4.2.3.1. Kết quả phân loại hộ theo hướng tiếp cận đa chiều
Qua nghiên cứu 63 hộ theo cách tiếp cận đa chiều, tôi thu đƣợc kết quả sau:
Bảng 4.16. Kết quả phân loại hộ theo hƣớng tiếp cận đa chiều
Chỉ tiêu Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ TB Tổng Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Nhóm 1 Trên 50 điểm 3 4,76 0 0 0 0 3 4,76 Nhóm 2 Từ 30- dƣới 50 điểm 9 14,29 9 14,29 3 4,76 21 33,33 Nhóm 3 Từ 20 -dƣới 30 điểm 5 7,94 7 11,11 3 4,76 15 23,81 Nhóm 4 Dƣới 20 điểm 4 6,35 5 7,94 15 23,81 24 38,10
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2015)
Qua bảng trên cho thấy, đối tƣợng nghèo đa chiều chia làm 4 nhóm cơ bản: - Nhóm nghèo nghiêm trọng: Nhóm hộ nghèo đa chiều nghiêm trọng nếu hộ gia đình thiếu từ 1/2 số điểm thiếu hụt nhu cầu cơ bản trở lên (50 điểm trở lên), nhóm đối tƣợng này là những hộ nghèo không đƣợc tiếp cận và đáp ứng
với các chiều nhƣ về giáo dục, y tế, nhà ở, điều kiện sống, tiếp cận thông tin nhiều. Nhóm này có 3 hộ (4,76%), nằm trong nhóm hộ nghèo đơn chiều.
- Nhóm nghèo: Nhóm hộ nghèo đa chiều nếu hộ gia đình thiếu từ 1/3 đến 1/2 tổng số điểm thiếu hụt nhu cầu cơ bản trở lên (33-49 điểm), nhóm đối tƣợng này là những hộ nghèo không đƣợc đáp ứng và tiếp cận các chiều cơ bản của con ngƣời nhƣ giáo dục, y tế, điều kiện sống, tiếp cận thông tin, bảo hiểm và trợ cấp xã hội. Nhóm này có 21 hộ (33,33%), trong đó có 9 hộ (14,29%) là hộ nghèo đơn chiều, 9 hộ (14,29%) là hộ cận nghèo đơn chiều, 3 hộ (4,76%) trong nhóm trung bình đơn chiều.
- Nhóm cận nghèo: Nhóm hộ gia đình coi là cận nghèo đa chiều nếu hộ gia đình thiếu hụt từ 1/5 đến 1/3 tổng số điểm thiếu hụt nhu cầu cơ bản trở lên (20 đến 30 điểm). Nhóm này có 15 hộ (23,81%) trong tổng số hộ nghiên cứu và đánh giá trong đó có 5 hộ (7,94%) trong nhóm hộ nghèo đơn chiều, có 7 hộ (11,11%) trong nhóm hộ cận nghèo đơn chiều, 3 hộ (64,76%) trong nhóm hộ trung bình của đơn chiều.
- Nhóm không nghèo: Nhóm hộ có tổng số điểm thiếu hụt dƣới 1/5 tƣơng đƣơng dƣới 19 điểm và tiếp cận đầy đủ các chiều trong nhóm hộ này có tới 24 hộ (38,10%), trong đó có 4 hộ (6,35%) trong nhóm nghèo đơn chiều, 5 hộ (7,94%) trong nhóm cận nghèo đơn chiều, 15 hộ (23,81%) hộ trong nhóm trung bình.
