Hướng dẫn tìm tòi khái quát

Một phần của tài liệu tổ chức các tình huống học tập và hướng dẫn học sinh tích cực, tự lực giải quyết vấn đề khi giảng dạy chương 3. sóng cơ, vật lý 12 nâng cao (Trang 51)

8. Các chữ viết tắt trong luận văn

3.3.3.Hướng dẫn tìm tòi khái quát

Ở kiểu hướng dẫn này, GV chỉ hướng dẫn HS xây dựng phương hướng chung GQVĐ, còn việc vạch kế hoạch chi tiết và thực hiện kế hoạch đó HS tự làm. Kiểu hướng dẫn này, đòi h i ở HS không những tính tự lực cao mà còn phải có vốn KT, kỹ năng, kỹ xảo vững vàng và có một số kinh nghiệm hoạt động sáng tạo. Nói cách khác, kiểu hướng dẫn này, áp dụng cho đối tượng HS khá và gi i. Trong điều kiện không tách những HS khá ra thành một lớp riêng, GV vẫn có thể sử dụng kiểu hướng dẫn này kết hợp với kiểu hướng dẫn tìm tòi sáng tạo từng phần. HS khá thì có thể tích cực tham gia thảo luận ngay từ khi xác định phương hướng và lập kế hoạch tổng thể, còn HS yếu hơn thì tham gia vào giải quyết từng phần cụ thể của kế hoạch đó.

Ví dụ: Khi nghiện cứu kính hiển vi, HS đã biết có thể dùng kính lúp để quan sát ảnh áo phóng đại của những vật nh . Vấn đề mới nảy sinh: Độ phóng đại góc của kính lúp không vượt quá được 25, vậy làm thế nào để có thể đạt được độ phóng đại góc lớn hơn nữa để quan sát các vật nh (tế bào, vi khuẩn)? Từ đó đưa ra biện pháp mới: Phóng đại lần thứ hai qua một thấu kính, để thu được ảnh cuối cùng nhiều lần lớn hơn là dùng kính lúp.

GV hướng dẫn HS nhớ lại những cách khác nhau để phóng đại ảnh bằng thấu kính và yêu cầu HS đề xuất giải pháp. HS có thể đê xuất ra hai giải pháp sau:

- Dùng thấu kính thứ nhất là kính lúp cho ảnh ảo phóng đại, rồi dùng một thấu kính hội tụ thứ hai như một kính lúp thứ 2 phóng đại ảnh lên một lần nữa.

- Dùng một thấu kính hội tụ cho ảnh thật phóng đại lên lần thứ nhất, sau đó dùng một thấu kính hội tụ thứ hai như một kính lúp để thu được ảnh ảo được phóng đại lên lần thứ hai.

Tiếp theo, GV yêu cầu HS tự lực dùng cách vẽ hình để tạo ảnh qua hệ hai thấu kính nói trên, phân tích ưu nhược điểm của hai giải pháp và chọn lấy giải pháp có lợi hơn. HS tự lực thực hiện công việc dụng hình và thảo luận về kết quả thu được.

Chương 4. THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI HỌC TRONG CHƯƠNG 3. SÓNG CƠ, VẬT LÝ 12 NÂNG CAO

Một phần của tài liệu tổ chức các tình huống học tập và hướng dẫn học sinh tích cực, tự lực giải quyết vấn đề khi giảng dạy chương 3. sóng cơ, vật lý 12 nâng cao (Trang 51)