Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của cán bộ khuyến nông trong sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã phú cường, huyện đại từ,tỉnh thái nguyên (Trang 38)

3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

- Thu thập tài liệu từ sách báo, ấn phẩm, các trang Website của chính phủ, bộ ngành, báo cáo tổng kết của xã đang nghiên cứu.

3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Số liệu đƣợc sơ cấp đƣợc thu thập trực tiếp từ đối tƣợng nghiên cứu là các hộ gia đình trên địa bàn xã Mai Trung. Để thu thập đƣợc số liệu phải tiến hành quan sát trực tiếp và phỏng vấn trực tiếp hộ bằng phiếu điều tra đƣợc lập sẵn.

Quan sát trực tiếp: Quan sát nhà ở, điều kiện sống, nguồn vốn vật chất. Phỏng vấn bằng bảng hỏi: Các thông tin cơ bản của hộ dân về tình hình cơ bản nhƣ: thu nhập, nhân khẩu, lao động, nhà ở, tài sản, điều kiện sinh hoạt, giáo dục, y tế, bảo hiểm và trợ cấp xã hội, sự tiếp cận thông tin của hộ, những thuận lợi và khó khăn, nguyên nhân nghèo.

Địa điểm: xã Mai Trung Số phiếu phỏng vấn: 63 phiếu

3.4.3. Phương pháp chọn mẫu

Tôi đã tiến hành điều tra ngẫu nhiên 3 thôn trong tổng số 7 thôn của xã, Mỗi thôn điều tra 21 hộ, trong đó:

+ Chọn 1 thôn có tình hình kinh tế phát triển nhất xã là thôn Trung Hƣng. + Chọn 1 thôn có tình hình phát triển kinh tế thuộc loại trung bình Mai Phong.

+ Chọn 1 thôn có tình hình phát triển kinh tế khó khăn là thôn Cẩm Trang. - Trong 63 hộ phỏng vấn chọn:

+ Hộ TB: 21 hộ (33,3%).

+ Hộ cận nghèo: 21 hộ (33,3%). + Hộ nghèo: 21 hộ (33,3%).

3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Đối với thông tin thứ cấp: Sau khi thu thập đƣợc thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ƣu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì lập bảng biểu.

- Đối với thông tin sơ cấp: Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ đƣợc kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel, sử dụng để tiến hành tổng hợp, xử lý.

3.4.5. Phương pháp phân tích thông tin

- Sử dụng phần mềm Excel:

Thực hiện nhập số liệu đã tổng hợp vào máy tính trên phần mềm Excel và sử dụng các hàm trong Excel để xử lý và tổng hợp các số liệu, vẽ biểu đồ.

- Phương pháp so sánh:

Là phƣơng pháp so sánh các yếu tố định lƣợng hoặc định tính,so sánh các chỉ số chỉ tiêu, hiện tƣợng kinh tế, xã hội đã đƣợc lƣợng hóa có cùng nội dung, tính chất tƣơng tự nhau để xác định mức độ biến động của các nội dung. Đây là phƣơng pháp đƣợc áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau.

Tôi sử dụng phƣơng pháp này để so sánh tỷ lệ hộ nghèo đơn chiều với hộ nghèo đa chiều theo hai phƣơng pháp đánh giá nghèo đa chiều, so sánh hộ nghèo đa chiều theo phƣơng pháp sử dụng chuẩn mức sống tối thiểu để xác định đối tƣợng chính sách với phƣơng pháp căn cứ vào mức độ thiếu hụt các nhu cầu xã hội cơ bản và mức sống tối thiểu để phân loại đối tƣợng để thấy đƣợc sự khác biệt giữa hai loại hình nghiên cứu và suy rộng ra đƣợc vấn đề nghiên cứu.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Mai Trung là một xã trung du nằm ở phía Tây của huyện Hiệp Hòa, cách trung tâm huyện 7 km và theo địa giới hành chính xã gồm:

- Phía Bắc giáp xã Hùng Sơn.

- Phía Nam giáp xã Xuân Cẩm và xã Tân Hƣng - Sóc Sơn, TP. Hà Nội. - Phía Đông giáp xã Thƣờng Thắng và xã Bắc Lý.

- Phía Tây giáp xã Hợp Thịnh.

4.1.1.2. Địa hình

Mai Trung là một xã có diện tích trung bình của huyện, địa hình không đƣợc bằng ph ng, độ cao, thấp của địa hình tƣơng đối phức tạp xen lẫn những khu dân cƣ và các ruộng lúa, ruộng màu. Tuy nhiên, phía Đông Bắc địa hình bằng ph ng hơn, thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.