Kết luận: Qua đó bảng kết quả trên cho ta thấy giữa hai cách đánh giá tiếp cận nghèo đơn chiều và đa chiều cho chúng ta kết quả khác nhau rất nhiều những nhóm khá và giàu đơn chiều đƣợc đánh giá bằng thu nhập nhƣng khi theo chuẩn nghèo đa chiều thì nhiều hộ trong nhóm này có mức độ thiếu hụt các nhu cầu cơ bản của con ngƣời khá nghiêm trọng vì qua chuẩn nghèo đơn chiều thì còn nhiều han chế nhƣ có những trƣờng hợp gia đình có tiền nhƣng họ không chi vào việc đáp ứng nhu cầu tối thiểu (do cả lý do khách
quan nhƣ không sẵn có dịch vụ hay lý do chủ quan nhƣ do phong tục tập quán địa phƣơng hay do chính nhận thức của ngƣời dân. Nếu chỉ dùng thƣớc đo duy nhất bằng thu nhập thì dẫn đến tình trạng bỏ sót đối tƣợng, mặt khác có những ngƣời tuy không nghèo về thu nhập nhƣng lại không tiếp cận đƣợc một số nhu cầu cơ bản nhƣ y tế, giáo dục, điều kiện sống, tiếp cận thông tin… kết quả thể hiện qua bảng trên cho ta thấy r đƣợc điều này.
4.2.3.2. Tình hình nghèo theo từng chiều của các hộ
Theo đề án “Chuyển đổi phƣơng pháp tiếp cận đo lƣờng nghèo từ đơn chiều dựa vào thu nhập sang đa chiều, áp dụng trong giai đoạn 2016-2020” do bộ LĐTB&XH đƣa ra đã xác định có 5 chiều thiếu hụt: giáo dục (chiều 2), y tế (chiều 2), nhà ở (chiều 3), điều kiện sống (chiều 4), sự tiếp cận thông tin (chiều 5). Tỷ lệ hộ nghèo theo từng chiều thiếu hụt của các hộ nghiên cứu ở xã Mai Trung đƣợc thể hiện qua hình sau:
Hình 4.1. Tỷ lệ hộ nghèo theo từng chiều
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2015)
Qua biểu đồ thấy: Có 17,46 % hộ thiếu hụt về chiều 1 (giáo dục) và 11,11% thiếu hụt chiều 2 (y tế), 28,57% hộ thiếu hụt chiều 3 (nhà ở), chiều 4 (điều kiện sống) có tới 30,16% hộ thiếu hụt, thiếu hụt chiều 5 (sự tiếp cận thông tin) chiếm tỉ lệ cao nhất là 74,60. Có thể thấy sự tiếp cận thông tin của
ngƣời dân còn rất thấp. Sự hạn chế trong tiếp cận thông tin không chỉ diễn ra ở hộ nghèo mà còn có ở hộ cận nghèo và hộ trung bình, họ không sở hữu đủ các tài sản để tiếp cận thông tin. Giáo dục và y tế đƣợc ngƣời dân khá quan tâm vì vậy mức độ thiếu hụt hai chiều này thấp hơn cả.
Thông qua đánh giá 5 chiều với 10 chỉ số nghèo khổ đa chiều, ta đã có những số liệu khác về thực trạng nghèo, tỷ lệ hộ nghèo tăng lên với một con số nhất định, điều này đã đánh giá đƣợc bản chất thực sự của sự nghèo đói. Khi đáp ứng đƣợc tất cả những chỉ số về nghèo khổ đa chiều thì vấn đề nghèo đói sẽ đƣợc giải quyết triệt để mà không còn hiện tƣợng nghèo - tái nghèo.
4.3. Đánh giá thực trạng nghèo đa chiều
Theo đề án “Chuyển đổi phƣơng pháp tiếp cận đo lƣờng nghèo từ đơn chiều dựa vào thu nhập sang đa chiều, áp dụng trong giai đoạn 2016-2020” do bộ LĐTB&XH đƣa ra đã xác định có 4 phƣơng án để đánh giá (đã đƣợc nêu trong phần 2.2.2). Do điều kiện hạn chế, tôi chỉ chọn phƣơng án 1 và phƣơng án 2 để đánh giá thực trạng nghèo theo hƣớng đa chiều của xã Mai Trung thông qua 63 hộ điều tra.
4.3.1. Đánh giá nghèo theo phương án 1
Phƣơng pháp này sử dụng chuẩn mức sống tối thiểu để xác định đối tƣợng chính sách, trên cơ sở đó, phân loại đối tƣợng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình bằng mức độ thiếu hụt các nhu cầu xã hội cơ bản.
