn con người. Linh hồn không chỉ hoàn thành chức năng là động cơ của thể xác mà còn là hình thức của nó, là hành vi “thực tại hóa con người”. Như vậy, theo Tôma Aquinô, con người thể hiện là tồn tại tâm vật lý, hợp nhất vật chất và hình thức, hay nói chính xác hơn - thể xác và linh hồn.

Ông cho rằng, Chúa sáng tạo ra vô số loại vật thể cần cho sự toàn vẹn của vũ trụ (có cơ cấu phân cấp) và có mức độ hoàn hảo khác nhau. Con người giữ một vị trí quan trọng trong những tạo phẩm, nó là sự thống nhất của thể xác vật chất và linh hồn với tư cách hình thức của thể xác (trái ngược với quan niệm của Augustinô về con người như về linh hồn sử dụng thể xác, Tôma Aquinô nhấn mạnh tính toàn vẹn về mặt tâm vật lý của con người). Mặc dù linh hồn không bị phá huỷ khi thể xác bị phá huỷ vì linh hồn là đơn giản và có thể tồn tại biệt lập với thể xác, song linh hồn chỉ có được sự tồn tại hoàn hảo nhờ hợp nhất với thể xác: Tôma Aquinô coi đây là luận chứng cho giáo lý về phục sinh trong máu thịt.

Với tính cách là “động cơ” và hình thức của thể xác, linh hồn con người không tuyệt đối bất biến và không vận động xét theo bản chất của mình. Nếu nó tuyệt đối bất biến, thì nó sẽ đồng nhất với Chúa, nếu nó vận động thì nó đồng nhất với thể xác. Do vậy ở đây nảy sinh vấn đề: nếu linh hồn tự thân nó không vận động, thì nó có thể trở thành động cơ của thể xác như thế nào? Tôma Aquinô giải quyết vấn đề này nhờ tách biệt nguyên nhân cơ bản (quantum ad esse) và nguyên nhân ngẫu nhiên (quantum ad fieri). Nguyên nhân cơ bản quy định tồn tại của một cái gì đó, dãy nguyên nhân này không thể kéo dài vô tận, nên chúng ta sẽ đi đến nguyên nhân đầu tiên, hay hành vi thuần túy. Nguyên nhân ngẫu nhiên là cơ sở làm xuất

104

hiện một cái gì đó. Linh hồn con người vận động chính nhờ nguyên nhân này, vì linh hồn con người không phải là thể xác nhưng là hành vi của thể xác, nằm trong thể xác. Chính với nghĩa đó thì nguyên nhân ngẫu nhiên làm cho nó trở thành động cơ của thể xác, cội nguồn vận động của thể xác.

Đây, một mặt là các cơ sở trong quan niệm về con người triết học của Tôma Aquinô, mặt khác - khác biệt giữa nhân học triết học của Augustinô với nhân học triết học của Tôma Aquinô. Theo Augustinô, linh hồn là thực thể tinh thần không phụ thuộc vào thể xác. Điều này có nghĩa là con người hoàn toàn đồng nhất với linh hồn. Tôma Aquinô cho rằng, con người là thể thống nhất giữa thể xác và linh hồn. Thể xác hoàn thành chức năng “khả năng”, linh hồn là hình thức, thực tại, hành vi của thể xác. Song, bảo vệ tính độc lập và sự bất tử của linh hồn, Tôma Aquinô đưa ra các khái niệm “thực thể toàn vẹn” và “thực thể không toàn vẹn”. Thực thể toàn vẹn là con người như thể thống nhất giữa thể xác với linh hồn, có quan hệ với loài người, linh hồn đứng riêng biệt là thực thể không toàn vẹn. Không có hồn, thân xác sẽ không có hình dạng. Không có thân xác, linh hồn sẽ không có các cơ quan cảm giác cần thiết để đạt đến tri thức. Theo Tôma Aquinô, linh hồn là cốt lõi trong con người chứ không phải thân xác. “Linh hồn là bản thể phi vật chất, phi không gian, phi lượng tính, và thực thể tinh thần thuần tuý độc lập, không có điểm gì chung với những chức năng sinh học của cơ thể người” [Dẫn theo 40, 96]. Như vậy, Tôma Aquinô, một mặt, khắc phục tính phiến diện trong quan niệm về con người của Augustinô, mặt khác - giữ lại thành tố quan trọng nhất của nó - linh hồn cấu thành bản chất của con người.

