Trong những tiêu chí đánh giá nghèo theo hƣớng đa chiều thì tiêu chí phân theo giáo dục cũng rất quan trọng, bởi vì trình độ học vấn càng cao thì sự tiếp thu và nhận thức của con ngƣời càng lớn. Trình độ học vấn càng cao thì khả năng có công việc và thu nhập ổn định càng lớn. Vì vậy ngƣời dân trong xã khá chú trọng tới học tập.
Tình trạng bằng cấp cao nhất của hộ điều tra
Bảng 4.8. Bằng cấp cao nhất của các hộ điều tra năm 2014 Bằng
cấp
Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ trung bình Tổng Số hộ (tỷ lệ %) Số hộ (tỷ lệ %) Số hộ (tỷ lệ %) Số hộ (tỷ lệ %) Không bằng 3 4,76 0 0 0 0 3 4,76 Tiểu học 1 1,59 2 3,17 0 0 3 4,76 Thcs 11 17,46 10 15,87 4 6,35 25 39,68 Thpt 5 7,94 5 7,94 3 4,76 13 20,63 Cao đ ng 1 1,59 1 1,59 9 14,29 11 17,46 Đại học 0 0,00 3 4,76 4 6,35 7 11,11 Thạc sỹ 0 0,00 0 0,00 1 1,59 1 1,59 Tiến sỹ 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Tổng 63 100
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2015)
Qua bảng cho thấy:
Có 3 hộ (4,76%) không có thành viên hoàn thành cấp độ tiểu học đều là hộ nghèo. Không có bằng cấp, kiến thức và tƣ duy hạn chế khó tiếp thu những cái mới, cái thay đổi mà chỉ biết làm theo những kinh nghiệm bản địa. Đây thực sự là vấn đề khó giải quyết đối với việc giúp họ thoát nghèo. Có 3 hộ (chiếm 4,76%) thành viên có bằng cấp cao nhất là bằng Tiểu học, trong đó có 2 hộ cận nghèo (chiếm 3,17%) và 1 hộ nghèo (chiếm 1,59%). Có bằng THCS là cao nhất là hai nhóm hộ nghèo và cận nghèo, trong đó cận nghèo có 10 hộ (15,87%), và nghèo 11 hộ (17,46%). Với bằng cao nhất là THPT có 13 hộ (20,63%), trong đó có 3 hộ trung bình (4,76%), 5 hộ cận nghèo (7,94%), và 5 hộ nghèo (7,94%). Với bằng cao nhất là cao đ ng có 11 hộ (17,46%), trong đó có 9 hộ trung bình (14,29%), cận nghèo và nghèo đều chỉ có 1 hộ (1,59%).
Bằng đại học có 7 hộ (11,11%), trong đó 4 hộ trung bình (6,3%), 3 hộ cận nghèo 4,76%), không có hộ nghèo nào có thành viên đạt bằng đại học. Có 1 hộ có bằng thạc sỹ là hộ trung bình.
Tình trạng giáo dục ngƣời lớn.
Qua hộ điều tra cho thấy: Có tới 9,52% hộ có thành viên từ 15- 30 tuổi hiện không đi học và không có bằng THCS, có 2 hộ nghèo (chiếm 3,17%), hộ cận nghèo có 3 hộ (chiếm 4,76%) và hộ trung bình có 1 hộ (chiếm 1,59%). Do không còn đi học và không có bằng cấp II nên họ khó tìm đƣợc công việc ổn định có lƣơng cao, phải làm những công việc nặng nhọc. Tỷ lệ hộ có ngƣời lớn từ 15 - 30 tuổi không tốt nghiệp THCS và hiện không đi học đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.9. Tình hình giáo dục ngƣời lớn của các hộ điều tra năm 2014
Ngƣời từ 15 - 30 tuổi không tốt nghiệp THCS và hiện không đi học
ĐVT Nghèo Cận nghèo TB Tổng
Hộ 2 3 1 6
% 3,17 4,76 1,59 9,52
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2015)
Tình trạng Trình độ giáo dục trẻ em
Qua điều tra cho thấy, xã Mai Trung vẫn còn tình trạng trẻ em trong độ tuổi đi học nhƣng bỏ học, không đi học. Trong 63 hộ điều tra thì có 5 hộ tƣơng đƣơng 7,94% hộ có trẻ trong độ tuổi từ 5-14 bỏ học, trong đó hộ nghèo và cận nghèo có tỷ lệ trẻ không đi học chiếm 3,17%, cao hơn hộ có mức sống trung bình, hộ trung bình chiếm 1,59%. Các nguyên nhân trẻ bỏ học nhƣ: nhà nghèo, thiếu lao động, trẻ không có bố, mẹ không có thời gian quan tâm đến việc học của con. Hộ đông nhân khẩu, thu nhập của hộ thấp, điều kiện kinh tế khó khăn, chi phí cho học tập cao, hộ không đủ chi trả cho học tập dẫn đến trẻ không muốn đi học, bỏ học đi làm…. Tình trạng trẻ bỏ học, không đi học của các hộ điều tra đƣợc thể hiện ở bảng 4.10.
Bảng 4.10. Tình hình trẻ em từ 5- 14 tuổi không đi học
Ngƣời từ 15 - 30 tuổi không tốt nghiệp THCS và hiện không đi học
ĐVT Nghèo Cận nghèo TB Tổng
Hộ 2 2 1 5
% 3,17 3,17 1,59 7,64
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2015)
Nhận xét về tình hình giáo dục của các hộ điều tra:
Sự chênh lệch về học vấn giữa ngƣời khá và ngƣời nghèo trên địa bàn xã Mai Trung là khá cao, đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn. Những hộ khá có điều kiện phát triển kinh tế nên họ có điều kiện để đầu tƣ cho con em đi học nên có tỷ lệ học vấn, bằng cấp cao hơn so với những hộ nghèo. Những hộ nghèo, thu nhập thấp tiền trang trải sinh hoạt trong gia đình còn khó khăn nên không có khả năng lo cho con cái đi học, nhiều gia đình vẫn có suy nghĩ chỉ cần cho con đi học để không mù chữ không cần phải học cao vì vậy mà có tình trạng trẻ bỏ học, gia đình có thành viên không học hết cấp II, ngƣời trong độ tuổi đi học mà không đi học, trình độ học vấn chủ yếu chỉ là THCS, THPT.
Nhƣ vậy, ta có thể thấy việc tiếp cận nền giáo dục có ảnh hƣởng không nhỏ tới tình trạng nghèo đa chiều, giáo dục là một trong các chỉ số quan trọng để đánh giá nghèo đa chiều cho hộ gia đình. Con ngƣời là yếu tố quyết định cho sự phát triển nhƣng với trình độ văn hóa quá thấp sẽ là rào cản lớn nhất trong việc giảm nghèo. Muốn giảm nghèo bền vững thì việc đầu tƣ vào con ngƣời là nhân tố quan trọng cho sự thành công. Cần phải thay đổi cách tiếp cận nền giáo dục của ngƣời dân giúp họ thấy đƣợc tầm quan trọng của tri thức, nó sẽ mang lại nhiều giải pháp cho họ có thể lựa chọn sao cho thích hợp với điều kiện của mình. Từ đó là cơ sở để từng bƣớc nâng cao năng lực con ngƣời, trình độ tay nghề, thoát nghèo một cách bền vững.