* Xã Mai Trung là xã thuộc khu vực nông thôn nên việc phân loại đối tƣợng đƣợc thực hiện nhƣ sau:
- Hộ nghèo: Có thu nhập bình quân đầu ngƣời từ mức sống tối thiểu trở xuống (01 triệu/ngƣời/tháng) và thiếu hụt từ 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản trở lên; - Hộ cận nghèo: Là hộ có thu nhập bình quân đầu ngƣời từ mức sống tối thiểu trở xuống (01 triệu/ngƣời/tháng) và thiếu hụt dƣới 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản;
- Hộ có mức sống trung bình: Là hộ có thu nhập bình quân đầu ngƣời dƣới thiểu và thiếu hụt dƣới 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản.
Sau khi thu thập số liệu, xử lý, tính toán số liệu, tôi thu đƣợc bảng sau:
Bảng 4.17. Kết quả khảo sát hộ nghèo đa chiều theo phƣơng pháp 1 Đa chiều
Đơn chiều Hộ nghèo Cận nghèo TB
Hộ nghèo (n=21) 12 9 0 Hộ cận nghèo (n= 21) 8 12 0 Hộ trung bình (n=21) 3 8 4 Tổng (n=63) 23 29 4 So sánh đa chiều/ đơn chiều Tăng (hộ) +2 +8 -17 Tỷ lệ (%) 3,17 12,70 -26,98
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2015)
Bảng trên cho thấy: Sau khi đo lƣờng đa chiều có tới 23 hộ nghèo, 29 hộ cận nghèo, 4 hộ hộ trung bình. Nghĩa là số hộ nghèo, cận nghèo đa chiều tăng so với đo lƣờng nghèo theo thu nhập, cụ thể: hộ nghèo tăng 2 hộ (3,17%), hộ cận nghèo tăng 8 hộ (12,70%). Trong 24 hộ nghèo đa chiều thì có 12 hộ là nghèo thu nhập, có tới 8 hộ là hộ cận nghèo thu nhập và 3 hộ có mức sống trung bình theo thu nhập. Kết quả điều tra cho thấy, có nhiều hộ không phải hộ nghèo, cận nghèo thu nhập nhƣng khi đánh gia mức độ thiếu hụt các nhu cầu cơ bản thì lại là hộ nghèo, cận nghèo vì hộ thiếu hụt trong tiếp cận với nhu cầu xã hội cơ bản. Nhƣ vậy, việc xác định nghèo theo hƣớng đa chiều bao quát hơn, mức độ bao phủ hơn rộng hơn so với việc chỉ dựa vào thu nhập để xác định hộ nghèo.
4.3.2. Đánh giá nghèo theo phương án 2:
Phƣơng pháp này căn cứ vào mức độ thiếu hụt các nhu cầu xã hội cơ bản và mức sống tối thiểu để phân loại đối tƣợng, cụ thể:
Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu ngƣời từ mức sống tối thiểu trở xuống (01 triệu/ngƣời/tháng) hoặc thiếu hụt từ 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản trở lên;
Hộ cận nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu ngƣời từ mức sống tối thiểu trở xuống (01 triệu/ngƣời/tháng) hoặc thiếu hụt dƣới 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản.
Qua quá trình tổng hợp, phân tích số liệu, tôi thu đƣợc kết quả sau:
Bảng 4.18. Kết quả khảo sát hộ nghèo theo phƣơng án 2 Đa chiều
Đơn chiều Hộ nghèo Hộ cận nghèo
Hộ nghèo (n=21) 12 9
Hộ cận nghèo (n= 21) 9 12
Hộ trung bình (n=21) 5 16
Tổng 26 37
So sánh đa chiều/ đơn chiều
Tăng
(hộ) 5 16
Tỷ lệ
(%) 7,94 25,40
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2015)
Bảng số liệu 4.18 cho thấy theo cách xét nghèo đa chiều theo phƣơng án 2, số hộ nghèo, cận nghèo có sự chênh lệch khá lớn so với đánh giá nghèo theo thu nhập. Hộ nghèo đa chiều có 26 hộ lớn hơn nghèo đơn chiều 5 hộ, tƣơng đƣơng tăng 7,94%, trong số hộ nghèo đa chiều thì có tới 9 hộ là hộ cận nghèo và 5 hộ là hộ trung bình, số hộ nghèo đơn chiều bị nghèo đa chiều có 12 hộ. Có 37 hộ cận nghèo tăng 25,40%, so với đánh giá đơn chiều. Nhƣ vậy có thể thấy rằng với cách đánh giá nghèo theo hƣớng đa chiều đã bao quát hơn so với đánh giá theo thu nhập. Chỉ số nghèo khổ đa chiều đã phản ánh tất cả phạm vi ảnh hƣởng của đói nghèo. Nhƣ vậy, tiếp cận đa chiều kết hợp tiếp cận đơn chiều để bổ sung một cách đầy đủ rõ nét và chính xác về bức tranh
nghèo đói của địa phƣơng, có những giải pháp cho từng nhóm ngƣời đối tƣợng cụ thể, đảm bảo quyền bình đ ng, đồng bộ.
