Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn luận văn ths giáo dục học (Trang 67)

2.4.2.1. Nguyên nhân khách quan

Có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, trực tiếp là Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn.

Có hệ thống văn bản chỉ đạo từ Trng ƣng đến địa phƣơng về giáo dục và đào tạo nói chung và đội ngũ giáo viên nói riêng, cơ chế chính sách ngày càng hợp lý, giúp họ an tâm với nghề, đó cũng là điều kiện thuận lợi để họ phát triển tài năng trí tuệ, thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi đối với Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân.

Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện, sự quan tâm của toàn xã hội đối với giáo dục ngày càng đƣợc nâng lên.

Cơ sở vật chất, điều kiện cho việc thực hiện các hoạt động giáo dục ở các nhà trƣờng đƣợc tăng cƣờng.

Cán bộ quản lý các nhà trƣờng đã quan tâm nhiều đến đời sống vật chất và tinh thần đối với đội ngũ giáo viên.

Tuy nhiên, tác động của mặt trái kinh tế thị trƣờng, cơ chế chính sách chƣa hoàn thiện, việc tuyển dụng, sắp xếp bố trí, đào tạo, bồi dƣỡng còn nhiều bất cập nên chất lƣợng đội ngũ còn hạn chế về nhiều mặt, chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

2.4.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Còn có một số giáo viên năng lực chuyên môn yếu, chƣa có ý thức bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao còn hạn chế đặc biệt là giáo viên đƣợc đào tạo từ các lớp cử tuyển, tạo nguồn. Một số giáo viên có năng lực chuyên môn nhƣng nhiều khi chƣa nhiệt tình và sáng tạo trong công việc.

Các nhà trƣờng chƣa có chiến lƣợc và quy hoạch cụ thể trong việc phát triển đội ngũ giáo viên.

Những thuân lợi và khó khăn cùng với nguyên nhân nói trên đặt ra cho giáo viên THPT huyện Bắc Sơn nhiều cơ hội và thách thức. Để quản lý đội ngũ giáo viên đƣợc tốt cần có những giải pháp phù hợp để phát huy những ƣu điểm và khắc phục một cách hiệu quả những hạn chế, yếu kém nói trên.

Tiểu kết chƣơng 2

Trên cơ sở lý luận và kết quả khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên THPT huyện Bắc Sơn, chúng tôi nhận thấy:

Công tác quản lý đội ngũ giáo viên huyện Bắc Sơn đã có những bƣớc phát triển. Số lƣợng, cơ cấu tƣơng đối đầy đủ và hợp lý, phẩm chất và trình độ năng lực đội ngũ cơ bản đáp ứng đƣợc việc thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao. Tuy nhuên, trong từng vấn đề cụ thể về quản lý đội ngũ còn nhiều bất cập. đứng trƣớc yêu cầu phát triển giáo dục trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập quốc tế hiện nay thì chất lƣợng đội ngũ giáo viên còn nhiều vấn đề đƣợc đặt ra, cần phải có những giải pháp hợp lý, thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả.

Việc nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên về quản lý về phát triển đội ngũ giáo viên, công tác xây dựng quy hoạch, đào tạo bồi dƣỡng, bố trí sắp xếp, kiểm tra đánh gia, thực hiện chế độ đãi ngộ, xây dựng môi trƣờng cho đội ngũ phát triển là những nội dung quan trọng cần phải quan tâm.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN 3.1. Các định hƣớng phát triển giáo dục phổ thông của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2020

Để thiết thực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Tỉnh đảng bộ lần thứ XV đối với GD&ĐT; để phát huy những kết quả đã đạt đƣợc; khắc phục những khó khăn, hạn chế; nâng cao một bƣớc chất lƣợng giáo dục phổ thông; Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn đã Ban hành Chỉ thị số 04-CT/TU ngày 11 tháng 3 năm 2011 về “Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông giai đoạn 2011-2015”.

Sở GD&ĐT Lạng Sơn xây dựng Chƣơng trình hành động thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TU ngày 11 tháng 3 năm 2011 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy nhƣ sau:

Mục tiêu

Nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho học sinh ở các cấp học; tăng tỷ học sinh khá, giỏi và giảm tỷ lệ học sinh yếu, kém; tăng cƣờng công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; đƣa chất lƣợng giáo dục của tỉnh đạt ở mức trung bình khá của cả nƣớc vào năm 2015.

Cụ thể đối với các cấp học: - Cấp Tiểu học:

Huy động trên 99,7% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 80% học sinh tiểu học (từ lớp 3 trở lên) đƣợc học ngoại ngữ; trên 70% học sinh đƣợc học 2 buổi/ngày.

Chất lƣợng: Trên 35% học lực giỏi môn tiếng Việt; trên 45% học lực giỏi môn toán và trên 28% học lực giỏi văn hóa; trên 99% hạnh kiểm “thực hiện đầy đủ”; trên 70% trƣờng đạt mức chất lƣợng tối thiểu.

- Cấp Trung học cơ sở:

Huy động trên 99% học sinh hoàn thành chƣơng trình tiểu học vào lớp 6; 100% học sinh đƣợc học giáo dục hƣớng nghiệp và tin học.

sinh xếp loại khá, giảm tỷ lệ học sinh có học lực yếu xuống dƣới 4%; trên 95% học sinh đƣợc xếp loại hạnh kiểm khá, tốt; số học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu dƣới 0,1%.

- Trung học phổ thông:

Thu hút trên 80% học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT; 100% học sinh THPT đƣợc giáo dục hƣớng nghiệp và dạy nghề.

Chất lƣợng: Trên 3% học lực giỏi; trên 30% học lực khá, số học sinh yếu giảm xuống dƣới 6%; có trên 95% học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt; trên 12% học sinh tốt nghiệp THPT loại khá, giỏi; trên 30% học sinh thi đỗ vào các trƣờng đại học, cao đẳng; trên 50% học sinh dự thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, khu vực đạt giải.

Nhiệm vụ trọng tâm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Tăng cường công tác tham mưu, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, trong học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

2. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục. 3. Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. 4. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học.

5. Tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục nhân cách học sinh. 6. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống trường lớp, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ, từng bước hiện đại.

8. Quan tâm hơn nữa tới giáo dục ở vùng kinh tế khó khăn , vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

9. Gắn việc thực hiện các mục tiêu về phổ cập giáo dục và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, công tác kiểm định chất lượng với việc nâng cao chất lượng giáo dục.

10. Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, thi đua, khen thưởng. 11. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn luận văn ths giáo dục học (Trang 67)