Tuyển chọn đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn luận văn ths giáo dục học (Trang 57)

Từ trƣớc đến nay việc tuyển chọn đội ngũ giáo viên hầu hết do Sở giáo dục và Đào tạo thực hiện. Từ khi có Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày

25/4/2006 về quy định thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, nhiệm vụ, tài chính, biên chế của các đơn vị sự nghiệp và chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện, có một số tỉnh đã áp dụng thực hiện. Tuy nhiên, đối với tỉnh Lạng Sơn chƣa áp dụng đầy đủ Nghị định số 43 giao quyền tự chủ về tuyển chọn đội ngũ cho các đơn vị trực thuộc, do còn thiếu giáo viên ở hầu hết các bộ môn, số sinh viên ra trƣờng hằng năm không đủ để bố trí công tác về các trƣờng đảm bảo số lƣợng theo nhu cầu. việc tuyển dụng giáo viên chủ yếu vẫn do Sở giáo dục và đào tạo quyết định.

Việc thực hiện tuyển chon đội ngũ đƣợc thực hiện theo quy trình các bƣớc sau:

Hằng năm, dựa trên kế hoạch của các nhà trƣờng đƣợc Sở giáo dục và đào tạo phê duyệt, Sở giáo dục và đào tạo xây dựng kế hoạch cho từng bộ môn, trình Sở nội vụ tham mƣu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập hội đồng thi tuyển viên chức đối với một vài bộ môn đã thừa giáo viên nhƣ môn Thể dục, Lịch Sử, Tin học, hoặc xét tuyển đối với các môn còn thiếu. Công việc thi tuyển hoặc xét tuyển giáo viên không có sự tham gia của các nhà trƣờng.

Ngoài việc xét tuyển mới giáo viên, Sở giáo dục và đào tạo còn tiếp nhận giáo viên thuyên chuyển từ tỉnh khác về, tuy nhiên số giáo viên này hằng năm không nhiều.

Trong năm 2010-2011 trở về trƣớc, giáo viên ở ngoài tỉnh có nguyện vọng đến công tác tại tỉnh chỉ cần tốt nghiệp đại học nhƣ giáo viên trong tỉnh do còn thiếu giáo viên. Từ năm học 2010-2011, số giáo viên từ tỉnh ngoài phải tốt nghiệp đại học loại giỏi hoặc có trình độ Thác sĩ mới tuyển do nguồn đào tạo của tỉnh đã đảm bảo nhu cầu cần tuyển.

Thực tế hiện nay công tác tuyển chọn đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập. Các trƣờng THPT nơi trực tiếp sử dụng đội ngũ giáo viên nhƣng lại không đƣợc quyền tuyển dụng mà chỉ tham gia ý kiến trong việc bổ nhiệm vào ngạch viên chức vì thế có những bất cập trong đội ngũ, có những giáo viên chƣa thật sự đáp ứng đƣợc yêu cầu tuyển dụng, vẫn bố trí giảng dạy, có

bộ môn thừa ở trƣờng này lại thiếu ở trƣờng khác.

Do thiếu giáo viên nên vẫn phải bố trí giáo viên dạy chƣa đúng chuyên ngành đào tạo đối với một số bộ môn nhƣ Giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng an ninh, Công nghệ, dạy nghề phổ thông. Còn có tình trạng giáo viên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu giảng dạy nhƣng chƣa có hƣớng khắc phục. Số giáo viên này không nhiều nhƣng cũng gây khó khăn nhất định đến chất lƣợng dạy học và giáo dục của nhà trƣờng.

Cụ thể nhƣ: năn học 2010-2011, trƣờng THPT Vũ Lễ, giáo viên Công nghệ chƣa có nên phải phân công cho giáo viên Sinh học và Vật lý đảm nhiệm đồng thời đảm nhiệm cả dạy nghề phổ thông. Môn Giáo dục công dân chỉ có một giáo viên nên phân công thêm giáo viên Ngữ văn kiêm nhiện, môn Giáo dục quốc phòng do giáo viên Thể dục đảm nhiệm.

2.3.2. Sắp xếp, bố trí đội ngũ giáo viên

Công tác bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức nào. Việc bố trí và sử dụng đội ngũ giáo viên một cách hợp lý, đúng ngƣời, đúng chuyên môn, đúng năng lực không những phát huy hết năng lực sở trƣờng của họ mà còn làm cho môi trƣờng làm việc thoải mái, vui vẻ, giúp họ an tâm hơn trong công tác, nhiệt tình hơn trong công việc.