4.3.3. So Sánh phương pháp xác định hộ nghèo đa chiều theo phương án 1 với phương án 2
Hình 4.2. Biểu đồ so sánh số hộ nghèo đa chiều giữa phƣơng án 1 và phƣơng án 2
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra,2015)
Qua biểu đồ ta thấy đƣợc khi đánh giá nghèo theo phƣơng án 2 thì số lƣợng hộ nghèo và cận nghèo lớn hơn phƣơng án 1. Khi đánh giá nghèo đa chiều theo hai phƣơng án, tôi thấy mỗi phƣơng án có những ƣu, nhƣợc điểm riêng.
* Phƣơng án 1
- Ưu điểm: Phân loại hộ thành nhiều nhóm khác nhau vì vậy dễ dàng hơn trong việc cân đối ngân sách. Sử dụng mức độ thiếu hụt các nhu cầu xã hội cơ bản để xác định, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo. Phù hợp với mặt bằng chính sách giảm nghèo hiện hành đƣợc quy định trong các văn bản pháp luật. Phù hợp với định hƣớng hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc và khả năng cân đối.
- hược điểm: Còn tồn hộ không đƣợc xếp loại. Chƣa bảo phủ đƣợc nhóm đối tƣợng không nghèo về thu nhập nhƣng lại không tiếp cận đƣợc một số nhu cầu xã hội cơ bản (thiếu hụt từ 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản trở lên).
* Phƣơng án 2
- Ưu điểm: Phù hợp với cách tiếp cận đo lƣờng nghèo đa chiều. Không bỏ sót đối tƣợng.
- hược điểm: Không phù hợp với quan điểm nghèo và hệ thống chính sách hiện hành. Chỉ có hai nhóm hộ là cận nghèo và nghèo, vì vậy có những hộ không nghèo về thu nhập và cũng không thiếu hụt nhu cầu sống nhƣng vẫn xếp vào diện hộ cận nghèo gây khó khăn cho việc xác định đối tƣợng hỗ trợ và khả năng cân đối ngân sách.
4.4. Nguyên nhân nghèo, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thoát nghèo tại xã Mai Trung
4.4.1. Nguyên nhân nghèo
* Nguyên nhân chủ quan
- Hộ có phụ nữ làm chủ gia đình, sống khép kín với xã hội, thiếu khả năng chống chọi dẫn đến nghèo đói.
- Do không biết làm ăn, không có tay nghề: Không biết cách làm ăn, không chịu tiếp thu kiến thức, kỹ năng tay nghề, lƣời học hỏi, ngại giao tiếp, lƣời lao động, bảo thủ, không chịu áp dụng KH - CN tiến tiến, không biết quy hoạch trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp để nâng cao chất lƣợng công việc dẫn đến nghèo.
- Trình độ học vấn thấp dẫn đến ít có cơ hội tìm kiếm việc làm ổn định, hạn chế khả năng tìm kiếm việc làm.
- Thiếu vốn, không dám đầu tƣ cho sản xuất: Vì sợ rủi do nên chỉ dám làm những công việc mang tính chất an toàn, không thu lợi nhuận dẫn đến nghèo đói.
- Hộ không có kế hoạch sản xuất cụ thể, sử dụng vốn vay nhƣng cách sử dụng vốn không hợp lý, lạm dụng vốn vào những hoạt động không đem lại lợi nhuận.
