Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn luận văn ths giáo dục học (Trang 28)

Phát triển đội ngũ giáo viên đƣợc thực hiện thông qua việc quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng, đánh giá, khen thƣởng và tạo mội trƣờng để phát triển đội ngũ giáo viên.

1.3.2.1. Quy hoạch đội ngũ giáo viên

Việc phát triển đội ngũ giáo viên phải đƣợc quy hoạch hóa của ngành Giáo dục và Đào tạo và của các trƣờng. Kế hoạch hóa nguồn nhân lực giáo viên liên quan đến xác định nhu cầu nhân lực, dự báo nhân lực hiện có và xác định bổ sung, thay thế để duy trì đội ngũ giáo viên cả về chất và lƣợng nhằm đáp ứng nhiệm vụ của tổ chức và đề ra các kế hoạch cụ thể để có nguồn tài nguyện nhân sự đó.

lƣợng, cơ cấu, loại hình và những biến động về nhân sự có thể xẩy ra trong thời gian từ 3 đến 5 năm hoặc nhiều hơn, hằng năm cần xem xét đến điều chỉnh.

1.3.2.2. Tuyển dụng đội ngũ giáo viên

Tuyển chọi đội ngũ giáo viên là một khâu hết sức quan trọng để tạo nên một đội ngũ giáo viên có trình độ, năng lực thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng.

Tuyển chọn bao gồm hai bƣớc: tuyển mộ và lựa chọn, trong đó tuyển mộ là tiến trình thu hút những ngƣời có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng ký, nộp đơn xin việc làm, sau đó tập hợp danh sách lại xem xét trong số đó ai là ngƣời hội tụ đủ các tiêu chuẩn theo yêu cầu rồi quyết định tuyển.

Theo đó, tuyển chọn giáo viên cũng bao gồm hai bƣớc là tuyển mộ và lựa chọn giáo viên. Lựa chọ giáo viên là quá trình xem xét những ngƣời có đủ tiêu chuẩn làm giáo viên theo quy định của ngành, của cấp học, của các nhà trƣờng.

Việc tuyển chọn giáo viên cần tuân thủ theo nguyên tắc: - Xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhà trƣờng;

- Đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông ban hành kèo theo Thông tƣ số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ;

- Dựa vào kết quả nghiên cứu toàn diện; - Xuất phát từ quyền lợi của học sinh.

Trên nguyên tắc đó Hiệu trƣởng tiến hành theo các bƣớc:

Bƣớc 1: Nghiên cứu hồ sơ cá nhân, chú ý tới nguồn đào tạo, thành tích giảng dạy, công tác, học tập. Qua nghiên cứu hồ sơ và qua tiếp xúc có thể đánh giá sơ bộ những nét cơ bản về giáo viên mình sẽ tuyển, từ đó đƣa ra quyết định lựa chọn hay không lựa chọn.

Bƣớc 2: Thử thách: Những ngƣời đƣợc duyệt hồ sơ, cần cho họ thử việc. Cử cán bộ phụ trách (lãnh đạo, tổ trƣởng, nhóm trƣởng bộ môn, giáo viên khá giỏi bộ môn) để xem xét, đanh giá trình độ chuyên môn, năng lực sƣ phạm của giáo viên.

Bƣớc 3: Xem xét và tiếp nhận: thành lập hội đồng tƣ vấn xem xét và

kết luận, lập hồ sơ trình Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định tuyển dụng.

1.3.2.3. Sử dụng đội ngũ giáo viên

Sắp xếp, bố trí đội ngũ giáo viên là khâu trọng tâm của công tác cán bộ. Vì sắp xếp, bố trí hợp lý, đúng ngƣời, đúng việc mới giúp cá nhân phát huy đƣợc năng lực, sở trƣờng, nâng cao chất lƣợng công tác. Việc sắp xếp hợp lý sẽ phát huy tối đa tiềm năng của nguồn nhân lực. Ngƣợc lại, sắp xếp, bố trí không hợp lý sẽ gây lãng phí, giảm chất lƣợng công việc, gây cản trở cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ trong nhà trƣờng. Thực hiện tốt việc này, đòi hỏi ngƣời cán bộ quản lý cần:

- Hiểu rõ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, sở trƣờng cũng nhƣ thế mạnh của từng giáo viên từ đó bố trí đúng ngƣời, đúng việc.

- Xem xét đến nguyện vọng của cá nhân và ý kiến thống nhất từ tổ bộ môn để quyết định.