Ban giám hiệu các trƣờng căn cứ đội ngũ của từng năm đã phân công đúng bộ môn, đúng chuyên ngành (chỉ trừ một số ít môn nói trên), chú ý phân công những giáo viên vững về chuyên môn dạy các lớp chất lƣợng cao và dạy lớp 12, phân công những giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc làm công tác chủ nhiệm lớp. Sự phân công công tác đảm bảo hợp lý về số lƣợng tiết dạy; bố trí đội ngũ tổ trƣởng, tổ phó chuyên môn hợp lý; quản lý tốt việc thực hiện nền nếp, kỷ chƣơng, kỷ luật lao động, nền nếp dạy học, giáo dục và thực hiện nhiệm vụ khác.

Việc bổ nhiệm tổ trƣởng, tổ phó và phân công công tác của các trƣờng có nhiều tiến bộ và đổi mới. Tổ trƣởng, tổ phó chuyên môn đều là những giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có uy tín trong đồng nghiệp và học

sinh, giáo viên dạy giỏi vừa đƣợc bố trí dạy các lớp chất lƣợng cao vừa dạy các lớp đại trà, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây cũng là biện pháp để rèn luyện cho đội ngũ giáo viên thành công trong giảng dạy thuộc nhiều tình huống, hoàn cảnh và nhiều đối tƣợng học sinh khác nhau. Sự phân công, sắp xếp hợp lý nhƣ trên đã mang lại những hiệu quả thiết thực.

Việc sắp xếp, bố trí giảng dạy thƣờng giao cho tổ chuyên môn đƣa ra thảo luận trong tổ sau đó thống nhất trình lên Hiệu trƣởng, Hiệu trƣởng xem xét, rà soát đối với từng tổ bộ môn, sau đó quyết định chính thức. Do đó, việc phân công công tác từng năm học hầu hết đều nhận đƣợc sự đồng tình của giáo viên.

Đội ngũ giáo viên hàng năm đƣợc Sở phân công về, các nhà trƣờng không nắm đƣợc giáo viên đƣợc phân công về có đáp ứng đƣợc yêu cầu công tác hay không, năng lực học tập của từng giáo viên ở trƣờng đại học nhƣ thế nào do hồ sơ Sở giáo dục giữ nên việc sắp xếp, bố trí đội ngũ giáo viên thời gian đầu mỗi năm học đều gặp khó khăn.

Số giáo viên trình độ năng lực chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu vẫn bố trí giảng dạy nhƣng với số lớp ít hơn để để đỡ thiệt thòi cho học sinh; giáo viên một số môn dạy nhiều giờ hơn so với quy định, giáo viên chuyên môn vững lại phải đảm nhiệm nhiều việc, trong khi giáo viên yếu về trình độ năng lực phân công ít việc hơn điều này gây nên sự bất bình đẳng trong đội ngũ giáo viên. Hơn nữa, do hiệu trƣởng không chủ động trong việc tuyển chọn hoặc sa thải, tăng giảm lƣơng do đó phải phân công dạy trái môn để đảm bảo hạn chế thừa giờ. Mặc dù, đã có cố gắng trong bố trí, sắp xếp song vẫn không tránh khỏi những bất hợp lý. Ngoài ra, hằng năm các nhà trƣờng phải chi thêm rất nhiều tiền thêm giờ cho giáo viên dạy thừa giờ so với định mức, do thiếu giáo viên cục bộ ở một số môn hoặc chi thêm giờ cho giáo viên co năng lực chuyên môn vững phải kiêm nghiệm thêm nhiều công tác gây nên tình trạng lãng phí. Tỷ lệ ngân sách chi cho con ngƣời gồm lƣơng và các khoản phụ cấp, công tác phí có năm có trƣờng chi lên đến hơn 95% tổng ngân sách đƣợc cấp.

Nhiều bộ môn do còn thiếu giáo viên nên số giờ dạy của một số giáo viên còn trên 20 tiết/ tuần, ngoài ra còn phải kiêm nghiệm công tác khác, do đó thiếu thời gian cho việc soạn giảng, chấm trả bài, tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, điều đó cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng và hiệu quả công việc.

2.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Ngày 26/11/2008 Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Quyết định số 28/2008/QĐ-UBND quy định về quản lý công tác đào tạo, bồi dƣỡng và chế độ hỗ trợ, khuyến khích đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác tại tỉnh Lạng Sơn. Quyết định này quy định cán bộ, công chức, viên chức đƣợc cử đi đào tào, bồi dƣỡng từ 10 ngày trở lên đều đƣợc hỗ trợ tiền học phí, tiền tài liệu và tiền sinh hoạt phí. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên. Từ năm 2008 đến nay, số cán bộ quản lý và giáo viên đã và đang học Cao học ngày càng nhiều. Tính đến hết tháng 12/2013 CBQL, giáo viên của 2 trƣờng THPT huyện Bắc Sơn đang theo học Cao học là 03 ngƣời.