- Do tính chất và đa dạng nghề nghiệp đem lại, nghề nghiệp là nguồn thu nhập cho gia đình. Những ngƣời nghèo chỉ làm những công việc có thu nhập thấp, tính rủi ro cao dẫn đến sự bất ổn định về kinh tế. Hộ chỉ trông chờ vào nông nghiệp mà nông nghiệp là nghề phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết, nếu có rủi do sảy ra thì nguy cơ mất trắng rất cao, dễ rơi vào cảnh nghèo. Nên hộ cần tìm thêm những công việc phụ, để tăng thêm một phần thu nhập trong gia đình.
- Gia đình đông con, số ngƣời sống phụ thuộc lớn là gánh nặng của ngƣời lao động chính, làm bình quân thu nhập đầu ngƣời của hộ thấp và sự thiếu đất đai canh tác. Đông con, ngƣời sống phụ thuộc lớn không đủ tiền để chi trả cho các nhu cầu thiết yếu trong gia đình nhƣ nhà ở, y tế, giáo dục, nƣớc sạch, v.v…
- Gia đình có ngƣời già yếu, ốm đau, tàn tật khuyết tật, mất khả năng lao động cũng là một nguyên nhân nghèo của hộ, nó làm thiếu lao động, giảm thu nhập, và tăng chi phí sinh hoạt của hộ.
- Sức khỏe kém, chƣa thực sự quan tâm tới sức khỏe làm giảm sức lao động và làm giảm thu nhập đẫn đến nghèo.
- Do ý thức thoát nghèo còn thấp, một số hộ nghèo còn có tâm lý ỉ lại, không muốn thoát nghèo, vì hộ nghèo nhận đƣợc rất nhiều chính sách của nhà nƣớc. Cần có chính sách để tác động đến ngƣời dân, làm cho ngƣời dân có ý thức tự vƣơn lên thoát nghèo.
- Gia đình phải đi thuê lao động về làm việc do thiếu lao động trong gia đình. - Do ăn tiêu lãng phí, mắc tệ nạn xã hội.
* Nguyên nhân khách quan:
- Do điều kiện tự nhiên, môi trƣờng ô nhiễm, thƣờng xảy ra bão lũ, mất mùa, bệnh dịch xảy ra.
- Do thị trƣờng không ổn định, giá cả bấp bênh thay đổi liên tục.
* guyên nhân do cơ chế chính sách của nhà nước:
- Do mức chuẩn nghèo quá thấp, những hộ tuy đã thoát nghèo nhƣng thực chất vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Chủ yếu chính sách nghèo theo thu nhập. Vì vậy cần phải có các chính sách mới phù hợp hơn, đảm bảo tính công bằng trong việc giảm nghèo bền vững.
- Các chính sách giảm nghèo thiên về thu nhập, về hỗ trợ, về cho không, không phát huy đƣợc tính chất nghèo. Dẫn đến tâm lý ỉ lại, không muốn thoát nghèo của các hộ.
- Chính sách đầu tƣ cơ sở hạ tầng thấp kém, chƣa hoàn thiện và đảm bảo trong sinh hoạt cộng đồng và sản xuất phát triển.
- Chƣa hoàn thiện về các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, tự tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo (thuế, tín dụng ƣu đãi), thiếu chính sách trợ giúp đối với gia đình và xã hội, cũng nhƣ chính sách tệ nạn xã hội.
- Thiếu sự quan tâm chặt chẽ từ chính quyền địa phƣơng và các tổ chức xã hội, các chính sách giáo dục, y tế, việc làm chƣa đồng bộ và chồng chéo.
4.4.2. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình giảm nghèo của xã Mai Trung Mai Trung
* Thuận lợi:
- Đất canh tác màu mỡ, phù hợp phát triển cây nông nghiệp.
- Hệ thống giao thông thuận lợi, giúp vận chuyển hàng hóa và giao lƣu hàng hóa với các vùng lân cận.
- Hệ thống thủy lợi cung cấp nguồn nƣớc dồi dào cho tƣới tiêu phát