Công tác giám sát, xác định đối tƣợng và xây dựng chƣơng trình giảm nghèo hiện hành ở Việt Nam hoàn toàn dựa vào các tiêu chí "tiền tệ", trong đó chuẩn nghèo, tỷ lệ nghèo và hỗ trợ cho ngƣời nghèo đƣợc tính dựa trên mức thu nhập/chi tiêu, trong đó chính thức là thu nhập. Các phƣơng pháp đo lƣờng nghèo chính thức dựa trên chuẩn nghèo tuyệt đối đƣợc xác định theo phƣơng pháp “chi phí cho các nhu cầu cơ bản”; đây là phƣơng pháp chủ yếu dựa vào chi phí của rổ hàng lƣơng thực thực phẩm cung cấp lƣợng calo tối thiểu đƣợc chấp nhận (khoảng 2,100-2,300 kcal/ngƣời/ngày) và một cơ cấu tiêu dùng phù hợp với mức tiêu dùng của hộ nghèo cộng thêm chi phí cho những mặt hàng phi lƣơng thực/thực phẩm thiết yếu.
Nhƣ vậy, một câu hỏi đặt ra trong khi xây dựng thƣớc đo nghèo đa chiều là vai trò của thu nhập/chi tiêu. Theo thảo luận với Bộ LĐTBXH và các đối tác có liên quan, trong giai đoạn nghiên cứu,xây dựng đề án, thu nhập vẫn là tiêu chí chính thức sử dụng để giám sát, đo lƣờng, và xác định đối tƣợng nghèo. Thƣớc đo nghèo đa chiều trong giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm sẽ
chỉ bao gồm những chiều nghèo phi thu nhập, thu nhập sẽ đƣợc dùng song song để so sánh và đối chiếu với thƣớc đo nghèo đa chiều trong phân tích.
Khi tiếp cận phƣơng pháp đo lƣờng nghèo đa chiều, sử dụng song song đo lƣờng ngƣỡng thiếu hụt các nhu cầu xã hội cơ bản và mức sống tối thiểu (chuẩn thu nhập), dân cƣ trong xã hội sẽ đƣợc phân loại và định hƣớng giải pháp tác động nhƣ sau:
(1) nhóm dân cƣ có mức độ khó khăn nghiêm trọng cần đƣợc ƣu tiên hỗ trợ nhất: là nhóm hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu ngƣời từ mức sống tối thiểu trở xuống và thiếu hụt từ 1/3 nhu cầu cơ bản trở lên (nhóm ƣu tiên 1);
(2) nhóm dân cƣ khó khăn cần đƣợc cần đƣợc ƣu tiên hỗ trợ thứ hai là nhóm hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu ngƣời từ mức sống tối thiểu trở xuống và thiếu hụt dƣới 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản (nhóm ƣu tiên 2);
(3) nhóm dễ bị tổn thƣơng, là nhóm hộ gia đình không nghèo về thu nhập nhƣng thiếu hụt từ 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản trở lên (nhóm ƣu tiên 3);
(4) nhóm dân cƣ không thiếu hụt về các nhu cầu xã hội cơ bản và có thu nhập bình quân đầu ngƣời trên mức sống tối thiểu [3].