Công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên trong những năm gần đây đƣợc chú trọng. Hằng năm các trƣờng đều cử giáo viên tham gia ôn thi các lớp đào tạo Thạc sĩ. Căn cứ vào đơn và nguyện vọng của giáo viên và kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng của nhà trƣờng, hằng năm các trƣờng lập danh sách đề nghị Sở GD&ĐT cử đi ôn và dự thi Cao học, những giáo viên thi đỗ đƣợc chủ tịch UBND tỉnh quyết định cử đi học chính thức và đƣợc hƣởng đầy đủ các chế độ theo quy định.

Hằng năm cùng với việc đạo tạo trên chuẩn, đào tạo đạt chuẩn, Sở GD&ĐT còn mở các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ. Các nhà trƣờng đã động viên và tạo mọi điều kiện cho đội ngũ giáo viên tham gia các lớp đào tạo bồi dƣỡng, thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với họ.

Công tác tự bồi dƣỡng đƣợc các trƣờng chú ý chỉ đạo thực hiện, giáo viên đƣợc cung cấp đầy đủ các tài liệu bồi dƣỡng.

chức, các nhà trƣờng còn tổ chức các đợt hội giảng nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm nhƣ 20/11, 22/12, 8/3/26/3…có đông đảo giáo viên tham gia. Tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm nghiêm túc từ đó nâng cao đƣợc trình độ cho đội ngũ giáo viên.

Tổ chức cho giáo viên giao lƣu với các trƣờng bạn để học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Trong 3 năm qua, cả hai trƣờng đã tổ chức cho giáo viên giao lƣu học tập kinh nghiệm các trƣờng bạn đƣợc 4 đợt.

Nội dung đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng do Sở GD&ĐT quy định, thƣờng tập trung vào bồi dƣỡng nâng cao trình độ kiến thức, đổi mới phƣơng pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, ứng dụng công nghệ thông tin, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, bồi dƣỡng chính trị…

Hình thức đào tạo, bồi dƣỡng: Các lớp nâng cao trình độ học theo chƣơng trình quy định của trƣờng Đại học, học tập trung hoặc vừa học vừa làm, các lớp bồi dƣỡng tổ chức theo bộ môn học tập trung tại Sở hoặc bồi dƣỡng tại các đơn vị theo nội dung quy định.

Việc sử dụng giáo viên sau đào tạo, bồi dƣỡng cũng đã đƣợc quan tâm. Các trƣờng đã sắp xếp hợp lý đội ngũ giáo viên sau đào tạo, bố trí vào các vị trí công tác đảm bảo cho họ có điều kiện phát huy kiến thức đã đƣợc đào tạo bồi dƣỡng. Tuy nhiên, một số giáo viên năng lực và hiệu quả công việc thực tế chƣa tƣơng xứng với trình độ đào tạo.

2.3.4. Thực hiện chính sách đãi ngộ

Đội ngũ giáo viên chủ yếu trong biên chế nhà nƣớc, hƣởng lƣơng từ nguồn ngân sách nhà nƣớc. Theo quy định về tăng bậc lƣơng thƣờng xuyên 3 năm một lần, tất cả giáo viên đủ điều kiện đƣợc xét nâng lƣơng. Những giáo viên đạt thành tích cao trong công tác đƣợc khen thƣởng đều đƣợc xét nâng lƣơng trƣớc thời hạn theo quy định; việc nghỉ ốm đau, thai sản, nghỉ hƣu bảo hiểm đảm bảo theo đúng chế độ.

Quy chế chi tiêu nội bộ của các nhà trƣờng đều quy định các chính sách riêng đối với giáo viên tham gia, chẳng hạn nhƣ hỗ trợ tiền học phí, tài liệu,

tiền tàu xe cho giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dƣỡng, quy định các mức thƣởng đối với giáo viên dạy giỏi cấp trƣờng, cấp tỉnh…

Công tác thực hiện đề bạt, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo các mặt công tác đảm bảo đúng ngƣời, đúng quy trình và bảo đảm khách quan.