- Gắn chặt quyền lợi và nghĩa vụ của giáo viên, đảm bảo công bằng về đãi ngộ.

- Đảm báo tính kế thừa để có sự ổn định trong một thời gian nhất định tránh sự xáo trộn quá lớn có thể gây trì trệ công việc ở một số bộ phận.

- Thực hiện thanh tra, kiểm tra thƣờng xuyên để điều chỉnh việc bố trí nếu cần và để đánh giá trình độ năng lực của đội ngũ.

Đề bạt, thuyên chuyển giáo viên:

Đề bạt cán bộ là sự bổ nhiệm giáo viên vào chức vụ lãnh đạo trong bộ máy quản lý nhƣ: Thƣ ký hội đồng, tổ trƣởng, tổ phó, nhóm trƣởng chuyên môn. Những ngƣời đƣợc đề bạt phải là ngƣời có trình độ, năng lực, phẩm chất, uy tí tƣơng xứng với vị trí công tác mới. Hình thức đề bạt có thể là chỉ định hoặc thông qua lấy ý kiến của tập thể bằng phiếu để xem xét quyết định.

Thuyên chuyển giáo viên là việc thay đổi vị trí công tác trong nội bộ nhà trƣờng hoặc chuyển công tác sang cơ sở giáo dục khác. Thuyên chuyển công tác chủ yếu do nhu cầu của cá nhân hoặc yêu cầu của tổ chức.

Việc thuyên chuyển công tác đối với giáo viên không thuộc thẩm quyền quyết định của cơ sở giáo dục. Khi quyết định thuyên chuyển cần chú ý tới việc thuyên chuyển sao cho mang lại lợi ích cho cả tập thể và cá nhân.

1.3.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Cuộc sống xã hội luôn vận động và biến đổi, sự biến đổi đó luôn tác động đến nhà trƣờng, do đó nhà trƣờng cũng không ngừng thay đổi để phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội. Để đáp ứng sự thay đổi đó đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải nỗ lực vƣơn lên không ngừng để tự hoàn thiện mình. Vì vậy việc đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên là trách nhiệm của mỗi nhà trƣờng mỗi ngƣời quản lý.

Bồi dưỡng thường xuyên về mọi mặt cho đội ngũ giáo viên:

- Bồi dƣỡng thƣờng xuyên về chính trị tƣ tƣởng, giúp cho đội ngũ giáo viên nắm vững về đƣờng lối, chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và của ngành, về tình hình kinh tế - xã hội, về xu thế phát triển của xã hội và của Giáo dục và Đào tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bồi dƣỡng thƣờng xuyên về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đội ngũ giáo viên phải luôn có ý thức tự học, tự bồi dƣỡng thông qua tài liệu tham khảo, dự giờ, thao giảng, dự các lớp bồi dƣỡng theo chu kỳ thƣờng xuyên của Bộ, của Sở tổ chức để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Tổ chức hội thảo chuyên đề:

- Giới thiệu chuyên đề mới và khó nhằm bổ sung và cập nhật kiến thức cho đội ngũ giáo viên.

- Bồi dƣỡng về đổi mới đồng bộ về phƣơng pháp giảng dạy và phƣơng pháp kiểm tra đánh giá.

- Dạy bồi dƣỡng học sinh giỏi: Đây là biện pháp tích cực góp phân nâng cao chất lƣợng, tay nghề cho đội ngũ giáo viên và cũng là thực hiện yêu cầu chiến lƣợc phát triên nguồn nhân lực của Đảng đó là đào tạo nguồn nhân lực và bồi dƣỡng nhân tài cho đất nƣớc.

Tổ chức nghiên cứu khoa học:

Tạo điều kiện và vận động, động viên đội ngũ giáo viên nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, đúc rút kinh ngghiệm, ứng dụng vào thực tiễn.

Tổ chức tham quan, thực tế:

Tổ chức đi thực tế, giao lƣu học tập kinh nghiệm các đơn vị điển hình tiên tiến, các mô hình quản lý, dạy học và giáo dục hay...để giáo viên học tập kinh nghiệm áp dụng vào thực tế công việc.

