* Nguyên nhân chủ quan
- Hộ có phụ nữ làm chủ gia đình, sống khép kín với xã hội, thiếu khả năng chống chọi dẫn đến nghèo đói.
- Do không biết làm ăn, không có tay nghề: Không biết cách làm ăn, không chịu tiếp thu kiến thức, kỹ năng tay nghề, lƣời học hỏi, ngại giao tiếp, lƣời lao động, bảo thủ, không chịu áp dụng KH - CN tiến tiến, không biết quy hoạch trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp để nâng cao chất lƣợng công việc dẫn đến nghèo.
- Trình độ học vấn thấp dẫn đến ít có cơ hội tìm kiếm việc làm ổn định, hạn chế khả năng tìm kiếm việc làm.
- Thiếu vốn, không dám đầu tƣ cho sản xuất: Vì sợ rủi do nên chỉ dám làm những công việc mang tính chất an toàn, không thu lợi nhuận dẫn đến nghèo đói.
- Hộ không có kế hoạch sản xuất cụ thể, sử dụng vốn vay nhƣng cách sử dụng vốn không hợp lý, lạm dụng vốn vào những hoạt động không đem lại lợi nhuận.
- Do tính chất và đa dạng nghề nghiệp đem lại, nghề nghiệp là nguồn thu nhập cho gia đình. Những ngƣời nghèo chỉ làm những công việc có thu nhập thấp, tính rủi ro cao dẫn đến sự bất ổn định về kinh tế. Hộ chỉ trông chờ vào nông nghiệp mà nông nghiệp là nghề phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết, nếu có rủi do sảy ra thì nguy cơ mất trắng rất cao, dễ rơi vào cảnh nghèo. Nên hộ cần tìm thêm những công việc phụ, để tăng thêm một phần thu nhập trong gia đình.
- Gia đình đông con, số ngƣời sống phụ thuộc lớn là gánh nặng của ngƣời lao động chính, làm bình quân thu nhập đầu ngƣời của hộ thấp và sự thiếu đất đai canh tác. Đông con, ngƣời sống phụ thuộc lớn không đủ tiền để chi trả cho các nhu cầu thiết yếu trong gia đình nhƣ nhà ở, y tế, giáo dục, nƣớc sạch, v.v…
- Gia đình có ngƣời già yếu, ốm đau, tàn tật khuyết tật, mất khả năng lao động cũng là một nguyên nhân nghèo của hộ, nó làm thiếu lao động, giảm thu nhập, và tăng chi phí sinh hoạt của hộ.
- Sức khỏe kém, chƣa thực sự quan tâm tới sức khỏe làm giảm sức lao động và làm giảm thu nhập đẫn đến nghèo.
- Do ý thức thoát nghèo còn thấp, một số hộ nghèo còn có tâm lý ỉ lại, không muốn thoát nghèo, vì hộ nghèo nhận đƣợc rất nhiều chính sách của nhà nƣớc. Cần có chính sách để tác động đến ngƣời dân, làm cho ngƣời dân có ý thức tự vƣơn lên thoát nghèo.
- Gia đình phải đi thuê lao động về làm việc do thiếu lao động trong gia đình. - Do ăn tiêu lãng phí, mắc tệ nạn xã hội.
* Nguyên nhân khách quan:
- Do điều kiện tự nhiên, môi trƣờng ô nhiễm, thƣờng xảy ra bão lũ, mất mùa, bệnh dịch xảy ra.
- Do thị trƣờng không ổn định, giá cả bấp bênh thay đổi liên tục.
* guyên nhân do cơ chế chính sách của nhà nước:
- Do mức chuẩn nghèo quá thấp, những hộ tuy đã thoát nghèo nhƣng thực chất vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Chủ yếu chính sách nghèo theo thu nhập. Vì vậy cần phải có các chính sách mới phù hợp hơn, đảm bảo tính công bằng trong việc giảm nghèo bền vững.
- Các chính sách giảm nghèo thiên về thu nhập, về hỗ trợ, về cho không, không phát huy đƣợc tính chất nghèo. Dẫn đến tâm lý ỉ lại, không muốn thoát nghèo của các hộ.
- Chính sách đầu tƣ cơ sở hạ tầng thấp kém, chƣa hoàn thiện và đảm bảo trong sinh hoạt cộng đồng và sản xuất phát triển.
- Chƣa hoàn thiện về các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, tự tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo (thuế, tín dụng ƣu đãi), thiếu chính sách trợ giúp đối với gia đình và xã hội, cũng nhƣ chính sách tệ nạn xã hội.
- Thiếu sự quan tâm chặt chẽ từ chính quyền địa phƣơng và các tổ chức xã hội, các chính sách giáo dục, y tế, việc làm chƣa đồng bộ và chồng chéo.