Việc thực hiện chế độ đãi ngộ đảm bảo đúng quy định. Tuy nhiên, chế độ lƣơng của giáo viên hiện nay mặc dù đã đƣợc cải thiện nhƣng còn thấp và bất cập, chƣa kích thích đƣợc động lực làm việc của đội ngũ giáo viên, giáo viên chƣa thực sự sống đƣợc bằng nghề. Có những quy định chƣa hợp lý, chẳng hạn nhƣ giáo viên chỉ đƣợc hƣởng chế độ đối với công tác kiêm nghiệm, trong khi thực tế giáo viên đƣợc phân nhiều hơn một việc kiêm nhiệm, việc thanh toán tiền dạy thêm giờ không quá 200 tiết/năm…Những bất hợp lý đó đã tạo ra sự bất công bằng lao động ngay trong từng đơn vị, chƣa đảm bảo cho ngƣời giáo viên có thể toàn tâm với công việc.

2.3.5. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

Các nhà trƣờng chú trọng việc xây dựng môi trƣờng nhà trƣờng thân thiện. Đó là sự thân thiện giữa thầy và trò, giữa trò và thầy giữa trò và trò. Xây dựng môi trƣờng pháp lý, tạo điều kiện cho giáo viên bộc lộ tài năng sáng tạo, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình. Xây dựng mối quan hệ đoàn kết nội bộ, xây dựng văn hóa nhà trƣờng, quy định cách ứng xử trong tổ chức trên nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng và cảm thông, chia sẻ. Xây dựng môi trƣờng học tập lành mạnh, phát huy tính tích cực của ngƣời học. Chú trọng các hoạt động văn nghệ, thể dục – thể thao, các hoạt động ngoại khóa, thi tìm hiểu tạo ra sân chơi lành mạnh nhằm rèn luyện ký năng sống cho học sinh. Xây dựng môi trƣờng cảnh quan xanh, sạch, đẹp.

2.3.6. Ổn định việc làm

Đội ngũ giáo viên hang năm đều đƣợc phân công giảng dạy và công tác khác, đảm bảo tất cả các giáo viên đều có việc làm ổn định, không có tình trạng giáo viên không đƣợc phân công công tác. Tuy nhiên, nhiệm vụ đƣợc phân công của giáo viên ở từng bộ môn có sự khác nhau do có sự thừa, thiếu

giáo viên và do năng lực công tác của từng giáo viên khác nhau. Có giáo viên đƣợc phân công 2 công tác kiêm nhiệm, có giáo viên không đƣợc phân công công tác kiêm nhiệm do năng lực của họ không đảm nhiệm đƣợc. Chẳng hạn nhƣ công tác chủ nhiệm, tổ trƣởng, tổ phó chuyên môn, hoặc bầu vào vị trí công tác lãnh đạo các đoàn thể nhƣ Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội chữ thập đỏ…

Hầu hết giáo viên đều ổn định công việc, gắn bó với nghề, nhƣng những giáo viên đến từ miền xuôi chƣa yên tâm công tác, họ chỉ chờ có cơ hội là xin về xuôi điều đó cũng gây không ít khó khăn cho các nhà trƣờng.

2.3.7. Khen thưởng, kỷ luật.

Công tác thi đua, khen thƣởng đã đƣợc các nhà trƣờng chú trọng, tuy nhiên mức thƣởng còn thấp, nhiều khi thực hiện chƣa kịp thời, một số tiêu chí thi đua chƣa rõ rang ảnh hƣởng đến việc bình xét các danh hiệu thi đua.

Tất cả giáo viên đều thực hiện nghiêm túc quy định đối với nhà giáo, quy định của ngành, của đơn vị. Trong nhiều năm không có càn bộ, giáo viên bị thi hành kỷ luật từ mức khiển trách trở lên.

Công tác thi đua, khen thƣởng thực hiện theo Luật và các văn bản quy định về công tác thi đua, khen thƣởng của Trung ƣơng và của tỉnh. Các giáo viên có thành tích trong công tác đƣợc giao đều đƣợc khen thƣởng kịp thời. Từ năm học 2010-2011 đến năm học 2012-2013 đã có 82 lƣợt giáo viên đƣợc khen thƣởng do đạt các danh hiệu chiến sĩ thi đua, giáo viên dạy giỏi hoặc hoàn thành tốt các nhiệm vụ công tác. Các giáo viên đƣợc khen thƣởng đều đƣợc xem xét nâng lƣơng trƣớc thời hạn khi đến kỳ nâng lƣơng hoặc đƣợc thƣởng theo quy định của từng trƣờng do đó đã khuyến khích, động viên đƣợc đội ngũ giáo viên nhiệt tình công tác.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên Trung học phổ thông huyện Bắc Sơn

2.4.1.Thuận lợi, khó khăn

2.4.1.1. Thuận lợi

tự chủ hoàn toàn nhƣng cũng đã đóng vai trò nhất định trong việc bổ nhiệm

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn luận văn ths giáo dục học (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)