1.3.2.5. Đánh giá đội ngũ giáo viên

Khi nghiên cứu về Đánh giá trong giáo dục tác giả Nguyễn Đức Chính đã quan niệm: "Bất kỳ khâu nào của QLGD cũng cần tới đánh giá. Không có

đánh giá thì hệ thống QLGD sẽ trở thành một hệ thống một chiều. Đây là một cơ chế QLGD không khoa học và không hoàn thiện. Khi có đánh giá, QLGD mới nhận được phản hồi, mới kịp thời phát hiện ra các vấn đề và giải quyết chúng. Giáo dục là một hệ thống quản lý hai chiều kiểu khứ hồi. Như vậy có thể nói đánh giá là một nhân tố đảm bảo cho QLGD có tính khoa học và hoàn thiện" . Đây là một khâu rất quan trọng, qua đó khẳng định đƣợc việc hiệu quả của việc quản lý, nhƣng đồng thời qua đây rút kinh nghiệm, có điều chỉnh quá trình quản lý để đem lại hiệu quả cao hơn nữa của công tác quản lý. Với công tác quản lý đội ngũ giáo viên của các trƣờng THPT việc kiểm tra cũng đem lại những kết quả nhƣ trên. Có hai hình thức kiểm tra: Kiểm tra định kì và kiểm tra theo vụ việc theo đúng các quy định hiện hành. Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua đó xem xét việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao của từng cá nhân trong tƣơng quan với các mục tiêu và tiêu chuẩn của tổ chức. Kích thích, động viên cán bộ, giáo viên thông qua các điều khoản về đánh giá, ghi nhận và hỗ trợ. Đặc trƣng của công tác này liên quan đến thuyên chuyển giáo viên, cải tiến cơ cấu tổ chức, cung cấp thông tin phản hồi, giữ liên lạc giữa nhà quản lý với giáo viên và các bộ phận hỗ trợ.

1.3.2.6. Khen thưởng, kỷ luật

Mỗi tổ chức đều có quy định và tiêu chuẩn riêng để duy trì nền nếp trật tự và kỷ cƣơng của tổ chức mình. Trong quá trình hoạt động, cá nhân, tập thể làm tốt sẽ đƣợc khen thƣởng và vi phạm sẽ bị kỷ luật. Mực khen thƣởng và kỷ luật lỷ lệ thuận với mức độ hoàn thành tốt nhiệm vụ hoặc mức độ vi phạm các quy định. Mục đích khen thƣởng là ghi nhận thành tích cá nhân đạt đƣợc, động viên khích lệ cá nhân làm việc tốt hơn. Mục đích của việc kỷ luật là nhằm đảm bảo cho hành vi của các thành viên phù hợp với quy định của tổ chức. Thực hiện khen thƣởng và kỷ luật đúng lúc sẽ giữ vững đƣợc kỷ cƣơng nền nếp của tổ chức, giúp cho cá nhân làm việc kỷ luật hơn, hiệu quả công tác cao hơn, mang lại lợi ích cho cả tập thể và cá nhân.

1.3.2.7. Môi trường giáo dục

Xây dựng môi trƣờng pháp lý: Căn cứ vào các văn bản của nhà nƣớc, của các cấp, các ban ngành để thực hiện quản lý đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên thực hiện đẩy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.

Xây dựng môi trƣờng sƣ phạm:

Xây dựng tập thể sƣ phạm nhà trƣờng thành một khối đoàn kết, thống nhất trong nhận thức tƣ tƣởng và việc làm. Bởi đoàn kết là sức mạnh của tổ chức, ở đó mỗi thành viên trong tổ chức đều thấy đƣợc vị trí, vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của mình trong tổ chức. Đây là nhiệm vụ quan trọng mang tính chất sống còn của ngƣời quản lý.

Phải xây dựng nhà trƣờng thành một tập thể biết học hỏi. Để làm đƣợc điều đó mỗi cá nhân phải hiểu đƣợc giá trị của tổ chức, hiểu đƣợc ý nghĩa và tầm quan trọng của việc mình làm, có đƣợc tƣ duy hệ thống, cấu trúc, thấy đƣợc mỗi cá nhân là một mắt xích quan trọng của hệ thống, mục tiêu đạt đƣợc của mỗi tổ chức phụ thuộc rất lớn vào mỗi mắt xích qua trọng này. Mỗi cá nhân phải biết chia sẻ với đồng nghiệp, giúp tổ chức làm việc đạt mực tiêu chung chứ không phải theo đuổi những mục đích cá nhân.

Ngƣời quản lý phải xây dựng văn hóa tổ chức:

Tạo môi trƣờng cho mọi thành viên của tổ chức hết mình vì công việc và sự phát triển của tổ chức.

Làm cho mọi thành viên thấy đƣợc giá trị của bản thân đối với tổ chức.