Không chỉ có vậy, Tôma Aquinô cho rằng mỗi sinh vật kể cả cỏ cây, những động vật cũng có hồn. Quan niệm này của ông chịu ảnh hưởng hưởng mạnh mẽ của học thuyết Aritxtốt. Ông cho rằng: thực vật chỉ có linh hồn thực vật (sống). Động vật có linh hồn động vật và linh hồn thực vật (sống và cảm giác). Con người có linh hồn thực vật, linh hồn động vật và lý trí (sống, cảm giác và trí tuệ). Trong trường hợp nào linh hồn là nguyên lý sự sống đầu tiên của những sinh vật sống quanh ta.

105

Linh hồn của con người theo Tôma Aquinô có hai phần: lý trí và ý chí. Hai khái niệm lý trí và ý chí đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thẩm định sâu rộng về những vấn đề đạo đức của Tôma Aquinô. Điều này được ông làm rõ

trong tác phẩm “Tổng luận thần học” của mình.

Từ những phân tích trên đây, chúng ta có thể rút ra những đặc tính sau đây của linh hồn:

Thứ nhất là nguyên lý của sự sống và là một hữu thể thiêng liêng, linh tính bởi nó có đối tượng thiêng liêng. Trước các sự vật hữu hình trong thế giới, nó trừu tượng hoá giúp lấy ý niệm phổ quát nhất, không những thế nó còn có ý niệm về những hữu thể không chất không hình và thiêng liêng như ý niệm về công bằng, bác ái.

Thứ hai là linh hồn có hoạt động lĩnh hội, phán đoán và suy luận sáng tạo, nhận thức được bản chất, đặc tính bên trong sự vật. Ví dụ, ý niệm về yếu tố bản tính, bản thể tuỳ thể giống loại.

Thứ ba là linh hồn có thể điều khiển, sai khiến thân thể thực hiện các ý tưởng

và hoạt động thiêng liêng. Linh hồn không phải là một bản thể của Thiên Chúa đã lưu xuất, vì Thượng đế đơn giản, bất biến và linh hồn thiêng liêng; linh hồn cũng không phải là sản phẩm của một màu hữu chất cũng không phải là sản phẩm của một mầm thiêng liêng, vì thiêng liêng không có phần cũng không tiến hoá như một phôi thai. Linh hồn được hình thành do sự tự do sáng tạo.

Thứ tư là linh hồn trường tồn bất tử do bản tính của nó như đã nói ở ba đặc

tính trên [Xem 31, 154].

Với nghĩa như thế, có thể thấy trong quan niệm của Tôma Aquinô, linh hồn cũng là thành phần đích thực của con người và với tư cách vừa là vô thể chất vừa là thực tại. Nó là linh thiêng, bất tử và không thể bị phân tán. Nó thống nhất với thân xác tạo nên bản thể duy nhất. Ông viết: “vì những chứng cứ tự nhiên, linh hồn là hình dạng của thân thể, nên không được tạo thành tách biệt, mà phải được tạo thành với thân thể” [7, 120]. Và “linh hồn con người xuất sinh do sự tạo thành đúng nghĩa tức là hư vô, chứ không tiềm năng ở vật chất. Mà việc tạo thành là việc chuyên biệt của Thiên Chúa” [7, 112-113]. Chính vì thế “thân xác

106

cũng được hình thành với sự can thiệp rất đặc biệt của Thiên Chúa vì Giáo hội không buộc phải hiểu việc tạo thành thân thể con người đầu tiên từ bùn đất theo nghĩa đen” [7, 121].

Rõ ràng, đối với Tôma Aquinô, mỗi linh hồn suy lý được sinh ra do sự tạo hoá của Thiên Chúa từ hư vô, cha mẹ là cộng tác viên vào công việc sáng tạo với Thiên Chúa. Điều này giải thích vì sao, Tôma Aquinô đã nhấn mạnh giá trị cao cả và thánh thiện của sự truyền sinh của loài người. Nó vượt lên trên hành vi dục tính để hướng sự tham dự của con người vào công việc sáng tạo của Chúa trời.

Một phần của tài liệu toàn văn Tư tưởng triết học của Tôma Aquinô (Trang 105)