Các hình thức kiểm tra

Một phần của tài liệu tổ chức các tình huống học tập và hướng dẫn học sinh tích cực, tự lực giải quyết vấn đề khi giảng dạy chương 3. sóng cơ, vật lý 12 nâng cao (Trang 27)

8. Các chữ viết tắt trong luận văn

1.6.2.Các hình thức kiểm tra

Hình thức kiểm tra thông dụng là trắc nghiệm, có 2 hình thức trắc nghiệm cơ bản là trắc nghiệm tự luận (tự luận) và trắc nghiệm khách quan (trắc nghiệm).

Trắc nghiệm để đánh giá kết quả HT của HS so với mục tiêu môn học. Trắc nghiệm là khách quan vì tiêu chí đánh giá là đơn nhất, không phụ thuộc ý muốn chủ quan của người chấm. Đổi mới PP ra đề kiểm tra đánh giá kết quả HT của HS người ta thường dùng các câu h i trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận.

Trắc nghiệm tự luận:

Là hình thức kiểm tra mà trong đó đề kiểm tra gồm những câu h i hoặc bài tập mà HS phải viết đầy đủ các câu trả lời hoặc bài giải theo cách riêng của mình.

Trắc nghiệm khách quan – Các hình thức trắc nghiệm

Trắc nghiệm là hình thức kiểm tra, thi mà trong đó đề kiểm tra, thi thường gồm nhiều câu h i hoặc bài tập mà các phương án trả lời đã có sẵn hoặc nếu HS phải viết câu trả lời thì câu trả lời là câu ngắn và chỉ duy nhất có một cách viết đúng.

Trắc nghiệm gồm các dạng sau:

- Trắc nghiệm đúng sai. - Trắc nghiệm điền khuyết.

- Trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi (ghép đôi).

- Trắc nghiệm nhiều lựa chọn: bao gồm 2 phần là phần mở đầu (phần dẫn) và phần thông tin.

- Kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình GD PT. - Kiểm tra thường xuyên có kiểm tra vấn đáp và kiểm tra viết 15 phút.

- Kiểm tra định kì được sử dụng sau khi kết thúc một hoặc một số chương, phần, môđun, chủ đề, chủ điểm và gồm có: kiểm tra viết, kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên, kiểm tra học kì, kiểm tra cuối năm.

Những ưu điểm của trắc nghiệm khách quan:

- Cải thiện tính hợp thức, tính trung thực, tính nhạy cảm của bài kiểm tra; là phương tiện thu nhận và chứa số lớn các câu trả lời trong thời gian ngắn.

- Có thể tiến hành kiểm tra đánh giá trên diện rộng trong một khoảng thời gian ngắn.

- Sự phân phối điểm trên một phổ rất rộng nên có thể phân biệt được rõ ràng trình độ của HS.

- Cho phép đánh giá một cách hệ thống, chính xác ở mức cao. Bài kiểm tra có rất nhiều câu h i nên có thể kiểm tra được một cách hệ thống và toàn diện KT và kĩ năng, tránh được tình trạng học tủ, dạy tủ.

Có thể sử dụng các phương tiện hiện đại trong chấm bài, phân tích kết quả kiểm tra.

Những nhược điểm của trắc nghiệm khách quan:

- Khó khăn trong việc đánh giá một số kĩ năng: kĩ năng trình bày và viết ra những điều suy nghĩ, kĩ năng đưa ra các giải pháp trả lời mới và thậm chí là khả năng tự viết lại những điều trong trí nhớ có liên quan đến bài kiểm tra.

- Đưa ra các giải pháp sai cho HS. Không có khả năng dẫn dắt việc đưa ra các câu trả lời.

- Biên soạn câu h i khó, tốn nhiều thời gian.

- Có thể có trường hợp HS tìm ra cách trả lời hay hơn nên họ không th a mãn với phương án đã lựa chọn. Hạn chế trong việc đánh giá khả năng sáng tạo của HS.

- Khó khăn trong việc truyền đạt miệng nội dung một câu h i trắc nghiệm khách quan.

Quy trình biên soạn một đề kiểm tra viết môn VL:

Bước 1: Xác định mục tiêu kiểm tra.

Bước 2: Xác định nội dung kiểm tra (mục tiêu dạy học).

 Các lĩnh vực KT, kĩ năng.

 Các KT, kĩ năng của từng lĩnh vực theo mức độ từ thấp đến cao (nhận biết, thông hiểu, vận dụng).

Bước 3: Xây dựng ma trận của đề kiểm tra. Bước 4: Viết các câu h i theo ma trận. Bước 5: Xây dựng đáp án và biểu điểm.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu tổ chức các tình huống học tập và hướng dẫn học sinh tích cực, tự lực giải quyết vấn đề khi giảng dạy chương 3. sóng cơ, vật lý 12 nâng cao (Trang 27)