4.1.1.3. Thời tiết, khí hậu, thủy văn

Xã Mai Trung nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mƣa nhiều, chịu ảnh hƣởng trực tiếp của gió mùa. Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa. Mùa mƣa: thời tiết nóng ẩm, lƣợng mua lớn, chiếm 80% lƣợng mƣa cả năm. Mùa khô: lƣợng mƣa ít, có những thời kỳ khô hanh kéo dài từ 15- 20 ngày nhiều diện tích canh tác bị khô hạn. Nhiệt độ trung bình năm là 23,60C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 38,90, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 13,10

4.1.1.4. Đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Mai Trung là 1050,14 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 670,21ha, chiếm khoảng 63,82%, đất phi nông nghiệp

379,80 ha, chiếm 36.17%, đất chƣa sử dụng 0,13 ha chiếm 0,01%. Điều này chứng tỏ nông nghiệp vẫn giữ vị trí hàng đầu trong kinh tế của xã.

Diện tích đất đai của xã Dân Chủ đƣợc thể hiện ở bảng và hình dƣới đây:

Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Mai Trung năm 2014

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên 1050,14 100

1 Đất nông nghiệp 670,21 63,82

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 584,60 55,67

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 581,10 55,34

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 3,50 0,33

1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 85,61 8,15

2 Đất phi nông nghiệp 379,80 36,17

2.1 Đất ở 215,42 20,51

2.2 Đất chuyên dùng 120,34 11,46

2.3 Đất tôn giáo tín ngƣỡng 0,82 0,08

2.4 Đất nghĩa trang nghĩa địa 29,21 2,78

2.5 Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 14,01 1,33

3 Đất chưa sử dụng 0,13 0,01

(Nguồn: Địa chính Xã Mai Trung, Huyện Hiệp Hòa)

4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Mai Trung là một xã trung du dân số và lao động là hai nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình sản xuất nông nghiệp. Do đó cần phải có sự phân bổ dân cƣ và sức lao động cho hợp lý, phải thật phù hợp với điều kiện

kinh tế xã hội của xã và ổn định đời sống cho nhân dân. Với tổng số nhân khẩu năm 2014 là 16.520 ngƣời và có 3.766 hộ đƣợc phân bổ trên địa bàn 07 thôn. Dân số chủ yếu là dân tộc kinh sinh sống. Để thấy r đƣợc tình hình dân số và lao động của xã ta xem xét bảng biểu 4.2:

Bảng 4.2. Tình hình dân số và lao động của xã Mai Trung năm 2014

Chỉ tiêu Đvt 2014

Số lƣợng %

1. Tổng dân số Ngƣời 16.520 100

2. Tổng số hộ Hộ 3.766 100

- Hộ nông nghiệp Hộ 3.288 87,3

- Hộ phi nông nghiệp Hộ 478 12,7

3. Tổng nhân khẩu Ngƣời 16.520 100

- Khẩu nông nghiệp Ngƣời 14.389 87,1

- Khẩu phi nông nghiệp Ngƣời 2.131 12,9

4. Tổng số lao động Lao động 6.400 100

- Lao động nông nghiệp Lao động 6.240 97,5 - Lao động phi nông nghiệp Lao động 160 2,5

(nguồn: Thống kê xã Mai Trung huyện Hiệp Hòa)

Bảng 4.2 cho thấy xã Mai Trung năm 2014 có 16.520 dân, 3.766 hộ, trong đó có tới 3.288 hộ sản xuất nông nghiệp chủ yếu (chiếm 87,3%). Số lao động nông nghiệp là 6.240 ngƣời, chiếm 97,5% tổng số lao động. Đây là số lƣợng lao động tƣơng đối lớn, nhƣ chúng ta đã biết sản xuất nông nghiệp mang đặc tính thời vụ do vậy phân công lao động cũng mang tính thời vụ. Chính vì vậy để khai thác hết tiềm năng lao động của vùng, xã đã xác định phải mở rộng phát triển ngành trồng trọt theo hƣớng hàng hóa để giải quyết số lao động nhàn rỗi. Đồng thời tăng thu nhập cho ngƣời dân góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trong vùng.