Tiểu kết chƣơng 1

Để làm rõ cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ giáo viên các trƣờng THPT, đề tài đã tập trung phân tích nội dung một số khái niệm liên quan đến: quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng, quản lý nguồn nhân lực, quản lý phát triển nguồn nhân lực, quản lý phát triển giáo viên. Về lý luận quản lý đội ngũ giáo viên ở trƣờng THPT, đề tài tập trung trình bày một số vấn đề về khái niệm đội ngũ, đội ngũ giáo viên trƣờng THPT, các nội dung quản lý đội ngũ giáo viên; phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc quản lý đội ngũ giáo viên trƣờng THPT và đồng thời làm rõ những yêu cầu về đội ngũ giáo viên và quản lý đội ngũ giáo viên trƣờng THPT trong giai đoạn hiện nay đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông. Những vấn đề lý luận trên đây là cơ sở liên quan đến đề tài cho việc nghiên cứu thực trạng cũng nhƣ đề xuất các biện pháp cho công tác quản lý đội ngũ giáo viên ở trƣờng THPT sẽ đƣợc đề cập ở các chƣơng tiếp theo.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN 2.1. Khái quát về đặc điểm lịch sử, địa lí, kinh tế-xã hội và giáo duc của huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

2.1.1. Về đặc điểm địa lí, lịch sử, kinh tế và xã hội huyện Bắc Sơn

2.1.1.1. Sơ lược về vị trí địa lí, lịch sử huyện Bắc Sơn

Bắc Sơn là huyện miền núi, thuộc cánh cung Bắc Sơn của vùng Đông Bắc Việt Nam. Trên địa bàn huyện có các ngọn núi cao 500-1.200 m, nhƣ ngọn núi Khau Pi Ao (cao 1.107m), ngọn núi Pa Lép (503 m)... Huyện Bắc Sơn có ranh giới phía Bắc giáp huyện Bình Gia, phía Đông giáp huyện Văn Quan, phía Nam giáp huyện Hữu Lũng, đều là các huyện của tỉnh Lạng Sơn. Riêng phía Tây, huyện Bắc Sơn giáp huyện Võ Nhai của tỉnh Thái Nguyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bắc Sơn có địa hình phức tạp, núi đất và núi đá vôi xen kẽ, bị cắt xẻ địa hình, có nhiều thung lũng và suối thuận tiện cho làm ruộng và nƣơng rẫy.

Bắc Sơn là huyện có nhiều di chỉ khảo cổ về ngƣời tiền sử, nơi đây các nhà khảo cổ đã phát hiện ra cả một nền văn minh của ngƣời Việt cổ, vào sơ kỳ đồ đá mới, mang tên văn hóa Bắc Sơn. Bắc Sơn là căn cứ địa kháng chiến, nơi nổ ra cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, chống Nhật và Pháp của lực lƣợng Việt Minh những năm 1940.

2.1.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội của huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

Bắc Sơn là một huyện nghèo của tỉnh Lạng Sơn, dân cƣ chủ yếu làm nghề nông nghiệp, sống rải rác ven các thung lũng, những sƣờn núi. Kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn nhất là hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; trình độ dân trí còn thấp, những quan niệm lạc hậu vẫn còn.

Kinh tế huyện Bắc Sơn chủ yếu là nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), sản xuất chƣa tập trung, còn mang tính nhỏ lẻ, manh mún. Ở các xã vùng sâu, vùng xã kinh tế chủ yếu còn mang tính tự cấp, tự túc, tập quán canh

tác lạc hậu vẫn còn nên việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong những năm gần đây, với sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bắc Sơn, sự phát triển kinh tế - xã hội đã đạt đƣợc những kết quả tích cực. Tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm đạt 9,2% (năm 2010-2013), thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 19,2 triệu đồng (năm 2013).

Năm 2013, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển, các chỉ tiêu kinh tế xã hội - an ninh quốc phòng đều đƣợc triển khai thực hiện có hiệu quả. Lĩnh vực kinh tế, tổng diện tích gieo trồng 12.840,82 ha, tổng sản lƣợng lƣơng thực 35.161 tấn vƣợt so với kế hoạch và cùng kỳ. Toàn huyện trồng đƣợc 640ha rừng, tăng 31% so với cùng kỳ. Lĩnh vực đầu tƣ xây dựng khối lƣợng thực hiện cả năm đạt 52,5 tỷ đồng vƣợt 15,5% kế hoạch. Tổng thu ngân sách đƣợc trên 32 tỷ đồng, vƣợt trên 16% so với kế hoạch, tăng 29% so với cùng kỳ. Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn luận văn ths giáo dục học (Trang 28)