4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

* Giao thông: Do vị trí nằm cạnh trung tâm huyện, lại có tỉnh lộ 296 chạy qua địa bàn xã, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của địa phƣơng. Hệ thống giao thông của xã tƣơng đối hoàn chỉnh với chất lƣợng khá tốt có thể đảm bảo đƣợc nhu cầu giao lƣu, đi lại và sự phát triển hiện tại. Hệ thống giao thông gồm các tuyến đƣờng quan trọng nhƣ tỉnh lộ 296, các tuyến đƣờng liên xã, liên thôn, nội đồng đã đƣợc củng cố mở rộng, bê tông hóa. Trong tƣơng lai khi kinh tế phát triển với mức độ cao hơn thì một số tuyến đƣờng cần phải đƣợc củng cố, nâng cấp, đặc biệt là các tuyến đƣờng nội đồng để phù hợp với việc sản xuất hàng hóa tập trung tại địa phƣơng.ngoài tuyến đƣờng tỉnh lộ 296 chạy qua địa bàn xã, từ đức thắng đi cầu Vát sang Thái Nguyên và Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong xã giao lƣu và buôn bán. Trong xã có 26,5km đƣờng liên thôn, liên xóm đã đƣợc bê tông hóa mà ô tô có thể đi lại đƣợc. Xã có trục đƣờng bê tông nối liền giao thông giữa xã với xã hợp thịnh, xã xuân cẩm đây là con đƣờng chủ yếu để bà con giao lƣu trao đổi, buôn bán hàng hóa với thị trƣờng.

* Hệ thống thủy lợi: Trên địa bàn xã có 04 kênh chính đó là kênh T45- T47- T48- T49 chảy từ bắc xuống nam, có 11 máy bơm với 18,6 km mƣơng tƣới và 12 km mƣơng. Với hệ thống thủy lợi này cung cấp nƣớc tƣới đầy đủ cho sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong xã. Tuy nhiên, vào mùa khô còn một số diện tích khá lớn là đất ria đồi và đất vƣờn không đủ nƣớc. Do vậy xã cần quan tâm và có kế hoạch xây dựng thêm hệ thống thủy lợi nhằm phục vụ tƣới tiêu cho diện tích đất vƣờn và tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển.

* Hệ thống đồng ruộng: Hiện nay, toàn xã đã thực hiện chính sách “dồn

sách này, ruộng của các hộ đƣợc quy mô, tập trung, gần bờ, gần mƣơng, rất dễ canh tác.

* Hệ thống điện- thông tin liên lạc:

- Toàn xã có 3 trạm biến áp với 25 km đƣờng dây điện, cung cấp đủ điện cho sinh hoạt và sản xuất hàng ngày của nhân dân trong xã. Số hộ dùng điện đạt 100% tổng số hộ toàn xã.

- Về thông tin văn hóa đã xây dựng 01 bƣu điện văn hóa xã và 07 nhà văn hóa nhằm phục vụ cơ bản các thông tin và các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể của nhân dân.

* Hệ thống chợ: Trong xã có các địa điểm buôn bán tập trung, quy mô nhỏ và lẻ, cung cấp thức ăn, lƣơng thực, thực phẩm chủ yếu hàng ngày cho ngƣời dân.

4.1.2.3. Văn hóa - xã hội

* Giáo dục - đào tạo: Toàn xã có 5 trƣờng học: 1 trƣờng trung học cơ sở, 2 trƣờng tiểu học và 2 trƣờng mầm non. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt 98,2%. Các nhà trƣờng đã đảm bảo cơ sở vật chất cho việc dậy và học, 03/05 nhà trƣờng đã đƣợc kiên cố hóa và đầy đủ tiện nghi phục vụ cho học sinh học tập. Trong đó đã có 04 trƣờng (tiểu học số 1, mầm non số 1-2 và THCS) đạt chuẩn quốc gia.

* Y tế: Toàn xã có 01 trạm y tế với 9 cán bộ (trong đó có 02 bác sỹ),

trang thiết bị đã đƣợc trang bị đầy đủ đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Ngoài ra, trạm xá còn là nơi tuyên truyền tốt các chƣơng trình quốc gia về y tế nhƣ tiêm chủng mở rộng, chƣơng trình dinh dƣỡng… đặc biệt là chƣơng trình DS KHHGĐ góp phần đáng kể, làm giảm tỷ lệ tăng dân số của xã. Đến nay trạm y tế đã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Bảng 4.3. Cơ sở vật chất - hạ tầng của xã Mai Trung 2014

Diễn giải ĐVT Số lƣợng

I. Công trình thủy lợi

1. Trạm bơm điện Trạm 11

2. Mƣơng tƣới Km 18,6

3. Mƣơng tiêu Km 12,0

II. Sức kéo

1. Máy kéo nhỏ Máy 18

2. Trâu bò cày kéo Con 2.375

III. Đƣờng giao thông Km 36,5

IV. Công trình điện

1. Trạm biến áp Trạm 3

2. Đƣờng dây điện Km 25

V. Công trình công cộng

1. Trƣờng học Trƣờng 05

2. Trạm xá Trạm 01

3. Điểm bƣu điện Văn hóa Nhà 01

4. Nhà văn hóa Nhà 07

(Nguồn: Thống kê UBND xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, 2014)

Hiện nay đời sống kinh tế của các hộ trong xã tƣơng đối ổn định. Trong xã có khoảng 90% số hộ có nhà kiên cố, 95% số hộ có máy thu hình, 85% số hộ có xe máy và nhiều công cụ khác có giá trị phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt.

4.1.2.4. Điều kiện kinh tế

Điều kiện kinh tế xã hội là một nhân tố quyết định đến sự tồn tại và biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội và toàn bộ khoa học công nghệ. Quá trình vận động biến đổi và phát triển của cơ cấu kinh tế luôn gắn chặt với sự phát triển của sản xuất và phân công lao động xã hội, lực lƣợng sản xuất ngày càng tiên tiến thì dẫn đến cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện.

Tình hình phát triển kinh tế của xã trong những năm qua phát triển khá tốt. Thu nhập toàn xã khoảng 28 - 30 tỷ đồng/năm. Thu nhập trên đầu ngƣời khoảng 2,5 - 3 triệu đồng/năm, đây là kết quả chƣa cao so với điều kiện kinh tế hiện nay. Tình hình kinh tế xã hội của địa phƣơng đƣợc thể hiện qua bảng sau.

Bảng 4.4. Tình hình kinh tế xã hội của xã Mai Trung năm 2014

Chỉ tiêu 2014 (%)

I. Tỷ trọng các ngành 100

1. Ngành nông nghiệp 69

2. Ngành CN -Tiểu thủ công nghiệp 14 3. Ngành dịch vụ - Thƣơng mại 17

(Nguồn: Thống kê UBND xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa)

Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Mai Trung.

- Trồng trọt: Cây lƣơng thực chính ở đây là lúa và ngô ngoài ra còn có một số loại cây khác nhƣ lạc, sắn, đỗ, khoai lang. Giai đoạn 2012-2014 lúa vẫn cây trồng phổ biến nhất với diện tích lớn nhất, diện tích trồng lúa là 980,52 ha. Những các cây trồng ngô, lạc, khoai lang và một số loại cây trồng khác ngoài phục vụ cho chăn nuôi còn là nguồn thu nhập khá cho ngƣời dân. Về diện tích trồng trọt qua 3 năm không thay đổi đáng kể cho thấy đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện thì phải nhờ vào nguồn thu ngoài nông nghiệp. Về năng suất nhìn chung ổn định và có tăng lên, đó là kết quả của việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hiện nay có nhiều giống lúa lai và ngô lai cho năng suất cao đƣợc ngƣời dân sử dụng thay cho những giống cây trồng cũ năng suất thấp.

- Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm thống kê tại thời điểm 2014 có: đàn trâu, bò: 2.375 con trong đó 58 con trâu, 2.317 con bò; đàn lợn: 7.710 con; gia cầm các loại: 37.000, thủy cầm 4.000

Phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ: Toàn xã có 14 doanh nghiệp tƣ nhân, 1 HTX dệt may, có 345 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp

và hộ kinh doanh dịch vụ thƣơng mại. Hoạt động thƣơng mại trên địa bàn xã tƣơng đối ổn định và phát triển, hàng hóa, vật tƣ phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân đƣợc đảm bảo. Tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển đã góp phần nâng cao đời sống của một số hộ dân và tạo công ăn việc làm cho hàng trăm ngƣời dân lao động. Tuy nhiên, tiểu thủ công nghiệp thiếu quy hoạch là nguyên nhân chính gây ô nhiễm ô trƣờng làm ảnh hƣởng đến sinh hoạt và sản xuất của đại bộ phận ngƣời dân trong xã.

4.2. Thực trạng nghèo của xã Mai Trung

4.2.1. Tình hình nghèo đói của Xã Mai Trung

* Tỷ lệ nghèo đói của xã Mai Trung qua 3 năm 2012, 2013, 2014.

Xã Mai Trung năm 2014 có tổng 3.766 hộ, trong đó có 184 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,89% tổng số hộ trong xã. Số hộ nghèo của địa phƣơng qua 3 năm 2012- 2014 đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của cán bộ khuyến nông trong sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã phú cường, huyện đại từ,tỉnh thái nguyên (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)